Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

• 1) Giá trị tư tưởng :

 Cầu hiền là chủ trương đúng đắn thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của Vua Quang Trung.

• 2) Giá trị nghệ thuật:

 Bài nghị luận xã hội mẫu mực :

 Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đầy sức thuyết phục.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu ) ----------Ngô Thì Nhậm -------1I.Giới thiệu:1.Tác giả: (1746-1803)_ Là người có ý chí , yêu nước, thương dân _ Có tài văn chính luận.22.Tác phẩm:a).Hoàn cảnh ra đời:_1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu là Quang Trung, đem quân ra Bắc đánh tan giặc Thanh._Nhà Lê sụp đổ, triều đại Tây Sơn thành lập, Vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thay lời mình viết Chiếu cầu hiền.3b).Thể loại chiếu:_Công văn của Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người . _Văn nghị luận chính trị. _Bố cục gồm có 3 phần .4II. Đọc hiểu văn bản : 1.Đoạn 1: 5? Trong phần 1 tác giả đưa ra vấn đề gì cần nghị luận ?Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử : Hiền tài phải do thiên tử sử dụng -Hình ảnh so sánh: người hiền như sao sáng trên trời , Thiên tử là Bắc Thần. Quy luật vận động của tinh tú là chầu về Bắc Thần. Mối quan hệ này là chân lí buộc các nho sĩ Bắc Hà phải công nhận .6**Sơ kết: Cách đặt vấn đề: +Diễn đạt giàu hình ảnh. +Lập luận sắc sảo, khéo léo, ngắn gọn đầy ấn tượng .7II. Đọc hiểu văn bản :2.Đoạn 2:a) Cách ứng xử của những bậc hiền tài Bắc Hà và tấm lòng của Vua Quang Trung: ? Cách ứng xử của những bậc hiền tài Bắc Hà được tác giả cụ thể qua những chi tiết nghệ thuật nào ?8a.1. Cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà:_Dùng hình ảnh : - Ẩn trong ngòi khe.	 - Bỏ đi ở ẩn. - Gõ mõ canh cửa.	 - Làm quan với tâm - Ra biển vào sông. trạng an phận . - Chết đuối trên cạn	 - Tự tử  Không đem tài năng ra hợp tác với Tây Sơn_Dùng từ ngữ “cũng có kẻ, những bậc tinh anh” nhẹ nhàng, trân trọng9Nhận xét:  Châm biếm nhẹ nhàng, cách nói bóng gió.  Ýù nhị , thuyết phục. 10a.2. Tấm lòng của Vua Quang Trung : ? Tấm lòng của vua được thể hiện như thế nào qua cách dùng từ ngữ ?? Sau khi chỉ ra thực tế cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà , tác giả đưa ra hai câu hỏi : Hay trẩm ít đức không đáng để phò tá chăng ? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng ? Theo em tác dụng của hai câu hỏi trên là gì ?11a.2. Tấm lòng của Vua Quang Trung :_ Dùng từ ngữ mang tính biểu cảm: ghé chiếu lắng nghe , ngày đêm mong mỏi ._ Dùng câu hỏi phủ định để khẳng định  Cách nói ràng buộc. * Đây là cái nhìn thấu đáo, tỏ thái độ khiêm nhường, gợi ý thức trách nhiệm của Nho sĩ Bắc Hà. 12? “Có ý kiến cho rằng , trong hoàn cảnh bấy giờ, thái độ không đem tài năng hợp tác với triều đại Tây Sơn gây nhiều khó khăn cho Vua Quang Trung. Vì thế, nếu Ngô Thì Nhậm nói thẳng bằng ngôn ngữ trực tiếp để nêu rõ tác hại về thái độ của họ đối với đất nước thì sẽ thuyết phục hơn cách nói dùng hình ảnh như trên. Em có đồng ý không? Vì sao?”13b).Tính chất của thời đại:b.1. Khó khăn : _ Trời còn tăm tối . _ Buổi đầu của nền đại định _ Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết. _ Đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Nêu rõ khó khăn về khách quan và chủ quan. 14b.2.Vai trò của hiền tài : ? Tác giả nhấn mạnh vai trò của hiền tài qua những chi tiết nào ? Phân tích hiệu quả của những chi tiết đó ?15b.2.Vai trò của hiền tài :	Hình ảnh ẩn dụ: 	một cây cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình	 khẳng định vai trò lớn lao của hiền tài và bày tỏ thái độ trân trọng, tin tưởng. Hình thức câu hỏi: “Huống chihay sao?” nội dung yêu cầu: “hiền tài phải ra giúp Vua dựng nước”. _Giọng điệu thiết tha, chân tình. 16 ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần triển khai vấn đề ?17**Sơ kết: * Từng bước khơi gợi niềm tin và ý thức trách nhiệm . * Lập luận chặt chẽ , khéo léo, thuyết phục. * Văn nghị luận thuyết phục người đọc cả lý lẫn tình .183). Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung ? Trong phần kết thúc bài chiếu , tác giả nêu rõ đối tượng cầu hiền là những ai và cách tiến cử như thế nào ?193).Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trunga).Đối tượng: Tất cả mọi tầng lớp .b).Cách tiến cử:  Tự mình dâng thư bày tỏ công việc.  Các quan tiến cử.  Dâng thư tự cử.  Rộng mở. Dễ thực hiện. Tiến bộ.203).Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung? Chỉ ra cách thức lập luận của tác giả trong phần kết thúc bài chiếu ? - Lập luận theo phương pháp nào ? - Biện pháp tu từ được vận dụng ? - Hình ảnh nào là ẩn dụ ? - Tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó ?213).Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung c) Cách thức lập luận: Phương pháp qui nạp. . Liệt kê : người nào có tài năng; người có nghề hay nghiệp giỏi ; người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín   Điệp từ: cùng cố gắng lên,cùng nhau cung kính,cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh  . Hình ảnh ẩn dụ : người hiền gặp hội gió mây  khích lệ, trân trọng, hoà đồng. Từ đó giúp các nho sĩ Bắc Hà ý thức hành động.223).Đường lối cầu hiền của Vua Quang Trung d) Mục đích: Thuyết phục Nho sĩ Bắc Hà đem tài trí giúp vua dựng nước.**Sơ kết:Kết thúc vấn đề đầy sức thuyết phục: thấu lí, đạt tình.23III)Tổng kết: 1) Giá trị tư tưởng : Cầu hiền là chủ trương đúng đắn thể hiện tấm lòng vì dân vì nước của Vua Quang Trung. 2) Giá trị nghệ thuật: Bài nghị luận xã hội mẫu mực : Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đầy sức thuyết phục.24 ? Qua việc tìm hiểu những nét đặc sắc của bài văn nghị luận này , em hãy lí giải vì sao tác giả đặt nhan đề là “Chiếu cầu hiền”?25Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu ) ---- Ngô Thì Nhậm -------------------------------------------------------------26

File đính kèm:

  • pptTiet_25_26_Chieu_cau_hien.ppt