Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

I) TÌM HIỂU CHUNG:

1) Tác giả:

2) Tác phẩm:

II) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

1) Bức tranh vườn tược nơi Thôn Vĩ:

2) Bức tranh sông nước buồn bã:

Hình ảnh người con gái xứ Huế và nỗi lòng của tác giả:

III) TỔNG KẾT:

ppt48 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LỜI NÓI ĐẦU: “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mạc Tử. Một tình yêu man mác đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Dường như ẩn trong cả bài thơ là một tâm trạng u hoài, một lời trách yêu âm thầm, nhớ thương, mong đợi của tác giả đối với mối tình đầu của mình. “Đây thôn Vĩ Dạ” ĐÂY THÔN VĨ DẠHÀN MẶC TỬI) TÌM HIỂU CHUNG:1) Tác giả:2) Tác phẩm:II) ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:1) Bức tranh vườn tược nơi Thôn Vĩ:2) Bức tranh sông nước buồn bã:Hình ảnh người con gái xứ Huế và nỗi lòng của tác giả:III) TỔNG KẾT:MỘ CỦA HÀN MẶC TỬ Ở QUY NHƠN1) - Tên: Hàn Mạc Tử ( 22/9/1912-1940) - Quê: Làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới ( nay thuộc tỉnh Quảng Bình ) - Xuất thân: Trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ ông phải sống với mẹ ở Quy Nhơn. - Thân sinh là Nguyễn Văn Toản, mẹ là bà Nguyễn Thị Duy- con gái cụ Nguyễn Long , một ngự y có danh triều Tự Đức. Vì thế, Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng từ tính cánh của bà rất nhiều. - Bản thân: Hàn Mặc Tử nổi tiếng là thần đồng ở Quy Nhơn lúc 14,15 tuổi .+ Tử có nhiều bút danh khác nhau: Minh Duệ Thị, Phong Trần (1930-1931), Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử ( bức rèm lạnh ) sau cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc Tử. + Bắt dầu con đường thơ ca bằng thơ đường luật, khi thơ mới bùng nổ ông chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn. Hàn Mặc Tử được xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới. 2)Tác phẩm: +Gồm các tập thơ:Thơ Điên (sau đó đổi thành Đau Thương (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên và kịch thơ: Duyên kì ngộ (1939), Quần tiên hội (1940). Ngoài tập thơ gái quê (1936) in lúc sinh thời, còn toàn bộ thơ Hàn Mạc Tử chỉ được in thành tập sau khi ông mất. - Vi tri:+ Đây thôn Vĩ Dạ thuộc tập đau thương là kiêt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một thi phẩm xuất sắc của thơ hiện đại Việt Nam.Một chút riêng về Hàn Mặc Tử : - Anh có vóc dáng gầy yếu. Tính tình hiền hậu, giản phác. Thích giao du và rất hiếu học. - Các mối tình của Hàn Mặc Tử :+ Khi làm việc ở Sở đạc điền, ông yêu một thiếu nữ con một viên chức cao cấp, nhà ở cùng một con đường với ông. Nàng tên Hoàng Thị Kim Cúc,không đẹp nhưng tính tình thùy mỵ có duyên, cốt cách đoan trang. Ông yêu nàng tha thiết nhưng chỉ dám lặng lẽ dõi theo nàng và thầm gọi nàng bằng cái tên rất thơ- Hoàng Cúc. Trong khi ông trở về Quy Nhơn để lo xuất bản tập thơ Gái Quê thì Hoàng Cúc theo gia đình về quê ở Vĩ Dạ. Sau khi biết Tử mắc bệnh phong Hoàng Cúc gửi một bức bưu ảnh Vĩ Dạ và lời thăm hỏi chúc mau lành bệnh. Tử vô cùng xúc động, để tạ lòng cố nhân chàng soạn bài “Đây Thôn Vĩ Dạ” tặng nàng. + Mộng Cầm bí danh người yêu của Hàn Mặc tử đi lấy chồng khi ông mắc bệnh phong- nỗi đau bất tuyệt và niềm nhớ nhung đầy ám ảnh của đời Hàn. Cùng căn bệnh nan y, mối tình dang dở này là nhân tố vô cùng quan trọng khiến nhà thơ viết lên những vần thơ máu lệ tuyệt bút.