Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

.Giới thiệu:

 II.Đọc văn:

 1.Tình huống truyện.

 2.Hình tượng nhân vật:

 a.Huấn Cao:

 b.Quản ngục:

 3.Cảnh cho chữ.

 4.Nghệ thuật.

 III.Tổng kết:

 * Luyện tập:

ppt18 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Lớp 11C kính chào quí thầy cô!Chữ Người tử tùCHỮ NGƯỜI TỬ TÙ 	(NGUYỄN TUÂN)	I.Giới thiệu:	II.Đọc văn:	1.Tình huống truyện.	2.Hình tượng nhân vật:	a.Huấn Cao:	b.Quản ngục:	3.Cảnh cho chữ.	4.Nghệ thuật.	III.Tổng kết:	* Luyện tập:	II.ĐỌC VĂN: 	2.a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao.	(Tổ 3)	2.b. Hình tượng nhân vật quản ngục. (Tổ 4)	3.Cảnh cho chữ. (Tổ 2)	4.Nghệ thuật. (Tổ 1)	2.a.Hình tượng nhân vật Huấn Cao:	*Các đặc điểm:	- Một nghệ sĩ tài hoa, được thể hiện gián tiếp qua: 	+ lời bàn của QN và viên thơ lại khi HC chưa xuất hiện;	+ ước nguyện, nỗi băn khoăn trăn trở tìm cách tỏ bày, việc biệt đãi người tù nguy hiểm, sự cam chịu nhẫn nhục của QN.	2.a.Hình tượng nhân vật Huấn Cao (tt):	*Các đặc điểm (tt):	- Một trang anh hùng dũng liệt:	+ Thể hiện gián tiếp qua lời bàn của QN và viên thơ lại khi HC chưa xuất hiện.	+ Hành động dỗ cái gông khi mới xuất hiện. 	+ Thản nhiên nhận rượu thịt trong suốt nửa tháng ở ngục tử tù. 	+ Trả lời QN với thái độ khinh bạc.	+ Ung dung cho chữ trước ngày ra pháp trường	2.a.Hình tượng nhân vật Huấn Cao (tt):	*Các đặc điểm (tt):	- Một nhân cách cao thượng (vẻ đẹp thiên lương):	+ “không vì vàng ngọc hay quyền thế ép mình viết câu đối bao giờ”.	+ Ban đầu nghĩ rằng QN là kẻ đại diện thô bạo của quyền lực nên HC tỏ thái độ khinh bạc; khi hiểu rõ tấm lòng trong sáng của QN, HC xúc động “chút nữa thiên hạ” và nhận lời cho chữ.	+ Nhân cách cao đẹp của HC toả ra từ lời khuyên QN ở cuối truyện.	2.a.Hình tượng nhân vật Huấn Cao (tt):	*Bình giá:	- Nhân vật Huấn Cao mang vẻ đẹp lãng mạn, một vẻ đẹp lí tưởng hoá; được xây dựng bằng một loạt sự tương phản, ngòi bút “vẽ mây nảy trăng”.	- Nhân vật bộc lộ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện.	2.b.Hình tượng nhân vật quản ngục:	*Các đặc điểm:	- Tâm hồn nghệ sĩ: say mê và quí trọng cái đẹp:	+ Có sở nguyện chơi chữ đẹp từ nhỏ.	+ Khát khao có được chữ của HC.	+Tìm mọi cách (bất chấp cả cái chết) để xin cho được chữ của HC.	-> QN có “sở thích cao quí” – hướng về văn minh, văn hoá.	2.b.Hình tượng nhân vật quản ngục (tt):	*Các đặc điểm (tt):	- Tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, ngưỡng vọng nhân cách cao thượng:	+ “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay”.	+ Trước khí phách của HC, QN thấy mình chỉ là “một kẻ tiểu lại giữ tù” thấp hèn.	+ Bị HC khinh bạc, lễ phép lui ra: “Xin lĩnh ý!”.	+ Nhận chữ và lời khuyên từ HC, khóc: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!”.	-> “Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”.	2.b.Hình tượng nhân vật quản ngục (tt): 	*Bình giá:	- Nhân vật QN được xem là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.	- QN cũng là hiện thân của HC nhưng được đặt trong hoàn cảnh trớ trêu (“cái thuần khiết” bị đày ải giữa “đống cặn bã”).	