Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

CẤU TRÚC BÀI HỌC

I GIỚI THIỆU CHUNG.

 1. Tác giả.

 2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ

II ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.

1. Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên.

2. Phố huyện lúc đêm về, và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.

3. Phố huyện lúc có chuyến tàu đi qua, và tâm trạng của Liên.

4.Một số nghệ thuật đặc sắc.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kính chaøo quí thaày coâ cuøng caùc em hoïc sinh!KIỂM TRA BÀI CŨVăn học Việt Nam hiện đại 1930-1945 có mấy xu hướng? Nêu đặc trưng của từng xu hướng?2. Ấn tượng của em khi đọc tác phẩm “Hai đứa trẻ”?ĐÁP ÁN1. Văn học Việt Nam hiện đại 1930-1945 có 2 xu hướng: xu hướng lãng mạn và xu hướng hiện thực.+ Xu hướng lãng mạn thiên về biểu hiện cái tôi nội cảm, khát vọng, ước mơ của con người.+ Xu hướng hiện thực chủ yếu phản ánh thực trạng xã hội, quan tâm đến những số phận nhỏ bé đáng thương trên tinh thần nhân đạo.2. Hs nêu cảm nhận.Đọc vănHai ñöùa treûTHAÏCH LAMGVGD: LÝ THANH KIỀUTRỌNG TÂM BÀI HỌC1. KIẾN THỨC- Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn, đêm buông trong cảm nhận của hai đứa trẻ.-Niềm xót xa thương cảm của nhà văn với những kiếp sống quẩn quanh, chìm lặng trong bóng tối và sự trân trọng những khát vọng của họ.-Cốt truyện đơn giản, chủ yếu thể hiện tâm trạng, tô đậm cảm giác, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, thủ pháp đối lập tương phản. 2. KĨ NĂNG:-Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại truyện ngắn hiện đại mang dấu ấn phong cách Thạch Lam.-Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.CẤU TRÚC BÀI HỌCI GIỚI THIỆU CHUNG. 1. Tác giả. 2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”II ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.1. Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên.2. Phố huyện lúc đêm về, và tâm trạng đợi tàu của chị em Liên.3. Phố huyện lúc có chuyến tàu đi qua, và tâm trạng của Liên.4.Một số nghệ thuật đặc sắc.I.GIỚI THIỆU CHUNG1.Tác giả-Thạch Lam có biệt tài viết truyện ngắn.-Ông thường viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người dân nghèo ở phố huyện.-Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh mơ hồ. Đọc tiểu dẫn SGK trang 121-122 và tóm tắt ngắn gọn tác giả Thạch Lam.Tác phẩm tiêu biểuMộ Thạch Lam2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”.- “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho phong cách viết truyện ngắn của Thạch Lam, được in trong tập “Nắng trong vườn”- Bối cảnh sáng tác: phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương – quê ngoại của nhà văn, nơi thuở nhỏ ông sinh sống. Trại Cẩm GiàngGa Cẩm GiàngMột đoạn trong hồi kí (ảnh chụp)“Nhân vật, khung cảnh, tâm trạng trong “Hai đứa Trẻ”...Thạch Lam viết đúng sự thật”. Tôi không ngờ em Sáu có trí nhớ dai thế, như chuyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới ngủ.Năm đó tôi chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng. Cửa hàng chỉ bán có rượu, ít bánh khảo, thuốc lào... I GIỚI THIỆU II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên: 	Âm thanh: +Tiếng trống thu không +Tiếng ếch nhái kêu ran.. +Tiếng muỗi vo ve. Màu Sắc: + Phương tây đỏ rực như lửa cháy. +Những đám mây ánh hồng.. + Dãy tre làng đen lại. Cảnh chiều tàn ở phố huyện được gợi lên từ những âm thanh, hình ảnh nào? (đọc đoạn 1-2 SGK trang 122)Cảm nhận của em về cảnh chiều tàn ở phố huyện?I GIỚI THIỆU II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1 Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên.a. Phố huyện lúc chiều tàn.* Cảnh chiều tàn:- Cảnh chiều tàn được miêu tả qua âm thanh, màu sắc.=>Cảnh chiều ở phố huyện thật êm ả, thơ mộng nhưng gợi buồn man mác. * Cảnh chợ vãn:-Tiêu điều, xác xơChợ Cẩm Giàng ngày nayCảnh chợ vãn được Thạch Lam miêu tả như thế nào?