Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

* . Nhà văn Thạch Lam :

 + Là thành viên của Tự lực văn đoàn

nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại theo một

 hướng riêng : thế giới nhân vật là

 những lớp người nghèo cơ cực;

có sở trường về truyện ngắn – truyện tâm tình –hai yếu

tố “hiện thực” và “trữ tình” luôn đan cài xen kẽ nhau

+Tác phẩm chính : - Gió đầu mùa(1937);

Nắng trong vườn(1938) ; Sợi tóc(1942)-Truyện

- Ngày mới (tiểu thuyết- 1939)

- Hà Nội băm sáu phố phường( bút kí- 1943)

- Theo dòng (Bình luận văn học- 1941)

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Hai đứa trẻ Thạch LamCâu hỏi : Em hãy trình bày những nét chính về nhà văn Thạch Lam I. Nhà văn Thạch Lam : + Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại theo một hướng riêng : thế giới nhân vật là những lớp người nghèo cơ cực;có sở trường về truyện ngắn – truyện tâm tình –hai yếu tố “hiện thực” và “trữ tình” luôn đan cài xen kẽ nhau+Tác phẩm chính : - Gió đầu mùa(1937);Nắng trong vườn(1938) ; Sợi tóc(1942)-Truyện- Ngày mới (tiểu thuyết- 1939)Hà Nội băm sáu phố phường( bút kí- 1943)- Theo dòng (Bình luận văn học- 1941) II. Đọc - hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:Câu hỏi : Không gian truyện “Hai đứa trẻ”có đặc điểm gì là nổi bật nhất ? Nêu cụ thể những chi tiết thể hiện đặc điểm nói trênII. Đọc - hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:Một không gian ngập đầy bóng tối và những cuộc đời chìm trong bóng tôía. Không gian bóng tối Bóng tối hiện hữu ở mọi cảnh vật ,mọi hoạt động nơi phố huyện như :tiếng trống thu không,;đám mây hồng ;dãy tre làng đen lại;tiếng muỗi bay vo vo, tiếng trống cầm canh...Bóng tối như cái nền không gian của tác phẩm và không gian xã hội của con người . Nó có ý nghĩa là biểu tượng cho hiện thực xã hội đương thời *Câu hỏi : Hình ảnh bóng tối có quan hệ thế nào với những cuộc đời tối tăm?b. Những cuộc đời bóng tối :Tối đến mẹ con chị Tí mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng ... Về đêm bác phở Siêu mới xuất hiện như một chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối ,mất đi rồi lại hiện ra...Bóng tối là nơi cụ Thi mang đến và mang theo một tiếng cười khanh khách nhỏ dần ...Vợ chồng con cái bác Xẩm thu gọn trên mảnh chiếu chật hẹp nơi mặt đất đầy bóng tối của đêm khuya..Với chị em Liên: Đêm tối ngập đầy đôi mắt Liên; Liên thường ngồi yên lặng ngắm nhìn cảnh phố huyện đang chìm trong bóng đêm ; về khuya ,Liên ngồi yên lặng trong đêm đón chờ con tàu ,khi tàu vụt qua thì Liên ngập dần vào giấc ngủ trong cảnh tịch mịch và đầy bóng tối ...Câu hỏi: Trong số các nhân vật trongtruyện ai là người đau khổ nhất ? Vì sao?C. Nhân vật Liên- người đau khổ nhất vì :Liên là người đã từng biết thế nào là ánh sáng cuộc đời nơi chốn thị thành Liên là người con gái nhạy cảm trước nỗi đau của con người ...Liên là người con gái biết suy nghĩ , hay trầm tư trước cuộc đời và những cảnh đời mà Liên bắt gặp Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống đắm chìm trong bóng tối và Liên là người biết khát khao ánh sáng ...