Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

I. Đọc hiểu khái quát

. Tác giả:

 Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Quảng Bình, xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo

1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh và mất tại trại phong Tuy Hòa

Các tập thơ chính:

Gái quê (1936)

Thơ Điên (1938)

Xuân như ý, Thượng thanh khí (1939)

Kịch thơ Cẩm châu duyên (1939), Quần tiên hội (1940)

Thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng (1940)

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Hàn Mặc TửHai mươi tám tuổiCuộc đời “tàn” nhưng không “phế” Nỗi đau nhận riêng mình dành ngọt ngào cho trần thếĐÂY THÔN VĨ DẠI. Đọc hiểu khái quát 1. Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê ở Quảng Bình, xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn để chữa bệnh và mất tại trại phong Tuy HòaEm hãy trình bày những nét chính về tác giả và tác phẩm? Gái quê (1936)Thơ Điên (1938)Xuân như ý, Thượng thanh khí (1939)Kịch thơ Cẩm châu duyên (1939), Quần tiên hội (1940)Thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng (1940) Các tập thơ chính:Kết hợp giữa những gì bình dị, thanh khiết, trong trẻo nhất và những gì huyền bí ghê rợn, ma quái nhấtĐằng sau thế giới bí ẩn ấy là một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời Phong cách thơ:Xuất xứ: + Trích trong tập Thơ Điên (1938) + Sáng tác năm 1938 khi tác giả bị bệnh và sống ở Quy NhơnHoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên bờ sông Hương2. Tác phẩm:3. Bố cục:Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ và cảmxúc của thi nhânĐoạn 2: Cảnh sông nước đêm trăng và mặc cảm chia lìa của Hàn Mặc TửĐoạn 3: Cảnh và tình trong hư ảo4. Chủ đề:“Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về cảnhvà người xứ Huế trầm mặc, mộng mơ. Đócũng là tiếng lòng của một trái tim yêu đời,yêu người tha thiết. ĐÂY THÔN VĨ DẠHÀN MẶC TỬII. Đọc hiểu văn bảnKhổ 1: Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ và cảm xúc của thi nhân Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điềnEm có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ của Hàn Mặc Tử?Sao anh không về chơi thôn Vĩ?+ Câu hỏi tu từ với nhiều sắc thái+ Lời trách, lời mời dịu dàng, thân thương với hàm ý tiếc nuối của người thôn Vĩ qua sự phân thân của tác giả  Mở đầu cho những hoài niệm về cảnh và người Vĩ Dạ của thi nhânNhìn nắng hàng cau nắng mới lên+ Nắng mới lên: nắng mai trong trẻo, lấp lánh trên những tán lá còn đọng sương đêm  Câu thơ giàu sức gợi+ Nhịp thơ: 1/3/3  Cảnh thôn Vĩ thân thương, quen thuộcThôn Vĩ hiện lên như thế nào qua hoài niệm của tác giả?Vườn ai mướt quá xanh như ngọc + Mướt quá: láng bóng, mỡ màng  Sự reo vui của tác giả trong hồi ức  Dự cảm một nỗi buồn bởi hạnh phúc vượt quá tầm tay + Xanh như ngọc: trẻ trung, tràn đầy sức sống  Vĩ Dạ đẹp như một bức tranh + Lá trúc: mảnh mai gợi vẻ đẹp thanh cao+ Che ngang: gợi sự e ấp của người thiếu nữ+ Mặt chữ điền: phúc hậu, hiền lành Nghệ thuật cách điệu hóa Thiên nhiên và con người thôn Vĩ hài hòa trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, đằm thắm, làm say lòng ngườiLá trúc che ngang mặt chữ điềnLối tạo hình trong câu thơ này là cách điệu hay tả thực?Em có cảm nhận gì về tâm tình của Hàn Mặc Tử? Nỗi nhớ mong da diết, niềm ước mơ, khát khao đến cháy bỏng được quay về với “cảnh cũ người xưa”. Nhà thơ gửi gắm tâm tình cả trong cảnh vật lẫn con người.Khổ 2: Cảnh sông nước đêm trăng Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay	 + Gió – mây: chia lìa, li tán	 + Sông nước: lặng lờ, “buồn thiu”  nhân hóa  tâm trạng của con người	 + Cảnh vật: ủ dột, lắt lay, mỏi mệt  Cảnh đìu hiu, man mác buồn như chính tâm trạng của thi nhânLối đặc tả thiên nhiên trong hai câu thơ đầu có gì đặc biệt?Thuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay? + Bến sông trăng: ánh trăng lan tỏa, phản chiếu khắp mặt sông  sáng tạo độc đáo + Trăng: biểu tượng của hạnh phúc, tình yêu + Thuyền chở trăng: thuyền chở hạnh phúcMiêu tả lồng ghép giữa thực và ảoCảnh sông nước mơ hồ, huyền hoặcCảm nhận của em về hai câu thơ trên? + Kịp: lo âu, gấp gáp, vội vàng + Tối nay: Thời gian xác định, cụ thể tượng trưng: quãng thời gian ngắn ngủi còn lại của nhà thơ  Câu hỏi khắc khoải một nỗi niềm âu loCó chở trăng về kịp tối nay?Hình ảnh thiên nhiên trong khổ thơ này gợi lên điều gì? Thiên nhiên chìm vào mộng ảo  tâm tình con người hòa quyện trong cảnh  cháy lên từ mặc cảm thân phận và niềm khát khao giao cảm mãnh liệt với đời.Bến sông trăng, thuyền chở trăng đưa thi nhân vào cõi mộng Khổ 3: Cảnh và tình trong hư ảo Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không ra + Mơ: mộng ảo, mong manh + Khách: “em” trong hồi ức + Điệp ngữ “khách đường xa”:  gợi cảm giác cách trở, xa xôi + “Trắng quá”, “nhìn không ra”: niềm mơ không thể thực hiện, khát vọng vượt quá tầm tay  sắc màu trở thành ảo ảnh, màu của kí ứcỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà? + Ở đây: thế giới của nhà thơ +“sương khói mờ nhân ảnh”: hình ảnh con người trở nên nhạt nhòa +“Ai”, “tình ai”:  câu thơ khó xác định  Sự hoài nghi tình đời, tình người  Tình yêu cuộc sống càng trở nên thiết thaEm hãy phân tích hai câu thơ cuối? + Đại từ phiếm chỉ, điệp từ “ai” Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Ai biết tình ai có đậm đà?  Đại từ phiếm chỉ “ai” vang vọng trong bài thơ  Sự gắn bó và nỗi nhớ da diết của nhà thơ với Huế thân thươngThay thế đại từ phiếm chỉ “ai” có làm giảm đặc sắc của bài thơ? Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ vàkhép lại cũng bằng một câu hỏi tu từ  gợi sựkhắc khoải trong tâm khảm của thi nhân  Tình yêu xứ Huế thêm dào dạt Kết cấu bài thơ vững chãi hơnEm có nhận xét gì về cách mở đầu và cách kết thúc của bài thơ? Tứ thơ: là cảm xúc vận động của nhà thơ  cảm xúc mong nhớ bâng khuâng với niềm hi vọng nhưng cũng đầy mặc cảm. Bút pháp: vừa tả thực, vừa lãng mạn, vừa chân thực, vừa trữ tình  làm nổi rõ cảm xúc của thi nhân.Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ? Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, kết hợp bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức tưởng tượng, bài thơ là một bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Hàn MặcTử .III. Tổng kết

File đính kèm:

  • pptDay thon Vi Da_2.ppt