Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
a.Cuộc đời:
-Nguyễn Tuân(1910-1987),quê làng Mọc-Từ Liêm- Hà Nội (nay phường Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội ).
-Xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
-Trước cách mạng,ông là một cây bút tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn .
-Sau cách mạng tháng tám, ông là một nhà văn có nhiều đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc.
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo có sở trường về thể loại tuỳ bút.
-Năm 1996,Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Nhiệt liệt chào mừng quí thầy cô và các em! Nguyễn TuânChữ người tử tùI. Tìm hiểu chung.1.Tác giả :a.Cuộc đời :Câu hỏi: Em cho biết những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Tuân?a.Cuộc đời:-Nguyễn Tuân(1910-1987),quê làng Mọc-Từ Liêm- Hà Nội (nay phường Nhân Chính-Thanh Xuân-Hà Nội ).-Xuất thân trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.-Trước cách mạng,ông là một cây bút tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn .-Sau cách mạng tháng tám, ông là một nhà văn có nhiều đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc.Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo có sở trường về thể loại tuỳ bút.-Năm 1996,Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.b,.Sự nghiệp văn học :Câu hỏi :Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Tuân ?b.Sự nghiệp văn học :*Các tác phẩm chính:- Một chuyến đi (1938).- Vang bóng một thời (1940).- Thiếu quê hương (1940).- Sông Đà (1960).- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972).*Tập truyện “Vang bóng một thời “:Câu hỏi :Bằng sự hiểu biết của em, em biết gì về tập truyện “Vang bóng một thời “?*Tập truyện”Vang bóng một thời “:-Tập truyện “Vang bóng một thời “xuất bản năm1940 bao gồm 11truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn “vang bóng “.-Nhân vật chính trong các truyện”Vang bóng một thời “là những nho sĩ cuối mùa, những người tài hoa nhưng bất đắc chí.Họ mặc dù buông xuôi, bất lực trước những nhố nhăng của xã hội nhưng không a dua theo thời, không chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương”và “sự trong sạch của tâm hồn”bằng cách thực hiện”cái đạo sống của người tài tử”(Huấn Cao).-Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của nhà nho tài hoa lỡ vận:chơi chữ,thưởng thức chén trà buổi sớm,làm đèn trung thu, thú chơi hoa, thưởng nguyệtQua tập truyện, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc vẻ đẹp của một thời quá vãng mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc .2. Văn bản : “Chữ người tử tù”.a. Xuất xứ :Câu hỏi :Văn bản “Chữ người tử tù “có xuất xứ như thế nào ?a.Xuất xứ :-”Chử người tử tù “lúc đầu có tên”Dòng chữ cuối cùng”(in trong tạp chí”Tao đàn”-1938),sau đó đổi tên thành “chữ người tử tù “. Đây là một trong 11 truyện ngắn in trong tập “Vang bóng một thời “(1940)của Nguyễn Tuân.b. Đọc :c.Giải thích từ khó:SGK.d.Tóm tắt :II. Đọc -hiểu văn bản :1.Hình tượng Huấn Cao. Câu hỏi:Huấn cao hiện lên trong truyện ngắn là con người có những phẩm chất gì? *Những phẩm chất phi thường của Huấn Cao:- 3 phẩm chất : + Huấn Cao -một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. + Huấn Cao một người có cái tâm trong sáng. + Huấn Cao một người có khí phách hiên ngang.a. Huấn Cao- một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: Câu hỏi: Cái tài của Huấn Cao được hiện lên qua suy nghĩ của ai? Em hãy tìm các chi tiết trong truyện chứng minh Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa?Qua đó, em có nhận xét gì về Huấn Cao?*Huấn Cao-một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp :-Ngay từ đầu truyện, Huấn Cao đã gây ấn tượng cho người đọc với cái tài qua suy nghĩ của viên quản ngục và thấy thơ lại :+”Tôi nhận thấy tên người đứng đầu bọn phản nghịch là Huấn Cao..hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”+”Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt,lại có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không?”