Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ - Nguyễn Thị Thùy Anh

Sự nghiệp:

+ Là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới

+Hành trình sáng tác: thơ cổ điển Đường luật -> thơ mới-> lãng mạn-> tượng trưng

+Thế giới thơ: 2 mảng: những vần thơ ma quái điên loạn và những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo

+ Thơ Hàn Mặc Tử luôn thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế

+ Tác phẩm chính:

. Thơ: Gái quê, Thơ điên

. Kịch thơ: Xuân như ý, Cẩm châu duyên

. Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng

=> Nhà thơ “lạ nhất” trong các nhà thơ mới

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Đây thôn Vĩ Dạ - Nguyễn Thị Thùy Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚPGiáo viên: Nguyễn Thị Thuỳ AnhTrường THPT Bình Lục B ĐÂY THÔN VĨ DẠHàn Mặc TửTÌM HIỂU CHUNGTác giảNguyễn Trọng Trí (1912 – 1940)Quê: Đồng Hới (Quảng Bình)Gia đình: + Viên chức nghèo + Theo đạo Thiên ChúaCuộc đời:+ Cha mất sớm, sống với mẹ ở Quy Nhơn+ Học hành dang dở -> làm ở sở đạc điền Bình Định-> Sài Gòn làm báo+ 1936: mắc bệnh phong -> về Quy Nhơn -> mất=> Đường đời “phức tạp, bất hạnh, kì dị”Hãy giới thiệu vài nét về Hàn Mặc Tử?- Sự nghiệp: + Là nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới+Hành trình sáng tác: thơ cổ điển Đường luật -> thơ mới-> lãng mạn-> tượng trưng+Thế giới thơ: 2 mảng: những vần thơ ma quái điên loạn và những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo+ Thơ Hàn Mặc Tử luôn thể hiện một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế+ Tác phẩm chính: . Thơ: Gái quê, Thơ điên. Kịch thơ: Xuân như ý, Cẩm châu duyên. Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng=> Nhà thơ “lạ nhất” trong các nhà thơ mới2. Tác phẩmXuất xứ: in trong tập “Thơ điên” (Đau thương) xuất bản năm 1938 Hoàn cảnh sáng tác Thôn Vĩ DạNêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNKhổ 1Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điềnKhổ 1Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Nhìn nắng hàng cau nắng mới lênVườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền* Câu 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?Câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ -> bất thường 6/7 thanh bằng -> âm điệu sâu lắng, thiết tha Ý nghĩa: + Lời trách móc nhẹ nhàng của người xứ Huế + Lời mời mọc ân cần của người xứ Huế + Lời tự hỏi, tự trách bản thân của thi nhân=> Khiến người đọc băn khoăn về sức hấp dẫn của thôn Vĩ và cảm nhận được tâm trạng vô vọng của nhà thơ khi hướng về nơi đóPhân tích giọng điệu và ý nghĩa của câu hỏi tu từ mở đầu?* Thôn Vĩ trong nắng mai “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”“Nắng”: 2 lần -> không gian ngập nắng Nắng mới lên: -> ấn tượng về cái mới mẻ, tinh khôi của những tia nắng đầu tiên Nắng hàng cau -> tinh khôi, thanh khiết -> khát vọng hạnh phúc=> Nhìn từ xa, thôn Vĩ ngập tràn trong nắng và ánh lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiếtHình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” thật giản dị, nhưng cũng thật giàu sức gợi. Hãy dùng những hiểu biết và trí tưởng tưởng của mình để cảm nhận và tái tạo lại vẻ đẹp của hình ảnh ấy ?Hình ảnh khu vườn thôn Vĩ trong nắng mai được thi nhân cảm nhận như thế nào?Hình ảnh vườn Vĩ Dạ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”+ “mướt”: bóng láng và mỡ màng, nhìn thấy thích mắt -> vẻ đẹp xuân sắc+ “xanh như ngọc”: so sánh -> màu xanh + ánh xanh-> viên ngọc giữa xứ Huế mộng mơ+ “quá”: phó từ chỉ mức độ -> câu thơ như một tiếng kêu ngỡ ngàng, trầm trồ khi phát hiện vẻ đẹp kì diệu của khu vườn+ “ai”: đại từ phiếm chỉ -> sự xa vời -> khu vườn đẹp, thơ mộng nhưng xa vời với thi nhân Hình ảnh