- Hai nhân vật HC và QN:	+ Bộc lộ quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân: sự thống nhất giữa TÀI HOA – KHÍ PHÁCH – THIÊN LƯƠNG.	+ Trực tiếp thể hiện và khắc sâu chủ đề tác phẩm.	3.Cảnh cho chữ:	a.Cảnh cho chữ:	- Việc cho chữ diễn ra nơi ngục tù dơ bẩn, hôi hám nhưng người ta vẫn cảm nhận được màu trắng tinh của phiến lụa và mùi thơm của chậu mực: sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, dơ bẩn.	- Việc cho chữ diễn ra nơi ngục tù vào đêm khuya tăm tối nhưng những bó đuốc vẫn sáng rực: sự chiến thắng của chính nghĩa, thiên lương đối với tội ác.	- Có sự thay bậc đổi ngôi nơi chốn ngục tù: tử tù ung dung cho chữ, chủ ngục khúm núm nhận chữ: sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu, nô lệ.	3.Cảnh cho chữ (tt):	b.Cảnh “thọ giáo” thiêng liêng:	- Lời khuyên của HC như một chúc thư về lẽ sống:	+ “Chỗ này con người”, “hãy thoát khỏi chơi chữ”: cái đẹp không sống chung với cái xấu xa, thấp hèn và con người chỉ có thể thưởng thức cái đẹp nếu giữ lương tâm trong sáng.	+ “Ở đây đi”: thái độ bất hợp tác với cường quyền, bất thõa hiệp với cái xấu.	- Nỗi niềm xúc động của quản ngục: “Vái người tù xin bái lĩnh”: 	-> Sự kính trọng một nhân cách cao thượng “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai” (CBQ).	-> Sức cảm hoá kì diệu của cái đẹp. 	3.Cảnh cho chữ (tt):	c.Bình giá:	- Cảnh cho chữ là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”, chỉ có dưới ngòi bút tài hoa, tâm hồn lãng mạn của Nguyễn Tuân.	- Có thể xem cảnh cho chữ như một cảnh trong “cuộc tương ngộ của những tấm lòng trong thiên hạ”, vừa có ý nghĩa nhân văn, vừa mang tầm sâu triết lí. 	- Dựng nên câu chuyện cho chữ, Nguyễn Tuân muốn tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao đẹp của con người.	4.Nghệ thuật:	a. Bút pháp:	Bút pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực.	b. Kể chuyện hấp dẫn:	- Tình huống truyện độc đáo.	- Cốt truyện đầy kịch tính.	- Có cảnh “độc nhất vô nhị” trong văn học.	4.Nghệ thuật (tt):	c. Xây dựng nhân vật: 	- Thủ pháp đối lập.	- Hai loại nhân vật (“tạng hàn, tạng nhiệt”) với hai lối viết (“lối nóng, lối lạnh”) nhưng cùng một quan điểm.	d. Không khí cổ xưa:	- Nghệ thuật thư pháp – thú chơi thanh nhã một thời vang bóng.	- Nhân vật là những con người trong quá khứ (nho sĩ cuối mùa, anh hùng hảo hán thất thế,)	- Nhiều từ ngữ cổ (trong miêu tả của tác giả và lời thoại của nhân vật) gợi không khí cổ kính.	- Nhịp điệu chậm rãi của câu văn như gợi lên nhịp sống thời xưa	III.Tổng kết:	1. Truyện có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc: vẻ đẹp văn hoá và bài học đạo lí làm người.	2. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyện Tuân về: cảm hứng sáng tác, thể loại, dựng cảnh, nhân vật, ngôn ngữ, Luyện tập:	Đề 1: 	Chọn và bình luận một nhân vật trong CNTT (NT). 	Đề 2: 	Có thể xem câu chuyện trong CNTT (NT) như “Cuộc tương ngộ của những tấm lòng trong thiên hạ”. Ý kiến của anh/ chị?	Đề 3: 	Vẻ đẹp văn hoá và đạo đức của CNTT (NT) qua một hoặc một số tình tiết trong truyện.	Đề 4: 	Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tác phẩm CNTT.	

File đính kèm:

  • pptChu_nguoi_tu_tuNguyen_Tuan.ppt