- Tiếng ồn ào không còn.- Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía.- Mùi âm ẩm bốc lên...- Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa...Cảnh chợ vãn gợi cho em cảm giác gì?Cảnh chợ vãn tiêu điều, xác xơ@ Bức tranh chiều muộn của phố huyện có sự hòa trộn giữa hai hình ảnh: hình ảnh êm đềm thi vị và hình ảnh gợi cảm giác nghèo khó, lam lũ, sa sút. Chẳng hạn: “Tiếng trống thu không ..., từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, “Chiều , chiều rồi, một chiều êm ả như ru”, “mùi cát bụi quen thuộc mà Liên tưởng là mùi của đất đai, mùi của quê hương...thơ mộng, thi vị Hình ảnh “tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve””hình ảnh mặt trời tàn, cái chõng nát, phiên chợ vãn, rác rưởi...” sự lam lũ, nghèo nàn, * Con người nơi phố huyệnCuộc sống con người nơi phố huyện được Thạch Lam miêu tả như thế nào?II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1 Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên.a. Phố huyện lúc chiều tàn.* Cảnh chiều tàn:* Cảnh chợ vãn:* Cuộc sống con người nơi phố huyện:- Những con người nhỏ bé, sống lay lắt, nghèo khổ nơi phố huyện tối tăm.- Nhịp sống của họ cứ lặp đi, lặp lại, ngày này qua ngày khác, đơn điệu, mệt mỏi, buồn tẻ, tù túng.b. Tâm trạng của Liên:Hành động, tâm trạng của Liên khi nhìn cảnh chiều tàn và chợ vãn?- Ngồi yên lặng..đôi mắt ngập đầy bóng tối.- Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.- ...Hơi nóng lẫn với mùi cát bụi ..khiến Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1 Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên.a. Phố huyện lúc chiều tàn:b. Tâm trạng của Liên: *Trước cảnh chiều tàn và chợ vãn: Không gian, thời gian, cảnh vật truyền vào tâm hồn nhạy cảm của Liên một nỗi buồn man mác. * Trước những cảnh đời chìm khuất trong bóng tối: Liên buồn thương và cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực, quẩn quanh, mòn mỏi của họ. Tâm trạng của Liên khi nhìn những con người nơi phố huyện? -Thấy thương những đứa trẻ con nhà nghèo.-Lặng lẽ dõi theo bóng cụ Thi.Nhận xét giọng văn của Thạch Lam thể hiện ở đoạn đầu tác phẩm? Cho biết tình cảm của nhà văn đối với cảnh và con người nơi phố huyện?- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đậm chất trữ tình. - Tình cảm gắn bó với quê hương, và niềm xót thương của nhà văn với những kiếp người nghèo khổ, tù túng.  I GIỚI THIỆU II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1 Phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên. a. Phố huyện lúc chiều tàn.- Cảnh: êm ả, thơ mộng, nhưng gợi buồn.- Con người: nghèo khổ, buồn tẻ, đơn điệu. b. Tâm trạng của Liên *Trước cảnh chiều tàn và chợ vãn: buồn man mác.* Trước những cảnh đời chìm khuất trong bóng tối: buồn thương và cảm thông. - Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đậm chất trữ tình. - Tình cảm gắn bó với quê hương, và niềm xót thương của nhà văn với những kiếp người nghèo khổ, tù túng. Cảnh chiều hôm đã khép lại, nhường chỗ cho một thế giới khác-thế giới của đêm tối nơi phố huyện nghèo.- Khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn và cuộc sống của con người nơi đây?- Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn, và trước những cảnh đời dường như “bị bỏ quên”nơi phố huyện?CỦNG CỐDẶN DÒ1.Cảnh đêm được miêu tả như thế nào? Vì sao tác giả lại tạo ra sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng nơi phố huyện?2. Ngoài những cảnh đời ở phần đầu đã tìm hiểu, tác giả còn bổ sung thêm những cảnh đời nào? Nhịp điệu cuộc sống của họ ra sao?3. Quang cảnh của phố huyện lúc có chuyến tàu đi qua?4. Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên? Xin cảm ơn quý thầy cô và các em!CHÚC CÁC EM HỌC TỐT !

File đính kèm:

  • pptHAI_DUA_TRE.ppt
Bài giảng liên quan