+”Thế ra y văn võ song toàn cả”-Cái tài viết chữ của Huấn Cao+Tài viết chữ nhanh và rất đẹp. +Chữ ông đẹp lắm,vuông lắmnói lên được cái hoài bão tung hoành của một đời người .+Chữ của ông Huấn như một vật báu trên đời Vẻ đẹp tài hoa -nghệ sĩ của bậc danh sĩ .Câu hỏi :Ca ngợi tài viết chữ đẹp của ông Huấn Cao,Nguyễn Tuân muốn gửi gắm điều gì?Nguyễn Tuân ca ngợi chữ viết của Huấn Cao để nhà văn muốn gửi gắm tấm lòng yêu qúi trân trọng cái tài, đẹp.Kính trọng,ngưỡng mộ những bậc tài hoa,giữ gìn nét đẹp truyền thống xưa -vẻ đẹp văn hoá cổ truyền một thời đã qua của dân tộc đó là thú chơi tao nhã:nghệ thuật thư pháp *Nghệ thuật thư pháp :-Truyện đề cập thú chơi tao nhã của người xưa.Đây là thứ chữ tượng hình, được viết bằng bút lông có mực tàu trên giấy hoặc khắc trên gỗ.Mỗi chữ đều nằm trong một khối ô vuông có nét đậm,nhạt,cứng mềm,có bốn kiểu chữ Hán(triện,thảo,chân,lệ).LÖThTiÓu triÖnCh©n thTh¶o th*Huấn Cao một người có cái tâm trong sáng:Câu hỏi :Em tìm chi tiết thể hiện Huấn Cao là một con người có thiên lương trong sáng?Qua đó em có nhận xét gì về Huấn Cao?*Huấn Cao một người có cái tâm trong sáng:-Tính ông vốn khoảnh ,trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ .-Ônh nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ và ông mới chỉ cho chữ “ba người bạn thân”-Huấn Cao nhận lời cho chữ vì cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài thiên hạ “(cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quí cái đẹp hướng về văn minh văn hoá dân tộc )-Trong lời khuyên ngục quan “Ở đây lẫn lộn con người ,”Tôi bảo thực đấylương thiện đi”Ông là người trọng nghĩa khinh thường danh lợi,có tài có tâm. Ông trở thành biểu tượng của cái đẹp:đẹp chữ, đẹp nhân cách.*Huấn Cao một người có khí phách hiên ngang :Câu hỏi:Em tìm những chi tiết chứng tỏ Huấn Cao là trang anh hùng có khí phách hiên ngang?Qua những chi tiết đó,em thấy Huấn Cao hiện lên là người anh hùng như thế nào ?*Huấn Cao một người có khí phách hiên ngang :-Ông dám chống lại triều đình phong kiến thối nát ->bảo vệ cái thiên lương .-Khi ông bị bắt ,bị tù,sẵn sàng “bẻ khoá vượt ngục “coi thường nhà tù tàn bạo của chế độ phong kiến.-Lúc mới đến nhà tù bấtchấp lời doạ dẫm của bọn lính, ông vẫnlạnh lùng“rỗ gông” đập rệp Dù ông bị xiềng xích nhưng ông hoàn toàn tự do về tinh thần .Chí lớn không thành mà vẫn hiên ngang bất khuất trước kẻ thù .-Khi ông được quản ngục biệt đãi:thản nhiên nhận rượu thịt ,coi đó như “việc vẫn thường làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.Huấn Cao có phong thái ung dung,coi cái chết nhẹ tựa lông hồng -Khi được quản ngục thăm hỏi, ông tỏ thái độ lạnh lùng,khinh bạc,coi thường kẻ đại diện cho quyền lực thống trị chỉ là “những trò tiểu nhân thị oai ““Ngươi hỏi ta muốn gì đừng bao giờ đặt chân vào đây “- Thái độ ngạo nghễ ngang tàng của Huấn Cao làm cho quản ngục và thầy thơ lại phải bái phục,kính nể bằng thái độ “lễ phép”, “xin lĩnh ý” và sự thừa nhận của ngục quan đã khẳngđịnh :Huấn Cao là người trọc trời quấy nước...huống chi cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù “-> Khẳng định Huấn Cao là một người anh hùng có khí phách, hiên ngang,bất khuất, ung dung,tự tại,khinh đời .Huấn Cao là người vừa có tài,có tâm,có thiên luơng cao đẹp... Mặt khác còn thể hiện quan điểm nghệ thuật tiến bộ của nhà văn:cái tài phải đi đôi với cái tâm,cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau trong một con người và trong cuộc sống. Câu hỏi :Em cho biết thái độ của nhà văn với nhân vật Huấn Cao?*Thái độ của nhà văn với nhân vật Huấn Cao:-Yêu mến,ca ngợi và nuối tiếc Huấn Cao.-Kín đáo thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng với những giá trị văn hoá truyền thống –tinh thần dân tộc,lòng yêu nước kín đáo của nhà văn .IV.Củng cố:Thiªn l¬ng trong s¸ngT×nh c¶m yªu níc thÇm kÝnVÎ ®Ñp h×nh tîng HuÊn CaoTài hoaKhí ph¸ch ngang tµng=>Thấy ®îcQuan niÖm thÈm mü cña NguyÔn Tu©nXin chân thành cảm ơn quí thầy cô và các em!
File đính kèm:
- Chu_nguoi_tu_tu.ppt