Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

Giới thiệu chung:

 1. Tác giả:

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, mất năm 1939.

Quê làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Tác phẩm tiêu biểu:

Phóng sự: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ lấy Tây

- Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Trúng số

ppt30 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 46-47, Đọc vănBàiHạnh phúc của mộttang gia(Trích Số đỏ) Vũ Trọng Phụng Giới thiệu chung: 1. Tác giả:Nêu những nội dung chính về tác giả Vũ Trọng Phụng?Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912, mất năm 1939.Quê làng Hảo, huyện Mĩ Hào, tỉnh Hưng Yên.Chân dung tác giảTác phẩm tiêu biểu:Phóng sự: Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ lấy Tây- Tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Trúng số độc đắcGiông tố Vũ Trọng PhụngHẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA 2. Tiểu thuyết “Số đỏ”: Đăng trên Hà Nội báo. In thành sách lần đầu năm 1938.Tóm tắt: - Xuân, thường gọi là Xuân Tóc Đỏ, từ một đứa trẻ mồ côi, sống bụi đời, vô học, lưu manh, được bà Phó Đoan – một me Tây dâm đãng – và vợ chồng Văn Minh giúp đỡ làm việc tại tiệm may Âu hóa. - Từ đó hắn gia nhập vào xã hội thượng lưu, hoặc là do cố ý, hoặc là do vô tình hắn được tôn vinh lên làm “đốc tờ Xuân”, nhà cải cách xã hội, “giáo sư quần vợt”, nhà “chấn hưng phật giáo” và được cô Tuyết – em Văn Minh – say mê. - Vì vô tình mà Xuân gây ra cái chết của cụ cố tổ - cha đẻ cụ cố Hồng và được mọi người trong gia đình này ghi ơn và Tuyết càng yêu hắn hơn. - Vinh quang tuyệt đỉnh đến với hắn, trong chuyến tuần du Bắc Kì của vua Xiêm, bằng những thủ đoạn xảo trá của mình, Xuân đã được cử ra thi đấu quần vợt với quân của vua Xiêm La - Cuộc chiến diễn ra sôi nổi, vua Xiêm tức giận vì cầu thủ của mình tỏ ra yếu thế hơn Xuân. - Xuân được lệnh phải thua để tránh cho hai nước khỏi thảm họa chiến tranh. - Hắn trở thành anh hùng cứu quốc, được thưởng “Bắc Đẩu bội tinh” và được nhận làm con rể cụ cố Hồng.Cụ cố tổCụ cố Hồng(con)Ông bàVăn Minh(con trai & dâu)Cô TuyếtCậuTú Tân(con gái út)(con trai)Ông PhánMọc sừng(con rể thứ)Sơ đồ gia đình cụ cố HồngCụ cố HồngVăn Minh và vợCô TuyếtTú TânPhán mọc sừng3. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”Câu hỏi: Hãy cho biết vị trí của đoạn trích?HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIAII. Phân tích đoạn trích: 1. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích và tình huống trào phúng :Suy nghĩ của em về nhan đề và tình huống trào phúng?HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIAHạnh phúc của một tang giaVui mừng, sung sướngĐau buồn, thương tiếc> gợi sự hấp dẫn cho độc giả.Ngày hội của đám ma=>Giá trị mỉa mai, châm biếm đả kích mạnh mẽ. 1. Ý nghĩa nhan đề đoạn trích và tình huống trào phúng : - Nhan đề vừa gây sự chú ý cho người đọc, vừa phản ánh rất đúng sự thật mỉa mai, tàn nhẫn: con cháu đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. - Tình huống trào phúng: tang gia mà lại hạnh phúc! Có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng!HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA 2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình khi cụ cố tổ chết: Niềm vui chung của đại gia đình này khi cụ cố tổ chết là gì? - Niềm vui chung lớn nhất là tờ di chúc của cụ cố tổ đã tới lúc được thực hiện. - Niềm vui riêng:Thảo luận nhómNhóm 1,3: Phân tích niềm hạnh phúc của cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh.Nhóm 2,5: Phân tích niềm hạnh phúc của Tuyết, tú Tân, Phán mọc sừng, Xuân tóc đỏ.Nhóm 4,6: Phân tích niềm hạnh phúc của những người ngoài gia quyến.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA 2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Cụ cố Hồng: “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng.kia kìa”: được dịp diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người.một kẻ háo danh, vô trách nhiệm. HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Ông Văn Minh: “phân vân, vò đầu rứt tóc”, “đăm đăm chiêu chiêu” lo mời luật sư để cho cái chúc thư kia sớm đi vào thực hành và xử trí Xuân Tóc Đỏ. bản chất giả dối, bất nhân, hám tiền.