* Câu hỏi :Không gian truyện không chỉ có bóng tối mà còn có ánh sáng. Vậy có mấy loại ánh sáng ? ý nghĩa của mỗi loại ánh sáng ấy 2. Niềm khát khao ánh sáng của những cuộc đời bóng tối:+ Truyện có 2 loại ánh sáng chính :Những ánh sáng nho nhoi ,mờ nhạt nơi mặt đất (quầng sáng ngọn đèn chị Tí ;chấm lửa nhỏ của hàng phở bác Siêu, vệt ánh sáng lọt qua khe cửa , ánh sáng đomđóm)Biểu trưng cho nhưng cuộc đời bé nhỏ nơi phố huyện- Những ánh sáng mạnh mẽ rực rỡ nhưng xa vời, hư ảo,vụt qua(vòm trời sao lấp lánh; Hà Nội sáng rực trong kỉ niệm;các toa tàu đèn sáng trưng vụt qua...)  Biểu trưng cho niềm khao khát ánh sáng – khao khát về một cuộc sống tươi sáng...III. Tổng kết: * Các em hãy tổng kết bài học bằng cách trả lời các câu hỏi sau(ghi câu hỏi và về trả lời vào vở ghi văn):Câu1:Vì sao Thạch Lam lại đặt tên cho truyện ngắn này là “Hai đứa trẻ”?Câu 2: Theo em chủ đề của truyện ngắn này là gì ?Câu 3 : Qua truyện ngắn này cho thấy những nét đặc sắc gì ở ngòi bút của Thạch Lam? Bài tập: 1. Viết vào vở luyện viết văn : Phân tích bức tranh phố huyện và tâm trạng của con người trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”2. Chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo : “Chữ người tử tù” Luyện tập1. Thạch Lam tên thật là : A. Nguyễn Tường Tam B. NguyễnTường Lân C. Nguyễn Tường Long. D. Nhất Linh E. Hoàng Đạo 2.Thạch Lam là một trong những cây bút chủ chốt của tuần báo có tên là :Tự lựcvăn đoàn. B. Phong hoáNgày nay D. Cả A,B,C E. Cả B, C 3. Thạch Lam xuất sắc trong lĩnh vực :Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn hiện thựcTruyện ngắn lãng mạn D. Truyện ngắn với sự kết hợp hai yếu tố hiện thực và trữ tình 4. Đặc điểm rất riêng ở truyện của Thạch Lam là :Trần trụi ,thô ráp như cuộc sống Phảng phất như một bài thơ đượm buồn Cốt truyện có những tình huống độc đáo. D. Truyện thường rất giàu kịch tính. 5. Hai đứa trẻ là bức tranh tâm trạng chủ yếu của:Liên B. An.C. Liên và An D. Liên ,An và chị Tí 6. Liên và An trong truyện là :Hai chị em gái ruột Chị gái và em trai ruột Hai chị em gái họ.D. Chị gái và em trai họ.7. Hình tượng ánh sáng của “Hai đứa trẻ”có ýnghĩa:A. Mô tả bóng tối B. ẩn chứa khát vọng hi vọngC. Đối lập hai thế giơí : Phố huyện và Hà Nội hoalệLàm cho câu chuyện nên thơCả A,B,C,DCả B, C, D.8. Câu văn của Thạch Lam “đêm tối đối với Liên quen lắm,chị không sợ nó nữa”tạo cho người đọc ấn tượng :Liên rất bạo dạnLiên vốn trước đây rất nhát sợ Liên già trước tuổi D. Liên đã lớn khôn.9. Cách diễn tả rác sau phiên chợ của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”qua câu văn “Trên đất chỉ còn rác rưởi ,vỏ bưởi,vỏ thị,lá nhãn ,lá mía”- cho ta thấy:Đây là phiên chợ quê với những sản vật quêĐây là phiên chợ của một miền quê nghèo túng Đây là cảnh vắng lặng sau phiên chợ.D. Đây là cảnh tù đọng của đời sống phố huyện.10.Thành công nghệ thuật nổi bật của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”:Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vậtNghệ thuật xây dựng các xung độtNghệ thuật xây dựng cốt truyệnD. Nghệ thuật tả cảnh.11. Câu văn “Tối hết cả,con đường thăm thẳm ra sông,con đường qua chợ về nhà,các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa” trong “Hai đứa trẻ”của Thạch Lam tạo ấn tượng:Bóng