+ Còn Mai Đình, Ngọc Xương, Thương Thương là những mối tình thoáng qua, làm nguồn cảm xúc cho nhà thơ sáng tác những vần thơ tuyệt bút. HOÀNG CÚCCÂU HỎI THẢO LUẬNBạn hãy cho biêt ý nghĩa nhan đề “ Đây thôn Vĩ Dạ “ là gì?ĐÁP ÁN LÀ: Ý nghĩa nhan đề: Là một lời giới thiệu về đất và con người Vĩ Dạ. KHỔ 1: Bức tranh vườn tược nơi thôn Vĩ: “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”C©u hái tu tõ: Sao anh kh«ng vÒ ch¬i th«n VÜ ? -> Lời hái, lêi tr¸ch mãc, lêi mêi mäc cña c« g¸i th«n VÜ.-> Lêi tù vÊn ®Çy tiÕc nuèi vµ ®au ®ín cña t¸c gi¶.“ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”+ Điệp từ “nắng”: miêu tả nhấn mạnh+ Hình ảnh thật giản dị đơn sơ, người đọc dường như nhìn thấy được những tia nắng nhích dần lên thân cau.  Vẻ đẹp đẹp tinh khôi, thuần khiết, thơ mộng.Thôn Vĩ lúc bình minh“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”+ Câu thơ vừa là lời bình phẩm, khen ngợi vừa là một câu hỏi.+ Sử dụng biện pháp so sánh, miêu tả hình ảnh độc đáo: vườn tược xanh như màu ngọc.+ Chữ “mượt” toát lên vẻ đẹp mượt mà, óng ánh.+ Màu xanh : gợi sự mát mẻ, dễ chịu, trong lành.  Vẻ đẹp tươi non, trong trẻo, lung linh màu sắc, tràn đầy sức sống.“ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”+ Câu thơ tả những gương mặt đôn hậu thấp thoáng sau nhành lá trúc nơi vườn cây trái xinh đẹp.+ Câu thơ tạo hình, diễn tả sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.Bộ phim Hàn Mạc TửTIỂU KẾT KHỔ 1 Tác giả đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi thôn vĩ với những hình ảnh độc đáo và những sắc màu thật đẹp. Bức tranh là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người xứ Huế.KHỔ 2: Bức tranh trời mây sông nước thấm đượm buồn: “ Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lai Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?”“Gió theo lối gió, mây đường mây”+ Điệp từ : “gió và mây” không nhằm nhấn mạnh cường độ hay sắc thái của gió và mây, mà chính là thể hiện sự tách biệt của gió và mây trong khung cảnh thiên nhiên. “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”+ Sử dụng biện pháp nhân hóa: “ dòng nước buồn thiu”.+ Cách dùng từ: “lay”  toát lên vẻ hiu quạnh, tác động đến mọi vật xung quanh, khiến tất cả mang một nỗi buồn man mác.“Gió theo lối gió, mây đường mây”+ Điệp từ : “gió và mây” không nhằm nhấn mạnh cường độ hay sắc thái của gió và mây, mà chính là thể hiện sự tách biệt của gió và mây trong khung cảnh thiên nhiên. “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”+ Sử dụng biện pháp nhân hóa: “ dòng nước buồn thiu”.+ Cách dùng từ: “lay”  toát lên vẻ hiu quạnh, tác động đến mọi vật xung quanh, khiến tất cả mang một nỗi buồn man mác.+ Giá trị của câu thơ đặt vào hai chữ “ buồn thiu” không chỉ là cái buồn của dòng nước lan tỏa đến cả hoa bắp mà còn có cả nỗi buồn của một người mang nhiều tâm sự.“ Thuyền ai đậu bến trăng sông đó Có chở trăng về kịp tối nay ?”+ Hai câu thơ vừa là một câu hỏi vừa là một lời nói độc thoại hoài nghi của tác giả.+ Hai câu thơ đan xen giữa cái thực và cái ảo.+ “ Trăng” hình ảnh quen thuộc trong thơ văn và là người bạn của thi sĩ. Tác giả tìm bạn “ trăng” để khoây khỏa nỗi buồn cuộc tình gió mây đôi ngả.