Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
PHỐ HUYỆN VỀ CHIỀU
PHỐ HUYỆN VỀ ĐÊM
PHỐ HUYỆN VỀ KHUYA
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HAI ĐỨA TRẺTHẠCH LAMHAI ĐỨA TRẺABGIỚI THIỆUTÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬTCTỔNG KẾTA. GIỚI THIỆUTÁC GIẢTÁC PHẨMB. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬTPHỐ HUYỆN VỀ CHIỀUPHỐ HUYỆN VỀ ĐÊMPHỐ HUYỆN VỀ KHUYAIIIIIII. TÁC GIẢ-Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh-Nguyễn Trường Lân, trong một gia đình công chức gốc quan lại, là em ruột của nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo (cả ba người đều là thành viên của tự lực văn đoàn).-Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc sở trường là truyện ngắn, loại truyện tâm tình.-Quan niệm văn chương lành mạnh , tiến bộ.II. TÁC PHẨM-Sáng tác 1938 trích “Nắng trong vườn”, một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, có sự hòa quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.I. PHỐ HUYỆN VỀ CHIỀUĐọc “Tiếng trống thu khôngngày tàn”/95 và trả lời câu hỏi:Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả như thế nào? (gợi ý: âm thanh, màu sắc, đường nét)Bức tranh thiên nhiên: Bức họa đồng quê quen thuộc, gần gũi gợi cảm Âm thanh tiếng trống trung thu khôngtiếng ếch nhái ngoài đồng ruộngtiếng muỗi vo veMàu sắc phương tây đỏ rựcđám mây ánh hồngdãy tre làng đen lạiĐường nét dãy tre làng cắt hình đỏ rực trên nền trời-Cảnh chợ tàn:Tìm những đặc điểm về âm thanh, hình ảnh thể hiệc cảnh chợ tàn-Cảnh chợ tàn: +Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi ẩm mốc bốc lên”Cảnh hoang tàn, sơ xác + “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ... Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”Bức trang chợ tàn tiêu điều, tội nghiệp-Cuộc sống con ngườiThạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?+Chị Tí: “ngày chị đi mò cua bắt tép”, “tối đến chị mới dọn cái hàng nước này” kiếm sống cũng chẳng được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng từ chấp tối cho đến hết đêm.+Gian hàng tạp hóa nhỏ xíu của chị em Liên- An mới dọn từ khi thầy Liên mất việc, nói chung là ế ẩm+Bà cụ Thi điên nghiện rượu “đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần” =>Họ lặng lẽ như những cái bóng, ít nói năng, hành động thỉnh thoảng có những câu đối thoại cộc lốc. Cảnh và người như chìm vào bóng tối.-Tâm trạng của Liên +Lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn +Cảm nhận mùi riêng của đất của quê hương này +Động lòng thương bọn trẻ con nhà nghèo =>Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế có lòng trắc ẩn, yêu thương con người*Nghệ thuật: +Những câu văn êm dịu có nhịp điệu chậm rãi, vừa giàu hình ảnh nhạc điệu vừa uyển chuyển tinh tế. +Mỗi câu văn như một nét vẽ đơn sơ nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật. Lần lượt mỗi câu văn mở ra một cảnh, cảnh trong câu trước như gợi dậy cảnh ở câu sau.=>Ngòi bút tinh tế, điềm đạm của Thạch LamII. PHỐ HUYỆN VỀ ĐÊM-Ngập chìm trong bóng tối mênh mông +Tối hết cả.sẫm đen hơn nữa”/98 +Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.-Ánh sáng yếu ớt nhỏ bé: ở một vài cửa hàng, cửa chỉ hé ra một khe ánh sáng +Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tí +Chấm lửa nhỏ ở bếp lửa của Bác Siêu +Ngọn đèn của Liên thưa thớt từng hột sáng loạt qua phiên nứa =>Tác giả trở đi trở lải nhiều lần hình ảnh ngọn đèn con của hàng nước chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ: hình ảnh biểu tượng cho người dân phố huyện. =>Tương quan giữa bóng tối- ánh sáng, bóng tối bao trùm dày đặc >Biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé vô danh sống leo lắt trong bóng tối mênh mông của xã hội cũ.-Nhịp sống của những người dân lặp đi lặp lại một cách đơn điệu buồn tẻ.Tìm những hành động của những người dân phố huyện.Chị TíBác phở SiêuGia đình Bác xẩmLiên- An+Vẫn những động tác quen thuộc: chị Tí dọn hàng, Bác phở Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt.+Vẫn những suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày. Người nhà cậu Thừa, cụ Tục đi gọi người đánh tổ tôm+Vẫn tiếng đàn bầu bần bậc của bác Xẫm ế khách+ “Đêm nào Liên và Anquan cảnh phố chung quanh”/98=> Những con người này hoạt động theo nếp sinh hoạt quen thuộc có phần máy móc-Ước mơ mong đợi trong bóng tối: “chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”/99. +Ước mơ rất mơ hồ: càng cho thấy tình cảnh tội nghiệp của những người sống mà không biết số phận mình rồi sẽ ra sao. +Dù vậy họ vẫn không mất hết hi vọng và niềm tin vào cuộc sống: trong hoàn cảnh nào con người vẫn không thôi ước mơ những điều tốt đẹp. Sống là phải biết ước mơ và hy vọng-Giọng văn đều đều, chậm buồn tha thiết +Nỗi bật tâm trạng Liên: buồn bã, nuối tiếc xa xăm +Thể hiện niềm xót thương da diết của Thạch Lam với những người dân nghèo phố huyệnIII. PHố HUYỆN VỀ KHUYA- Hình ảnh đoàn tàu qua cái nhìn và tâm trạng của hai đứa trẻ chuyến tàu đến trong sự chờ đợi, háo hức: Sự xuất hiện của người gác ghi -> ngọn lửa xanh biết -> tiếng còi xe lửa từ đâu vang lại (Liên đánh thức em) -> tiếng dồn dập, tiếng xe đứt mạnh vào ghi -> làn khói bừng trắng từ xa -> tiếng hành khách ồn ào -> tàu rầm rộ đi tới -> các toa đèn sáng trưng (Liên dắt An đứng dậy để nhìn) -Chuyến tàu qua trong sự tiếc nuối của hai đứa trẻ và hồi ức của Liên về Hà Nội: chuyến tàu đi vào đêm tối để lại những đóm tan nhỏ -> chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa rồi khuất sau ngọn tre (hai chị em còn nhìn theo mãi). Liên lặng theo mơ tưởng! Hà Nội xa xăm”*Ý nghĩa của chuyến tàu đêm Là biểu tượng của một thời gian thật đáng sống: sức sống mạnh mẽ, sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng. Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi, nghèo nà, tồi tàn và quẩn quanh của những kí ức tuổi thơ êm đềm*Tâm tư sầu kín của hai đứa trẻ và thông điệp tư tưởng của nhà văn +Thạch Lam trân trọng nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không cam chịu cái hiện tại tầm thường nhạt nhẽo, đang vây quanh mình của hai đứa trẻ.+Đừng bao giờ để cuộc sống con người chìm trong cuộc đời phẳng lặng. Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa.+Những con người đang phải sống một cuộc sống tối tăm, mòm mỏi, tù túng hãy cố vương ra ánh sáng hướng tới một cuộc sống tươi đẹp.C. Tổng kếtI. Nội dung -Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước CM. Đồng thời, ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồn của họII. Nghệ thuật-Truyện không có cốt truyện -Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.- Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực. -Miêu tả tâm lí đặc sắc.
File đính kèm:
- Hai_dua_tre.pptx