Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Hoàng Ngọc Kiên

• Đời Hàn Mặc Tử:

Hàn mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí

 sinh năm 1912 tại Quảng Bình trong một

 gia đình công giaó nghèo.

 - Ông học ở Huế, sống nhiều ở Quy Nhơn, một

 thời gian làm việc ở Sở Đạc Điền Bình Định ,

 sau đó vào Sài Gòn làm báo .

 -Ông mắc phải bệnh phong và mất ngày11-11-

 1940 tại trại phong Quy Hoà- Quy Nhơn.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) - Hoàng Ngọc Kiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
2- Khổ thơ 2:đây thôn Vĩ Dạ Hàn mặc Tử Gió theo lối gió ,mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó	 Có chở trăng về kịp tối nay?”*Câu hỏi:Em hãy phát hiện những biện pháp nghệ thuậtđược sử dụng ở hai câu đầuvà hiệu quả của chúng?Đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ-Hai câu thơ: “ Gió theo lối gió ,mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” +Dùng biện pháp nghệ thuật:Đối lập, nhân hoá,điệp từ,nhịp thơ 4/3. +Các biện pháp nghẹ thuật này gợi lên sự hiu hắt ,chia lìa của cảnh vật thiên nhiên mà cũng là nỗi buồn li biệtcủa con người  Cảnh buồn vì nó nhuốm màu tâm trạng của tác giả... Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ-Hai câu thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” * Câu hỏi:Lời thơ ở đây xuất hiện những hình ảnh quen thuộc nào trong văn học (cho dẫn chứng)? Hãy phát hiện vẻ đẹp riêng và ý nghĩa trong hình ảnh thơ của Hàn Mặc Tử ?*-Gợi ý: - Hình ảnh “ thuyền- sông -trăng” rất quen thuộc trong văn chương: + “Thuyền kề bãi tuyết ,nguyệt chênh chếch” (Nguyễn Trãi ) + “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Hồ Chí Minh) + “Ô kìa ! bóng nguyệt trần truồng tắm” (Hàn Mặc Tử)Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ DạĐọc -hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ- Thuyền – sông – trăng trong “Đây thôn Vĩ Dạ”: + Thơ mộng song đầy hư ảo (thuyền ai,sông trăng) + ẩn chứa niềm khao khát về cái Đẹp-bình yên- hạnh phúc (có chở trăng về ) + Đầy thảng thốt và dự cảm về hiện tại ngắn ngủi, về sự chia lìa vĩnh viễn (hiện rõ qua chữ “kịp” trong “kịp tối nay” )*Sơ kết:-Bút pháp ảo hoá khiến cảnh vật huyền ảo... - thi nhân mang đầy ước vọng và mặc cảm chia lìaĐọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ 3- Khổ thơ cuối:“Mơ khách đường xa, khách đường xaáo em trắng quá nhìn không ra ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà ?”* Câu hỏi :Thế giới ở khổ thơ cuối này nghiêng về thực hay mộng ảo ? Điều đó hiện rõ qua từ ngữ hình ảnh nào? Em hiểu “khách” ở đây là ai và có đặc điểm gì ? Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ* Gợi ý về khổ thơ cuối : -Là một thế giới mộng ảo , hiện rõ qua các từ : mơ, khách, đường xa , sương khói , mờ , nhân ảnh ...  tăng dần cái xa xôi, hư ảo , vô vọng về Người Vĩ Dạ đối với thi nhân... - “Khách”:+ Có thể hiểu là Người thôn Vĩ... - “ Khách” gắn với “đường xa”, “áo trắng nhìnkhông ra”hư ảo, đẹp thánh thiện, ngoài tầm với...Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ-Câu thơ cuối : “Ai biết tình ai có đậm đà? ” *Câu hỏi :Theo em nên hiểu như thế nào về hai đại từ phiếm chỉ “ai” ở câu thơ cuối này?Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ Gợi ý câu thơ cuối : “Ai biết tình ai có đậm đà”- Đại tư phiếm chỉ “ai” ở câu thơ gợi cả hai phía anh và em và cho phép hiểu theo hai nghĩa :  Em có hiểu và biết tình cảm của tôi giành cho em vẫn đậm đà không ?  Liệu tình cảm của em giành cho tôi có đậm đà?-Câu cuối này như trả lời cho câu đầu tiên của bài*Sơ kết : Hình ảnh Người Vĩ Dạ trong tâm tưởng tác giả đẹp nhưng quá hư ảo ,xa vời...Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ III- Tổng kết : 1-Tổng kết về nghệ thuật : Câu hỏi1: Em hãy nêu lại những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong bài thơ? 2- Tổng kết về nội dung : Câu hỏi 2: Qua phân tích em hãy nêu nội dung bài thơ ?Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ III- Tổng kết : 1-Nghệ thuật : -Bài thơ có kết cấu ngắn gọn ,chặt chẽ-từng khổ như một bài thơ tứ tuỵêt nhưng giữa chúng rất gắn kết với nhau... -Ngôn ngữ thơ trong sáng,giàu chất hoạ,chất nhạc. - Sử dụng đại từ phiếm chỉ,câu hỏi tu từ rất tinh tế kết hợp với giọng điệu trầm lắng ,trữ tình đã thể hiện sâu sắc tâm hồn đầy nỗi niềm của thi nhân.Đọc- hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ III- Tổng kết: 1-Nghệ thuật... 2- Nội dung : -Bài thơ là một khúc ca về vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế trong tâm hồn hoài niệm của tác giả... - Bài thơ là khúc tình quê,tình người ,tình yêu thầm kín ,mãnh liệt, trong trẻo nhưng cũng đầy khắc khoải , âu lo ...là nỗi buồn xót xa về thân phận Dặn dò học bài ở nhà: -Học thuộc lòng bài thơ -Em thích nhất hình ảnh thơ nào trong bài và phân tích hình ảnh mà em thích? -Sưu tầm một số bài thơ ,bài hát về Huế. Luyện tập 1.Cuộc đời Hàn MặcTử(tìm ý sai): A.Quê ở Quảng Bình ,sinh 1912 trong một gia đình công giáo nghèo ,cha mất sớm ,làm thơ năm 16 tuổi. B.Có học ở Huế , Quy Nhơn,Sài Gòn,bị bệnh phong và mất ở Quy Nhơn lúc 28 tuổi C.Có học ở Huế ,làm việc ở Quy Nhơn, Sài Gòn bị phong và mất ở Quy Nhơn năm 19402:“Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử với câu mở đầu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” là: A- Lời mời của cô gái thôn Vĩ. B- Lời mời của Hoàng Cúc ghi sau tấm bưu. thiếp gửi cho Hăn Mặc Tử. C- Lời của chính nhà thơ. D-Lời ao ước của Hàn Mặc Tử .3.Hàn Mặc Tử là một : A. Hồn thơ bị ám ảnh ma quái ,bệnh tật cho nên đầy những gào thét ,bàng hoàng trong điên dại B. Hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn , dường như có một cuộc vật lộn giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt. C. Hồn thơ đầy máu,là tiếng khóc,giọng cười chen nhau,nỗi đau của một người bệnh nhận thức được tình cảnh tuyệt vọng của mối tình bị phụ4. Hoàn cảnh ra đời của “Đây thôn Vĩ Dạ”Biết tin Hàn bị bệnh ,người con gái ở Vĩ Dạ là Hoàng Cúc mà Hàn thầm yêu đã gửi cho nhà thơ tấm bưu ảnh mây nước có đò ,trăng,có khóm tre ,có cô gái nữ sinh mặc áo trắng kèm theo lời hỏi thăm và kí tên. B. Hoàng Cúc là người yêu một thời ở Quy Nhơn.Biết tin Hàn bị bệnh ,cô đã gửi cho Hàn một tấm ảnh có đò và cô gái chèo đò,có trăng,có mấy khóm tre và kèm theo lời hỏi thăm sức khoẻ mà không kí tên... C. Biết tin Hàn bị bệnh ,Hoàng Cúc-người con gái Hàn thầm yêu đã gửi cho Hàn tấm bưu ảnh in phong cảnh mây nước có đò ,cô gái chèo đò ,có mấy khóm tre ...với lời hỏi thăm sức khoẻ mà không kí tên.5. Cảm hứng bài của thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” A.Là lời tỏ tình với cuộc đời về một tình yêu tuyệt vọng. B.Ca ngợi vẻ đẹp của thôn Vĩ Dạ,bộc lộ nỗi nhớ trong xa cách về một miền quê yên ả ,thanh bình mà chẳng bao giờ gặp lại. C.Sự hoài niệm về tình yêu sâu nặng mà người con gái thôn Vĩ Dạ đã giành cho trong niềm nuối tiếc không nguôi6.Hình tượng :Vườn xanh mướt; sông trăng-thuyềntrăng- bến sông trăng;...là những hình tượng biểu hiện:A.Biểu tượng cho sự thanh khiết .B.Hiện thực của bức tranh thuần miêu tả phong cảnh.C.Kỉ niệm của tình yêu một thuở.D.Cảnh thôn Vĩ Dạ vào ban mai.7. Ba khổ thơ dựa trên âm điệu chủ đạo của 3 câu hỏi * “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” * “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” * “ Ai biết tình ai có đậm đà” (tìm ý sai)A. Chúng buông ra không có lời đáp.B. Khiến bài thơ đậm tính hoài niệm .C. Là hình thức để bày tỏ.D. Càng về sau càng khắc khoải.E. Có tác dụng liên kết bài thơ. 8. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” có nhiều sắc thái (tìm ý sai)A.Hỏi. B.Nhắc nhở. C.Mời mọc. D.Bâng quơ . E.Trách móc.9. Câu thơ đầu là (tìm ý sai):A.Đây là sự phân thân của Hàn để tự vấn mình.B.Sự hồi ức lại lời nhắn nhủ của người yêu Hàn Mặc Tử .C.Sự tưởng tượng ý ẩn chứa trong tấm bưu ảnh mà Hoàng Cúc gửi cho Hàn. 10. Ba dòng sau của khổ1 là hình tượng mảnh vườn thôn Vĩ .Trong đó(tìm ý sai):A.Mỗi câu là một chi tiết về vườn.B.Ba câu là một chi tiết.Vẻ đẹp tinh khôi, cổ tích .C.Có vẻ đẹp tinh khôi ,cổ tích.D.Vẻ đẹp của thanh tú và cao sang,trinh khiết.11. Câu thơ “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”gợi ấn tượngvì (tìm ý sai):A.Nhìn hàng cau tắm nắng biết rằng bình minh mới tới.B.Nắng ở hàng cau là loại nắng mới.C.Nắng hàng cau là nắng mới , nắng ướt , nắng long lanh bởi sắc xanh của cau vừa được sương tắm gội.D.Nắng từ cao rót xuống đầy dần từng đốt cau và khi các mực nắng đầy tận đốt cuối cùng của cau thì nắng làm cho vườn thành viên ngọc lớn.12.Câu “Vườn ai mướt xanh như ngọc”A.Miêu tả khu vườn với hai đặc điểm:Mướt và xanh...B.Từ “ai” ỡm ờ , phiếm chỉ gợi một không gian xa xôi trong niềm tiếc nuối...C.Miêu tả xen lẫn sự bình luận thể hiện niềm khao khát về một thế giới đẹp đẽ ngoài tầm tay...13.Câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”A.Là khuôn mặt tự hoạ của chính Hàn Mặc Tử.B.Là khuôn mặt của người thôn Vĩ.C.“Mặt chữ điền”là mặt của những ô vuông xây trên tấm bình phong trước nhà.D.Có thể hiểu là AhoặcB . E.Có thể hiểu là A,B,C.. 14.Hai câu thơ: “ Gió theo lối gió ,mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”A.Miêu tả thiên nhiên phóng khoáng ngoại ô xứ Huế B.Gió và mây chia tay nhau thanh thản- gió là em và mây là anh.C.Nói quan hệ lứa đôi chia lìa đầy nghịch lí .15. “Trăng”ở 2 câu: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay”A.Cảnh đẹp thơ mộng trên sông Hương xứ Huế.B.Biểu tượng cho cái đẹp ,cho hạnh phúc .C.Niềm vui khi nhận được bức ảnh về sông nước đêm trăng.D.Nỗi buồn khi nhận được bức ảnh về sông nước đêm trăng. 16. Chữ “kịp” trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay” (tìm ý sai)A.Là mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi.B.Hé mở hi vọng: Có thể tình yêu sẽ cứu rỗi được , sẽ giải thoát cho mình trạng thái tuyệt vọng ,đau thương.C.Là sự hoài niệm về một kỉ niệm tình yêu .17. Nhân vật “khách đường xa”(tìm ý sai):A.Là người khách Hàn gặp trên đường về thôn Vĩ .B.Là “Ai” trong bài thơ.C.Là “em”trong câu thơ tiếp sau.:18. Câu thơ : “áo em trắng quá nhìn không ra” (tìm ý sai)A.Thú nhận mình nhìn không ra bóng hình em.B. Cực tả màu trắng :trắng kì lạ ,bất ngờ.C.Một sự mặc cảm trong tình yêu đơn phương : Em trong trắng ,thanh khiết quá anh làm sao dám tới!D.áo trắng nhìn không ra bởi vì lẫn vào trong sương khói mờ nhân ảnh.19.Cảnh vật được mô tả trong bài“Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: A. Rực rỡ và tráng lệ. B. Hùng vĩ và tươi tắn. C. U ám và buồn bã. D. Lộng lẫy và hắt hiu. E. Huyền ảo và thanh bình. 20.Trong những lí do dưới đây,đâu là lí do giải thích đúng nhất về sự gắn bó giữa các khổ thơ: A. Những hình ảnh ở ba khổ thơ tuy khác nhau nhưngchúng nằm trong một tâm trạng ,một mạch cảm xúc thống nhất : cảm xúc về tình quê;về một tình yêu thầm kín trong trẻo mà đầy khắc khoải âu lo;là nỗi buồn xót xa về thân phận . B. Ba khổ thơ có sự gắn bó bởi các chi tiết đều là những hồi ức , kỉ niệm về cảnh và người Vĩ Dạ. C. Ba khổ thơ cùng thể hiện tình yêu thuỷ chung của Hàn với người con gái xứ Huế. D. Những hình ảnh của ba khổ thơ cùng thể hiện tâm trạng của một con người đi bên ngoài cuộc đời ,bị cuộc đời xa lánh. Con người ấy đành sống cô đơn đếm những giọt thời gian cuộc đời vơi dần của mình. 

File đính kèm:

  • pptDay_thon_Vi_Da.ppt