Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

1/ Tác giả:

 + Hàn Mặc Tử(1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí ,quê làng Lệ Mỹ,tổng Võ xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới, trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo thiên chúa. Cha mất sớm. ông ở với mẹ tại Quy Nhơn, học trường trung học Pe-lơ-ranh ở Huế.

 + Tốt nghiệp trung học phổ thông, Hàn Mặc Tử làm ở sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936 mắc bệnh phong. Ông về hẳn Quy Nhơn và mất tại trại phong Quy Hoà.

 

ppt20 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐÂY THÔN VĨ DẠHàn Mặc TửA-GIỚI THIỆU 1/ Tác giả: + Hàn Mặc Tử(1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí ,quê làng Lệ Mỹ,tổng Võ xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới, trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo thiên chúa. Cha mất sớm. ông ở với mẹ tại Quy Nhơn, học trường trung học Pe-lơ-ranh ở Huế. + Tốt nghiệp trung học phổ thông, Hàn Mặc Tử làm ở sở Đạc điền Bình Định rồi vào Sài Gòn làm báo. Năm 1936 mắc bệnh phong. Ông về hẳn Quy Nhơn và mất tại trại phong Quy Hoà.Bút tích của Hàn Mặc TửNơi đầu tiên đặt thi hài Hàn Mặc Tử + Sự nghiệp văn chương: làm thơ từ năm 14-15 tuổi với các bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh,;bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. + Tác phẩm chính:Gái quê,Xuân như ý, Thơ Điên,2/ Tác phẩm Sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên. Cảm hứng của bài thơ lấy cảm hứng từ mối tình của tác giả với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. 3/ Bố cục gồm 3 đoạn: + Đoạn 1 ( khổ 1): miêu tả cảnh thôn Vĩ và vườn tươi sắc lá , đơn sơ mà thanh tú thể hiện cảm xúc say đắm , mãnh liệt với cảnh với tình người . + Đoạn 2 ( khổ 2): cảnh sông nước đêm trăng đầy thơ mộng. Ẩn sau cảnh ấy là cảm xúc buồn chia ly một người thiết tha gắn bó với đời nhưng đang có nguy cơ phải chia lìa cõi đời. +Đoạn 3 ( khổ 3) : cảnh chìm trong mộng ảo giữa khách đường xa trong mơ tưởng và sương khói mông lung biểu hiện cảm vừa khát khao mơ ước và cả hoài nghi không hi vọng. 4/ Chủ đề Miêu tả thiên nhiên và tình người thôn Vĩ để bộc lộ lòng thương nhớ đến bâng khuâng, da diết đắm say và nỗi buồn chia ly ước mơ nhưng trản ngập hoài nghi không hi vọng.B- TÌM HIỂU VĂN BẢN 1/ Thiên nhiên và con người thôn Vĩ đã gợi nỗi lòng bâng khuâng say đắm đến mãnh liệt: Câu hỏi : câu hỏi mở đầu bài thơ vang lên với âm hưởng và sắc thái ý nghĩa như thế nào ? “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”  lời thơ nhẹ nhàng dịu dàng tựa như lời nhắn gửi của cô gái thôn Vĩ. Câu hỏi thấm thía một niềm tiếc nuối, day dứt vọng lên trong lòng nhà thơ. Đối với tác giả câu hỏi ngọt ngào, vừa mời gọi , vừa trách móc ấy đã làm hồi sinh, bừng dậy nơi nhà thơ bao kỉ niệm về một Vĩ Dạ mộng và thơ.“ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”Thiên nhiên thôn Vĩ : gợi ra bằng hình ảnh vườn cây ngập tràn nắng ban mai:Vĩ Dạ nỗi bật là những vườn tươi cành xanh lá, với những hàng cau thẳng tắp vươn cao . “ nắng mới lên “ – nắng buổi mai còn tinh khôi, thanh khiết. Sự sắp xếp từ ngữ trong câu thơ rất đặc biệt : “nắng – hàng cau- nắng”. Ánh nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong nắng nhuộm trong nắng ban mai. “ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” - Mướt : sự mếm mại , mượt mà , mơn mởn của lá non. -Xanh như ngọc : sắc lung linh trong trẻo của ngời lên màu xanh ngọc biếc. “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” Thấp thoáng sau những rặng tre là khuôn mặt phúc hậu , hiền lành. Sự xuất hiện của con người thật kín đáo. Khuôn mặt chữ điền , thuần hậu mang vẻ hài hoà rất Á Đông2/ Nỗi buồn chia li trước cảnh trước tình người “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” Câu thơ mang tính phi lí. Cảnh vật hiện ra trong sự mặc cảm. Đó là mặc cảm của sự chia lìa. Dòng nước lặng lẽ trôi đi nhà thơ khoác lên cảnh vật linh hồn con người làm cho cuộc chia li mang cảm xúc đau buồn.	“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Câu hỏi là lời nhắn gửi. Câu hỏi mang niềm xót thương ở người đọc, người nghe. Tác giả tìm đến với trăng và chỉ có trăng mới hiểu hết tấm lòng của tác giả. Dường như trăng xoa dịu nỗi xót xa của con người.Câu hỏi : Không gian mênh mông của thiên nhiên hiện lên ở khổ thơ thứ hai với những hình ảnh tươi đẹp nào? Không gian mênh mông hiện lên có đủ gió, mây, sông, nước, trăng, hoa. + Gió, mây : chia lìa đôi ngả + Nước, hoa : buồn trôi lặng lẽ + Thuyền, trăng : ưu tư trong nỗi buồn ngưng đọng Sự sống đang mơn mởn, xanh tươi bỗng lay lắt, xao xác , âm điệu thơ buồn, bâng khuâng, xa vắng.3/ Một ước mơ nhưng tràn ngập hoài nghi không hi vọng “Mơ khách đường xa khách đường xa	 Áo em trắng quá nhìn không ra” “khách đường xa” với “em” là một. Câu thơ viết ra từ một tình yêu: yêu đời, yêu sống mãnh liệt. Nó bất chấp cả cái chết đang đe doạ vượt lên cả tử thần. Nó khát khao mơ ước và hi vọng.“ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” Đó là cảnh thật của xứ Huế trong những đêm trăng. Thi sĩ mượn cảnh của thiên nhiên để diễn tả những suy nghĩ đầy uẩn khúc và cả những hoài nghi của mình. 	“Ai biết tình ai có đậm đà?” Đại từ phiếm chỉ “ai”. Chữ “ai” thứ nhất chỉ thi sĩ, còn chữ thứ hai chỉ “khách đường xa”. Tâm trạng của thi sĩ rơi vào sự hoài nghi, uẩn khúc trong tâm trạng chính là lòng thiết tha với cuộc sống nhưng cũng đầy mặc cảm.4/ Nghệ thuật Bài thơ kết hợp nhiều bút pháp. Bút pháp của bài thơ có sự hoà điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình. C-TỔNG KẾT Ghi nhớ: Sgk/40TỔ 2 XIN CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠNTrình bày:Diệp Phong NiênLê Hòang Thảo LinhThượng Tố LoanNguyễn Thái HòangVõ Phương HàĐặng Thanh Sơn

File đính kèm:

  • pptDTVD.ppt
Bài giảng liên quan