Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

TA´C GIA?

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê, sau theo giúp Tây Sơn.

 - Được Nguyễn Huệ tin dùng, giao cho việc soạn thảo “Chiếu cầu hiền”.

TH? LOA?I

Loại văn nghị luận.

 - Nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh hoặc chỉ thị cho mọi người.

 - Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã.

 - Nội dung bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngô Thì NhậmChiếu cầu hiềnTÁC GIẢ	- Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê, sau theo giúp Tây Sơn. - Được Nguyễn Huệ tin dùng, giao cho việc soạn thảo “Chiếu cầu hiền”.THỂ LOẠI 	- Loại văn nghị luận. 	- Nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh hoặc chỉ thị cho mọi người.	- Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã. 	- Nội dung bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia.HOÀN CẢNH SÁNG TÁC	- Năm 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Thanh và bọn tay sai. Nhà Lê sụp đổ. - Bề tôi nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, hoặc sợ hãi nên không ra phò tá triều đại mới. - Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền” kêu gọi những người tài đức ra giúp dân, giúp nước.BỚ CỤC	a. Phần mở bài (đoạn 1): Vai trò, trách nhiệm của người hiền tài đối với đất nước. b. Phần chính (đoạn 2,3,4): Thực trạng của sĩ phu Bắc Hà và tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung. c. Phần kết (đoạn 5,6): Đường lối cầu hiền của nhà vua.	Đọc lại phần 1, hãy cho biết vai trò, trách niệm của những bậc hiền tài đối với đất nước? Nghệ thuật lập luận tác giả?PHẦN MỞ BÀI Vai trò, trách nhiệm của người hiền tài đối với đất nước	Cách nói so sánh: “Người hiền như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần” (lấy từ sách Luận ngữ của Khổng Tử).	- Bậc hiền tài phải quy phục thiên tử, ở dưới trướng của thiên tử, do thiên tử dụng.	- Phải ra sức cống hiến cho đất nước.	Nếu không quy phục, không ra phò tá là trái với lẽ trời, trái với quy luật cuộc sống.	Mượn lời Khổng Tử để đặt vấn đề, đưa ra cách ứng xử nên mang tính thuyết phục rất cao.Thái độ của các sĩ phu Bắc hà	Khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc thì thái độ của các sĩ phu Bắc hà thế nào? (có ra phò tá, giúp sức cho triều chính mới không?) Vì sao họ lại có thái độ như vậy?	Nghệ thuật (cách nói) của tác giả?	Thái độ của các sĩ phu Bắc hà	Các hình ảnh lấy trong kinh điển Nho gia: ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, kiêng dè không dám lên tiếng, gõ mõ canh cửa, ra biển vào sông, chết đuối trên cạn, lẩn tránh suốt đời.	->Bất hợp tác, mai danh ẩn tích, uổng phí tài năng.	Cách nói khéo léo, tế nhị nhưng có tác dụng mỉa mai, phê phán nhẹ nhàng.NGUYÊN NHÂN	- Còn mang nặng “tử tưởng trung quân” cổ hủ.	- Không phục và thậm chí xem thường Nguyễn Huệ vì xuất thân bình dân, ít hiểu lễ nghi cũng như chữ nghĩa thánh hiền.	- Chưa hiểu được tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung.	- Sợ bị trù dập, trả thù.Tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung	Cách nói: “ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi”.	 Cách đặt vấn đề: “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?” .	Điều đó gây tác động gì với sĩ phu Bắc hà? Thể hiện tấm lòng gì của vua Quang Trung?	=> Cách nói khéo léo, có tình có lý, đặt sĩ phu Bắc hà vào thế bị động cho thấy tấm lòng tha thiết mong mỏi người hiền tài phò tá.HOÀN CẢNH ĐẤT NƯỚC	- Trong triều đình: “còn nhiều khiếm khuyết.” - Ngoài biên cương: “đương phải lo toan”. - Nhân dân: “còn nhọc mệt, chưa lại sức”. - Đức hóa: “chưa kịp nhuần thấm khắp nơi”.  Cái nhìn toàn diện, sâu sắc : Hoàn cảnh đất nước khó khăn, cần có hiền tài ra phò tá.ĐƯỜNG LỐI CẦU HIỀN	Em có nhận xét gì về con đường cầu hiền của vua Quang Trung? Có mấy biện pháp? Biện pháp có cụ thể, dễ làm không?ĐƯỜNG LỐI CẦU HIỀN	- Đối tượng: tất cả mọi người “các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ”.	- Biện pháp:	+ Được dâng sớ tâu bày.	+ Do các quan tiến cử.	+ Dâng sớ tự tiến cử.	=> Đường lối đúng đắn, rộng mở, tiến bộ; biện pháp cụ thể, dễ thực hiện.

File đính kèm:

  • pptChieu_cau_hien.ppt