+ Hai câu thơ làm thành hai câu hỏi: “thuyền ai đó?”, “có chở trăng về” Sự mong mỏi, đợi chờ, dường như có cả sự tuyệt vọng.TIỂU KẾT 2 Toàn bộ khổ thơ là một khung cảnh u buồn,ảm đạm. Ẩn sâu vào đó là một tâm trang buồn bã, chờ đợi, thấp thoảng mong chờ với niềm hi vọng mỏng manh và có cả dự cảm chia lìa.KHỔ 3: Hình ảnh người con gái xứ Huế và nỗi lòng của tác giả: “ Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” “ Mơ khách đường xa, khách đường xa”+ Cụm từ “khách đường xa” được lặp lại hai lần và sự có mặt của từ “mơ” ở đầu câu thể hiện khắc khoải, đợi chờ gần như tuyệt vọng .+ Giọng thơ nhanh, gấp gáp. “ Áo em trắng quá nhìn không ra”+ Hình ảnh giai nhân hiện lên trong thơ Hàn Mặc Tử có thể chỉ là hình ảnh hư ảo vì đó là hình ảnh trong cái hư ảo.+ Màu trắng trong câu trên thể hiện sự tinh khiết , trinh trắng của người thiếu nữ + Cụm từ “nhìn không ra” tô đậm sắc trắng, trắng đến một cách kỳ lạ, bất ngờ.+ Màu trắng ở đây còn là màu trắng trong tâm tưởng và kí ức của tác giả.“ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?”+ Câu thơ đã tả thực cảnh Huế- kinh thành sương khói. Con người đi trong sương khói nhòa đi, khó nhìn thấy nhau.+ Tác giả không tả cảnh mà tả tâm trạng của mình tả cảnh ngụ tình.+ Hai từ “ ở đây” có thể là ở mối tình ẩn hiện trong lòng tác giả.+ Từ “ai” được lặp lại hai lầntâm trạng bâng khoăn, xót xa ( vừa là một câu hỏi vừa là lời cầu mong xen lẫn sự thất vọng của một con người khao khát yêu thương nhưng chẳng bao giờ có cơ hội nữa).TIỂU KẾT 3 Khổ ba tóm lại tất cả mối tâm tư và nỗi lòng của tác giả. Dường như ẩn sâu vào đó là sự hoài nghi của một tâm hồn thiết tha với cuộc sốngTỔNG KẾT:- Nội dung: Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nơi thôn Vĩ. Ẩn sâu vào bài thơ là tâm trạng u buồn, khắc khoải của một con người sắp vĩnh biệt cuôc đời. Nghệ thuật:+ Sử dụng câu hỏi tu từ+ Sử dụng biện pháp nhân hóa “ dòng nước buồn thiu”+ Sử dụng điệp từ nhần mạnh “ gió và mây”,“ khách đường xa”+ Sử dụng nhiều hình ảnh, màu sắc độc đáo tạo bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp+ Có sự kết hợp giữa cái thực và cái ảo. VUI MỘT CHÚTTHỂ LOẠI TRÒ CHƠI:  CÓ 2 GÓI CÂU HỎI DÀNH CHO CÁC BẠN CÁC BẠN Ở 2 NHÓM SẼ CHỌN MỘT TRONG HAI GÓI CÂU HỎI . MỖI GÓI CÂU HỎI GỒM 3 CÂU HỎI RẤT DỄ ( CÓ CẢ DỄ LỘN) CÁC BẠN HÃY SUY NGHĨ THẬT KỸ VÀ THẬT NHANH CUỐI CÙNG MỜI CÁC BẠN HÃY GẤP SÁCH LẠI TRÒ CHƠI BẮT ĐẦU12Mối tình đầu của Hàn Mạc Tử là ai? a) Mộng Cầmb) Hoàng Cúcc) Mai Đìnhd) Ngọc Sươnge)Thương Thương“Đây thôn Vĩ Dạ” thuộc tập nào sao đây?a) Đau thươngb) Gái quêc) Mật đắngd) Máu cuồng và hồn điênSau khi học xong trung học ở Huế, ông làm:a) Sở Đạc điền Bình Địnhb) Sở Đạc điền Đồng Naic) Sở Đạc điền Phú yênd) Sở Đạc điền Quãng NamMai Đình có tên thật là: Lê Thị MaiTrần Mai Đình Võ Lệ MaiĐặng Thị ĐìnhHàn Mạc Tử sinh ở đâu? Bình Định Phú yên Quãng Bình Quãng NgãiHàn Mạc Tử có bút danh nào ? Phong Trần Lệ Phong Trí Trọng a và c đúng a, b đúngCHÚC MỪNG CÁC BẠN123CHÚC MỪNG BẠN ĐƯỢC 10 CỤC KẸOQUÀ CỦA BẠN LÀ 15 CỤC KẸOMÓN QUÀ LỚN NHẤT MỘT TRÀNG PHÁO TAY THẬT LỚN VÀ MỘT LỜI CHÚC TỪ NHÓM TÔI DÀNH CHO BẠNTHE END.CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN Đà CHÚ Ý LẮNG NGHE VÀ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN. BIÊN SOẠN: THỦY TIÊN VÀ ĐỖ NHƯ

File đính kèm:

  • pptDay_thon_Vi_Da.ppt
Bài giảng liên quan