Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

I.Tiểu dẫn:

 1/ Tác giả:

 - Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu là Hi Doãn

 - Người làng Tả Thanh Oai (làng Tó) (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)

 - Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc

 - Năm 1778, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.

  Có đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHIẾU CẦU HIỀN_NGÔ THÌ NHẬM_(CẦU HIỀN CHIẾU)I.Tiểu dẫn:	1/ Tác giả:	- Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu là Hi Doãn	- Người làng Tả Thanh Oai (làng Tó) (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội)	- Năm 1775, ông đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Đốc đồng trấn Kinh Bắc	- Năm 1778, khi nhà Lê - Trịnh sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bộ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.  Có đóng góp tích cực cho triều đại Tây SơnChân dung Ngô Thì NhậmTượng Ngô Thì Nhậm2/ Tác phẩm: a) Thể loại: - “Chiếu” là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội của thời trung đại do nhà vua ban hành. - Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hoá – chính trị của các triều đại phong kiến phương Đông thời cổ đại. - Văn phong trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã. b) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác: - Đất nước vừa trải qua một thời kỳ loạn lạc - Sĩ phu Bắc Hà chán nản bi oan ẩn mình và bất hợp tác thậm chí chống lại triều đại Tây Sơn với quan điểm bảo thủ “Tôi trung không thờ 2 Chúa” - Vua Quang Trung đã sai Ngô Thì Nhậm thay mình viết “Chiếu cầu hiền” nhằm thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu và ra cộng tác với triều đình Tây SơnTượng đài Quang Trung Nguyễn HuệDi ảnh được cho là của vua Quang Trung và Đền thờ vua Quang Trungc) Bố cục: có thể chia làm 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “ người hiền vậy” → Cơ sở lí luận của “Chiếu cầu hiền” - Phần 2: “Trước đâycủa trẫm hay sao” → Tình hình thực tiễn và nỗi khao khát cầu hiền của nhà vua - Phần 3: Còn lại → Hướng sử dụng người hiền tài và lời kêu gọiII. Đọc - hiểu: 1/ Cơ sở lí luận của “Chiếu cầu hiền”: - Mượn ý của Khổng Tử trong sách Luận ngữ: + “Người hiền cũng như sao sáng trên trời” → Cách so sánh đã khẳng định, trân trọng vai trò của người có tài, có đức. + “Sao tất phải chầu về Bắc thần” ( Sao Bắc đẩu) → Quy luật của tinh tú trong tự nhiên. +Từ đó đi đến kết luận : Vua lấy đức mà cai trị đất nước giống như sao Bắc thần giữ đúng vị trí của mình thì các ngôi sao khác ắt sẽ về chầu - Mượn ý trời : “Nếu như che mất.người hiền vậy” → Khẳng định: Trời sinh người hiền tài là để giúp đời → Người hiền tài tự giấu mình là trái ý trời Đó là 2 cơ sở để tạo ra tiền đề vững chắc cho bài “Chiếu cầu hiền”2/ Tình hình thực tiễn và nỗi khao khát cầu hiền của nhà vua: a) Thái độ của Nho sĩ Bắc Hà khi Quang Trung đem quân ra Bắc diệt Trịnh + “ kẻ sĩviệc đời” → Bỏ đi ở ẩn, mai danh ẩn tích, uổng phí tài năng + “những bậc.lên tiếng” → Những người ở lại thì im lặng, làm việc cầm chừng + “Cũng có kẻ.suốt đời” → Không phục vụ cho triều đại mới,thái độ quay lưng lại với thời cuộc.  Sử dụng hình ảnh lấy từ kinh điển Nho gia hoặc mang ý nghĩa tượng trưng: Tạo cách nói tế nhị, châm biếm nhẹ nhàng, thể hiện kiến thức sâu rộng của người cầu hiền b) Tình hình thực tiễn: - Nhà vua tự giãi bày tâm sự của mình về hoàn cảnh đất nước trong hiện tại + Buổi đầu dựng nghiệp nên đất nước chưa ổn định + Kỷ cương còn nhiều thiếu sót + Biên ải chưa yên + Dân chưa được hồi sức + Đức của vua chưa nhuần thấm khắp nơi → Lời lẽ chân thành, da diết, thể hiện ý thức trách nhiệm trước quyền lợi của nhân dân ở cả người viết lẫn người ban chiếu. - Nhu cầu thời đại: hiền tài phải ra trợ giúp nhà vua + Dùng hình ảnh cụ thể: “Một cái cột  trị bình” → Khẳng định vai trò to lớn của người hiền tài + Dẫn lời Khổng Tử: “Suy đi  hay sao?” → Khẳng định đất nước có nhiều nhân tài để đi đến kết luận: người hiền tài phải ra phục vụ hết mình cho triều đại mới + Vị vua yêu nước thương dân, có tấm lòng chiêu hiền đãi sĩ. + Lời lẽ: khiêm nhường, chân thành, tha thiết nhưng cũng kiên quyết, có sức thuyết phục caoc) Nỗi khao khát cầu hiền của vua Quang Trung: - “Nay trẫm đang.tìm đến” → Thành tâm, chân thực, khiêm nhường mong đợi hiền tài - Hai câu hỏi ở thế lưỡng phân: + “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng ?” + “Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng ?” → Cách nói khiêm tốn nhưng thuyết phục buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử Thái độ khẩn khoảng của nhà vua có tác dụng kêu gọi sự hợp tác của hiền tài nhằm tác động trách nhiệm của hiền sĩ đối với non sông đất nước → Nếu là người có tâm có đức thì sẽ không thờ ơ trước tình cảnh này- Cách tiến cử những người hiền tài: + Ban chiếu để “Quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ  cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc” → Lời cầu hiền mang tính dân chủ. + Mọi tầng lớp đều được dâng thư bày tỏ việc nước + Các quan được quyền tiến cử người có tài nghệ. + Bản thân người tài ở ẩn được phép dâng sớ tự tiến cử → Biện pháp cầu hiền: đúng đắn, rộng mở, thiết thực và dễ thực hiện - Bài chiếu kết thúc bằng lời kêu gọi, động viên mọi người tài đức ra giúp nước: “ những ai  tôn vinh”  Vị vua có tư tưởng tiến bộ3/ Hướng sử dụng người hiền tài và lời kêu gọi:4/ Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, lôgic tác động đến lý trí, tình cảm người nghe - Hệ thống luận điểm rõ ràng, khoa học - Lời lẽ: mềm mỏng, khiêm nhường nhưng ràng buộc khiến kẻ sĩ phải thấy được trách nhiệm của mình. - Thái độ chân thành chiêu hiền đãi sĩ làm cho người hiền tài tin tưởng mà chịu về cộng tác - Từ ngữ, hình ảnh: + Sử dụng nhiều điển cố, hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng. + Từ ngữ chỉ không gian: trời, đất, sao, gió, mây (vũ trụ); triều đường, triều chính, dãy đất văn hiến, trăm họ (nơi cần người hiền tài) → Tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọiIII. Tổng kết:Bài “Chiếu cầu hiền” không chỉ cho chúng ta thấy quan điểm tiến bộ của vua Quang Trung trong việc sử dụng người tài mà còn cho thấy tài viết chiếu của Ngô Thì Nhậm. Lời lẽ trong bài chiếu vừa trang trọng của kẻ bề trên vừa có cái thành tâm khiêm nhường của người có đức. Bài chiếu là một trong những văn bản chính luận đặc sắc của nền văn học trung đại Việt Nam

File đính kèm:

  • pptChieu_cau_hien.ppt