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA 2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Bà Văn Minh: được dịp lăng-xê những những mốt y phục tân thời, táo bạo, cơ hội để kiếm tiền.hám lợi, văn minh rởm.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Cô tuyết: cơ hội để chưng diện, phô bày sự hư hỏng của kẻ “chưa đánh mất cả chữ trinh”.hư hỏng, lố lăng, lẳng lơ.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Cậu tú Tân: sướng điên người vì là cơ hội hiếm có để giải trí và chứng tỏ tài chụp ảnh.Bất nhân, bất nghĩa.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Phán mọc sừng: thật sung sướng, tin chắc rằng mình sẽ được trả công xứng đáng nhờ đôi sừng vô hình.Vô liêm sỉ, đểu giả, đê tiện.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng: * Xuân Tóc Đỏ: danh giá và uy tín càng cao vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết. Ma mãnh, đê tiện.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA2. Niềm hạnh phúc của những người trong gia đình cụ cố Hồng: - Niềm vui riêng:Em có cảm nhận gì về gia đình cụ cố Hồng nói riêng và xã hội thượng lưu thành thị nói chung?Đó là gia đình đại bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa; đồi bại về đạo đức. Xã hội thượng lưu ấy giả dối, lố lăng, vô đạo đức.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA3. Niềm hạnh phúc của những người ngoài gia quyến: * Cảnh sát Min Đơ, Min Toa: kiếm được tiền vì được thuê giữ trật tự cho đám tang. * Bạn bè cụ cố Hồng: được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm, các thứ râu ria. * Hàng phố: được xem một đám tang to tát chưa từng có.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA4. Cảnh “đám ma gương mẫu”:Đám tang đã được tổ chức như thế nào từ lúc cất đám cho đến trước lúc hạ huyệt? - Được tổ chức theo lối “hổ lốn”, bát nháo, lộn xộn:	+ Đủ cả kèn ta, kèn Tây, kèn Tàu.	+Có hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng.	HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA4. Cảnh “đám ma gương mẫu”: - Người đi đưa đông đúc, sang trọng, nam nữ “cười tình với nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau” - Điệp khúc “Đám cứ đi” : đây là đám ma đồ sộ, như một đám rước, đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Dụng ý của nhà văn khi lặp lại hai lần chi tiết “Đám cứ đi”?HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA4. Cảnh “đám ma gương mẫu”: - Cảnh hạ huyệt:	+ Cậu tú Tân “bắt bẻ từng người” để chụp được các bức ảnh đẹp lúc hạ huyệt.	+ Cụ cố Hồng: mếu máo, ngất đi.	+ Ông Phán mọc sừng: khóc “Hứt!... Hứt!...Hứt! và kín đáo dúi vào tay Xuân tờ bạc năm đồng.Cảnh hạ huyệt của đám tang phô bày ra điều gì, thể hiện qua những chi tiết nào?HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA4. Cảnh “đám ma gương mẫu”: Đám ma gương mẫu, to tát nhưng thực chất là sự giả dối, đồi bại, vô văn hóa, vô đạo đức của xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời.Anh/chị nhận xét như thế nào về xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời, qua cảnh tượng của cái “đám ma gương mẫu”?HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIAHẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIAThái độ của nhà văn đối với xã hội “thượng lưu” thành thị đương thời?Nhà văn có thái độ khinh bỉ, nhạo báng một cách cay độc trong tiếng cười trào phúng mang sức mạnh hủy diệt, triệt hạ.HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA5. Nghệ thuật trào phúng: - Các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa được sử dụng đan xen linh hoạt. - Sử dụng bút pháp miêu tả tương ứng trong đối lập giữa nội tâm và ngoại hình của một con người.Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích được thể hiện như thế nào? HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIAIII. Tổng kết: - Giá trị nội dung: Nhà văn phê phán mãnh liệt bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng Tám. Đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân. - Giá trị nghệ thuật: bút pháp châm biếm mãnh liệt tạo nên màn hài kịch phong phú, kết hợp hai thủ pháp tương phản và cường điệu để lật bộ mặt của bọn đạo đức giả.Từ những nội dung đã phân tích hãy rút ra giá trị nội dung của đoạn trích và nhận xét về nghệ thuật trào phúng của tác giả?

File đính kèm:

  • ppthanh_phuc_tang_gia.ppt