Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

KẾT CẤU BÀI GIẢNG

Vài nét về tác giả - tác phẩm.

I. Tác giả.

II. Tiểu thuyết “Số đỏ”.

B. Văn bản “Hạnh phúc của một tang gia”.

I. Vị trí.

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Tình huống trào phúng.

2. Ý nghĩa tư tưởng.

III. Tổng kết.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY.LỚP 11 SINHHẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA(Trích tiểu thuyết Số đỏ) Vũ Trọng PhụngKẾT CẤU BÀI GIẢNGVài nét về tác giả - tác phẩm.I. Tác giả.II. Tiểu thuyết “Số đỏ”.B. Văn bản “Hạnh phúc của một tang gia”.I. Vị trí.II. Tìm hiểu văn bản.1. Tình huống trào phúng.2. Ý nghĩa tư tưởng.III. Tổng kết.* Hình thức đám tang.- “Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, và bú-dích, ba trăm câu đối”, lại có cả “những nhà tài tử đã thi nhau chụp ảnh như ở hội chợ”. “Đi đến đâu thì huyên náo đến đấy. Cả thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to”. “Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên”, có lúc nhốn nháo, rầm rộ “như gặp phải một tai nạn xe cộ”.b) Cảnh đưa đám.- Câu văn trần thuật: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu”.→ Giọng điệu cứ lạnh lùng mỉa mai, châm biếm mà xiết bao chua chát.→ Một đám ma giống như một đám rước, đám hội, nó phơi bày bản chất khoe mẽ nên thành ra bát nháo, hổ lốn, rởm hợm, làm mất đi bản sắc văn hoá, thuần phong mĩ tục của dân tộc.* Những người đi đưa đám.- “Một nửa là phụ nữ, phần nhiều là tân thời”. - “Đủ giai thanh gái lịch nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”.+ Thủ pháp nghệ thuật:- Đối lập tương phản giữa bản chất bên trong với hình thức bên ngoài:+ Chi tiết nghệ thuật:- Ngôn ngữ đối chọi nhau gay gắt: “tân thời”, “giai thanh gái lịch”, “nghiêm chỉnh”, “buồn rầu” > Vạch rõ sự đểu giả, mất nhân tính của những kẻ vẫn mang danh là tân thời, văn minh, tân tiến.→ Tạo nên giọng điệu mỉa mai, châm biếm rất sâu sắc. Bên ngoài: “làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh”, “vẻ mặt buồn rầu”. Bên trong: lộ rõ bản chất nhố nhăng, đồi bại.- Câu văn trần thuật: “Đám cứ đi”Hình thức câu: - bỏ lửng. - lặp lại hai lần.→ Thể hiện rất rõ giọng điệu trào phúng: là cái bĩu môi đầy khinh bỉ, là một tiếng chửi, một lời nguyền rủa cay độc mà nhà văn ném vào cái xã hội “khốn nạn” ấy.* Cảnh hạ huyệt.+ Cậu tú Tân:“Luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng, bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt”.“Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau”.→ Thể hiện rõ nhất tính chất đóng kịch, bộ mặt giả dối của cái xã hội ấy. Chính những con người này đã “tạo ra những tấm ảnh giả về cái chết thật và những tấm ảnh thật về cái chết của nhân tính”.Những chi tiết nghệ thuật đặc sắc:+ Ông Phán mọc sừng:- “Oặt người đi, khóc mãi không thôi: Hứt!... Hứt!... Hứt!...”→ Đó là cử chỉ và tiếng khóc nhằm che giấu nụ cười sung sướng nên khóc không ra khóc mà cười chẳng ra cười. Tiếng khóc đứt quãng, khô khốc như cố nặn ra thể hiện sự giả dối đã đạt tới mức trơ tráo, vô sỉ. - Trong lúc lả oặt người, hắn đã bí mật “dúi một cái giấy bạc năm đồng gấp tư” vào tay Xuân Tóc Đỏ - kẻ đã có công giết người nằm trong quan tài kia. → Nói lên sự tàn phá ghê gớm của nhân tính con người bởi đồng tiền.=> Đây là một đám tang mà cả một xã hội vô sỉ đưa chút liêm sỉ cuối cùng, là đám tang một người hay cũng là hành trình đi tới mồ chôn nhân tính của toàn xã hội.2. Ý nghĩa tư tưởng.- Thể hiện nhỡn quan “vô nghĩa lí” của Vũ Trọng Phụng: nhìn cuộc đời giống như một sân khấu hài và con người hiện lên như những con rối buồn cười, ngớ ngẩn, ngô nghê, lố bịch đang múa may, diễn trò để tự chuốc lấy tiếng cười mỉa mai của độc giả.→ Chi phối đến bản chất tiếng cười trong sáng tác của nhà văn:+ Tiếng cười đả kích, phê phán thể hiện niềm căm phẫn của tác giả trước cái lố lăng, đồi bại, bất nhân của xã hội thực dân tư sản thành thị trước Cách mạng.+ Qua tiếng cười, nhà văn cũng muốn phủ nhận, chôn vùi cái thây ma của xã hội ấy.=> Đằng sau cái hài là cái bi.III. Tổng kết.Nghệ thuật. Thể hiện một ngòi bút trào phúng bậc thầy:+ Tạo dựng tình huống trào phúng độc đáo.+ Khắc hoạ những chân dung trào phúng kết hợp những chi tiết trào phúng đặc sắc.+ Giọng điệu trào phúng đa thanh, phức điệu tạo hiệu quả nghệ thuật đặc biệt.2. Nội dung:+ Phơi bày bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám. + Niềm phẫn uất khôn nguôi của nhà văn về một xã hội “khốn nạn”, “chó đểu”. Giá trị hiện thực sâu sắc.Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh!

File đính kèm:

  • pptHANH_PHUC_CUA_MOT_TANG_GIA.ppt