Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Giới thiệu chung

 1. Tác giả

 2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác

Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chú thích

 2.Thể loại

 3. Bố cục

 4. Phân tích chi tiết

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chieáu caà`u hieànNgoâ Thì NhaämGiới thiệu chung 1. Tác giả 2. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2.Thể loại 3. Bố cục 4. Phân tích chi tiết4.Phân tích chi tiết a. Quan niệm xử thế của người hiền b. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và thực trạng đất nước b1. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà- Trước việc Quang Trung đưa quân ra Bắc diệt Trịnh, các nho sĩ Bắc Hà đã có cách ứng xử:*ở ẩn ngòi khe,trốn tránh việc đời, ra biển vào sông.*ở trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng,gõ mõ canh cửa.Bỏ đi ở ẩn, uổng phí tài năng như“chết đuối trên cạn”Người ra làm quan với Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng. b1. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà- Trước việc Quang Trung đưa quân ra Bắc diệt Trịnh, các nho sĩ Bắc Hà đã có cách ứng xử:*ở ẩn ngòi khe,trốn tránh việc đời, ra biển vào sông.*ở trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng,gõ mõ canh cửa.Bỏ đi ở ẩn, uổng phí tài năng như“chết đuối trên cạn”Người ra làm quan với Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng bù nhìn hoặc làm việc cầm chừng. ->Tuy cách ứng xử khác nhau nhưng họ giống nhau ở chổ: không nhiệt tình với triều đại mới. b1.-Tuy nhiên tác giả không nói thẳng những điều đó mà dùng hình ảnh lấy từ trong kinh điển nho gia, mang ý nghĩa tượng trưng tế nhị, tính chất phê phán nhẹ nhàng.tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương.-Sau khi chỉ ra thực tế về cách ứng xữ của sĩ phu Bắc Hà,người viết lí giải nguyên nhân bằng các câu hỏi: “hay trẫm ít đức...” “hay đang thời đổ nát...” ->cả hai đều không phải -> câu hỏi lưỡng đao khiến người nghe không thể không thay đổi cách ứng xữ: phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới.b2. Thực trạng đất nước- Thực trạng đất nước ta lúc bấy giờ: > Tính chất của thời đại: mới dựng nghiệp đế vương. > Thẳng thắn tự nhận những điều bất cập của triều đại mới do mình đứng đầu...- Trước thực trạng đó, Quang Trung-Nguyễn Huệ rất lo lắng cho sự an nguy của xã tắc(“Trẫm nơm nớp lo sợ...”) ->mượn cách nói hình ảnh để tỏ rõ sự cần thiết phải có sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài. b2.- Sau đó tác giả dẫn lời Khổng Tử để khẳng định rằng: hiện nay người hiền tài không phải không có mà còn có nhiều. Và tác giả cất lên câu hỏi”...Huống trên dải đất văn hiến rộng lớn này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?” ->buộc các sĩ phu Bắc Hà phải thay đổi cách ứng xử.=>Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có lí có tình; lời lẽ khiêm nhường tha thiết khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới. c. Lời kêu gọi người hiền tài- Đường lối cầu hiền: >Toàn dân ai ai cũng có quyền tham gia đóng góp vào việc xây dựng đất nước. >Cách tiến cử: - Cho phép các quan tiến cử người hiền.- Cho phép người hiền tự tiến cử.=>Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung đúng đắn và mở rộng, dễ thực hiện.- Cuối cùng tác giả kêu gọi mọi người có tài đức hãy cùng triều đình chung vai gánh vác việc nước để cùng nhau hưởng phúc lâu dài.III. Tổng kếtCâu hỏi: Chiếu cầu hiền là một tác phẩm chính trị xã hội xuất sắc,có tác động rất lớn đến sĩ phu Bắc Hà để họ thay đổi cách ứng xử, cùng chung sức xây dựng triều đại mới. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sức lay động lớn lao của tác phẩm?III. Tổng kết*. Nghệ thuật- Áng văn nghị luận mẫu mực: >Hệ thống luận điểm logíc, lập luận chặt chẽ. > Lời lẽ mềm mỏng, nhún nhường thể hiện thành tâm của người cầu hiền-> khéo léo thuyết phục đối tượng.- Các từ ngữ nói về không gian: trời, trời đất, sao ,gió mây (không gian vũ trụ) , triều đình, triều chính, dãi đất văn hiến, trăm họ...( không gian xã hội)-> Tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi.III.*.-Sử dụng nhiều điển cố: ->Chuyển tải được nội dung hàm súc, ấn tượng trang trọng.->Thể hiện sự tinh tế, uyên bác của người viết.=> Tạo ấn tượng tốt về vua Quang Trung.III.Câu hỏi: Qua bài văn chiếu giúp em hiểu thêm gì về vua Quang Trung và tác giả Ngô Thì Nhậm?*Hình ảnh vua Quang Trung nổi bật trong bài chiếu là một con người lo lắng cho việc nước, vì lợi ích chung của đất nước mà đòi hỏi sự góp sức của người hiền tài. Một Quang Trung văn võ toàn tài, có tầm chiến lược nhìn xa trông rộng. Ngô Thì Nhậm đã nắm vững tư tưởng của vua Quang Trung và đã thể hiện xuất sắc trong một bài văn chiếu nhắn gọn, đầy sức thuyết phục.III.*IV. Luyện tậpCâu hỏi1: Tư tưởng trọng người hiền của vua Quang Trung đã có sự gặp gỡ với tư tưởng của tác giả nào mà em đã được học, được biết?Qua sự gặp gỡ đó em có liên tưởng, suy nghĩ gì?Câu hỏi 2: Trên thực tế có một số sĩ phu Bắc Hà đã từng chống lại triều Tây Sơn,nhưng trong bài văn chiếu không nhắc đến.Vì sao?Câu hỏi 3: Trong tác phẩm, tác giả cho rằng sứ mệnh lịch sử của người hiền là:a.Làm ngôi sao sáng trên trời cao.b. Làm sứ giả cho thiên tử. c. Làm quân sư đắc lực cho thiên tử.d. Làm viên ngọc sáng trong.TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pptCHIEU_CAU_HIEN.ppt
Bài giảng liên quan