tối ,ngày một dày đặc hơn, bao trùm tất cả Mọi ngả đường đều tăm tối ,bế tắc.Bóng tối bao trùm tất cả đến nghẹt thở.Tối đến mức không thể tối hơn được nữa 12. Chi tiết ngọn đèn trên chiếc chõng tre của chị Tí xuất hiện 5 lần B. 6 lần.C. 7 lần D. 8 lần13. Cốt truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được xây dựng trên:Sự vận động của thời gian : từ chiều tối đêmSự chuyển cảnh của không gian : chợ tànphố huyện chiều tối  chuyến tàu đêmC. Diễn biến trong tâm trạng nhân vật Liên trước cảnh: chợ tàn những kiếp người tàn chuyến tàu đêm D. Tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với những người dân phố huyện.14. Trong truyện “Hai đứa trẻ”Thạch Lam đã thể hiện hình tượng nhân vật Liên với những nét nổi bật :Liên là trường hợp tiêu biểu cho những con nhà lành đang rơi vào cảnh nghèo đói ,bế tắc vì sa sút thất nghiệp . Cuộc sống của Liên cũng như bao số phận khác ở phốhuyện đang chìm dần trong một nhịp sống tẻ nhạt ,héo mòn B. Liên là một đứa trẻ giàu tình yêu thương;luôn quan tâm đến những người xung quanhC. Vì sớm phải kiếm sống ,nên Liên là đứa trẻ sớm trưởng thành ,có nhiều nét già dặn so với lứa tuổi của mình D. Liên là đứa trẻ hiếu thảo đảm đang ;có đời sống tâm hồn và giàu ước mơCả A,B,C,DF. B,C,D.15. Đây là truyện về “Hai đứa trẻ” nhưng nhân vậtLiên được người kể chuyện gọi là “chị”.Đó là bởi(tìm ý sai)A. Câu chuyện có tính chất tự thuật lại những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả với người chị lúc còn ở phố huyện Cẩm Giàng, Hải HưngB. Biểu hiện sự trân trọng của An- An đang kể chuyện chị mìnhC. Để miêu tả tâm lí vừa trẻ con ngây thơ , vừa chín chắn như người lớn.16.Nhà văn Thạch Lam đăt tên cho truyện ngắn của mình là “Hai đứa trẻ”,vì :Vì chị em Liên là những người nhạy cảm trước nỗi đau,trước cuộc sống tàn lụi , tẻ nhạt của những con người nơi phố huyện B. Vì Thạch Lam là nhà văn có tinh thần nhân đạo , tác phẩm của ông thường thể hiện một lòng yêu thương ,lòng trắc ẩn mênh mông với trẻ em C. Vì hai chị em Liên là linh hồn của câu chuyện ,của cảnh đời tăm tối nơi phố huyện . Sống đắm chìm trong bóng tối nhưng chị em Liên luôn khao khát ánh sáng và một cuộc sống tốt đẹp hơn D. Vì giữa những cuộc đời tăm tối ấy , Liên và em đã từng biết thế nào là ánh sáng cuộc đời chốn thị thành .17. Chi tiết chuyến tàu đêm đi qua phố huyện có ý nghĩa :Thể hiện nếp sinh hoạt thường nhật ở phố huyện B. Là sự chờ đợi hằng đêm của chị em Liên C. Là ước mơ về một thế giới khác với phố huyện nghèo đầy bóng tối D. Là sự phá vỡ cái đơn điệu và bóng tối nơi phố huyện.18. “Hai đứa trẻ” là tác phẩm thuộc khuynh hướng : A. Hiện thực phê phán B. Lãng mạn C. Lãng mạn nhưng có dấu ấn hiện thực D.Không rõ khuynh hướng. 19. “Hai đứa trẻ” kết thúc ở chi tiết : A. Chuyến tàu đêm đi qua phố huyện B. Bóng tối nơi phố huyện C. Cảnh kết thúc những hoạt động ban đêm. D. Cảnh sân ga sau khi tàu đi qua. 20. Chất thơ của “Hai đứa trẻ” được thể hiện rõ nhất ởBức tranh tả cảnh phố huyện.Thế giới nội tâm phong phú của cô bé LiênGiọng văn thủ thỉ của tác giả Vẻ đẹp của thiên nhiên và tình cảm của con người ở phố huyện 

File đính kèm:

  • pptHai_dua_tre.ppt
Bài giảng liên quan