con người “Lá trúc cho ngang mặt chữ điền”+ “Mặt chữ điền” : khuôn mặt đẹp và phúc hậu + “Lá trúc che ngang” -> hình ảnh mang tính cách điệu -> con người và thiên nhiên hài hoà trong một vẻ đẹp kín đáo và dịu dàng => Bức tranh thôn Vĩ tươi sáng, đầy sức sống=> Tình yêu thiên nhiên,cuộc sốngHình ảnh con người “Lá trúc cho ngang mặt chữ điền”+ “Mặt chữ điền” : khuôn mặt đẹp và phúc hậu + “Lá trúc che ngang” -> hình ảnh mang tính cách điệu -> con người và thiên nhiên hài hoà trong một vẻ đẹp kín đáo và dịu dàng => Bức tranh thôn Vĩ tươi sáng, đầy sức sống=> Tình yêu thiên nhiên,cuộc sốngCó nhiều ý kiến về hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ. Suy nghĩ của em về hình ảnh đó?2. Khổ 2Gió theo lối gió, mây đường mâyDòng nước buồn thiu hoa bắp layThuyền ai đậu bến sông trăng đóCó chở trăng về kịp tối nay? Gió theo lối gió, mây đường mây+ Nhịp 4/ 3+ Tiểu đối: gió – mây=> gió mây chia lìa trái với quan hệ bình thường ẩn dụ về sự chia li của con người Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay+ dòng nước – buồn thiu -> nhân hoá+ “hoa bắp lay” -> sự hiu hắt, thưa vắng -> Nét phụ hoạ cho nỗi buồn chia li của gió mây=> Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia liNêu cảm nhận về hai câu thơ: “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”?- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?+ Trăng: biểu tượng cho cái đẹp -> trăng là máu thịt, là linh hồn, là cứu cánh cho cuộc đời Hàn+ Sông trăng trăng chảy tràn thành sông ánh trăng dát vàng trên mặt sông -> thơ mộng+ Thuyền chở trăng và bến trăng -> những cặp hình ảnh sóng đôi quen thuộc -> khát vọng tình yêu + Câu hỏi tu từ -> tâm trạng lo lắng, khắc khoải, mòn mỏi trong đợi chờTâm trạng của Hàn Mặc Tử thể hiện trong câu hỏi tu từ thứ hai?3. Khổ 3Mơ khách đường xa, khách đường xaÁo em trắng quá nhìn không raỞ đây sương khói mờ nhân ảnhAi biết tình ai có đậm đà?Mơ khách đường xa, khách đường xa+ Mơ-> cảm giác mơ hồ, hư ảo+ Khách đường xa: 2 lần -> nhấn mạnh vào sự xa xôi, cách trở -> cảm giác ngậm ngùiÁo em trắng quá nhìn không ra+Áo em: áo của người con gái + Trắng quá nhìn không ra -> cực tả sắc trắng (màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng, tinh khôi-> biểu tượng thường xuất hiện trong thơ Hàn)“Sương khói mờ nhân ảnh”-> cảnh và người đều mờ ảo bởi sự bao phủ của sương khóiHiện thực ngày càng mờ nhoè và hư ảo Hàn Mặc Tử càng cảm nhận rõ khoảng cách với cuộc đời -> tuyệt vọngCảnh trong khổ thơ thứ ba có gì khác với hai khổ trên?Ai biết tình ai có đậm đà? + “Ai”: 2/ 4 lần trong bài -> câu hỏi càng trở nên mơ hồ hơn+ Câu hỏi tu từ -> tâm trạng hoài nghiĐỉnh điểm của sự khắc khoải, tuyệt vọng trong tâm hồn một con người tha thiết yêu đời, yêu ngườiCảm nhận về câu hỏi tu từ cuối bài?Nhận xét- Cảnh có sự thay đổi qua từng khổ: tươi sáng, đầy sức sống -> ảm đạm, chia lìa -> hư ảo, mờ nhoèTâm trạng thay đổi: hi vọng -> dự cảm chia lìa-> khắc khoải, tuyệt vọngCác tín hiệu kết nối:+ Đại từ phiếm chỉ “ai”+ Các câu hỏi tu từDù có sự nhảy cóc, đứt đoạn của các ý nhưng vẫn có một sợi dây xuyên suốt cả ba khổ là “dòng tâm tư bất định” của thi nhânNhận xét về sắc thái khác nhau và sự liên kết giữa ba khổ thơ ?III. Tổng kếtNội dungBức tranh đẹp về thôn Vĩ – một miền quê của đất nướcNỗi buồn, niềm khát khao giao cảm của một con người yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống2. Nghệ thuậtNgôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu liên tưởngBút pháp kết hợp hài hoà: tả thực, lãng mạn, tượng trưngHãy khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Củng cốĐây là bài thơ về tình yêu hay tình quê?Chân thành cảm ơn các thầy cô và các em

File đính kèm:

  • pptgIANG_VAN.ppt
Bài giảng liên quan