Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Hà Thị Thu Nga

• Đọc hiểu văn bản.

• Tác phẩm Lục Vân Tiên.

- Tác phẩm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân Gia Định.

Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp

Ngay từ khi mới ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gia Định đón nhận và lưu truyền rộng rãi

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) - Hà Thị Thu Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11BIÊN SOẠN: HÀ THỊ THU NGA LẼ GHÉT THƯƠNG(Trích Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) ĐỌC VĂN:Đọc hiểu văn bản.Tác phẩm Lục Vân Tiên.Các em đọc tiểu dẫn và trình bày một vài nét về tác phẩm Lục Vân TiênTác phẩm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho nhân dân Gia Định. - Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp - Ngay từ khi mới ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gia Định đón nhận và lưu truyền rộng rãi2. Vị trí đoạn trích.Em hãy trình bày vị trí của đoạn trích ?- Đoạn trích được trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện Lục Vân Tiên.- Nội dung là cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán với 4 chàng nho sinh: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm.II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.Những điều ông Quán ghét.Em hãy trình bày những điều ông Quán ghét ?- Ghét việc tầm phào.- Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm.- Ghét đời U, Lệ đa đoan.- Ghét đời Ngũ Bá phân vân.- Ghét đời thúc quý phân băng.Em có suy nghĩ gì về những điều ông Quán ghét ?Đời Kiệt, Trụ => làm dân sa hầm sảy hangĐời U,Lệ => khiến dân lầm thanĐời Ngũ, Bá => làm dân nhọc nhằnĐời Thúc, Quý => lằng nhằng rối dânVì:Điểm chung về những điều ông Quán ghét ?=> Đó là những triều đại vua chúa say đắm tửu sắc,ăn chơi sa đọa, lộng hành quyền lực làm cho đất nước ốm yếu, bấn loạn, nhân dân khốn cùng.Vì ai mà ông Quán ghét ?Vì dân: Mỗi câu thơ lục bát là một tiếng dân. Nhà thơ đứng về quan điểm của nhân dân để bình phẩm lịch sử.2) Những điều ông Quán thươngÔng Quán thương những ai ?-Thương đức Thánh nhân ( Khổng Tử ) => long đong, lận đận- Thương thầy Nhan Tử => hiếu học nhưng mất sớm- Thương ông Gia Cát => phí hoài tài năng công sức- Thương thầy Đổng Tử => không có điều kiện để thi thố tài năng.- Thương người Nguyên Lượng => bất đắc chí- Thương ông Hàn Dũ => bị đi đày- Thương thầy Liêm Lạc => không được trong dụngĐiểm chung trong những điều ông Quán thương là gì ?=> Đó điều là những con người có tài, có đức, muốn hành đạo giúp đời nhưng đều không đạt sở nguyện.3) Quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu về lẽ ghét thương.Đoạn thơ sử dụng nhiều động từ “ghét”,” thương” em cảm nhận được gì về điều đó ?=> Thể hiện quan điểm rạch ròi, trong sáng, phân minh trong việc ghét và thương.=> Tăng cường độ cảm xúc; yêu thương hết mực và căm ghét cũng đến điều.Câu hỏi thảo luận:( 5p )Em hiểu thế nào về câu thơ “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” Định hướng trả lời: Ghét và thương là hai thái cực tình cảm trái ngược nhau ở một con người vậy mà ở Nguyễn Đình Chiểu “lẽ ghét thương” lại xuất phát từ một điểm đó là tình cảm sâu sắc,thâm hậu đối với quần chúng nhân dân. Ông ghét cũng vì dân và thương cũng vì dân. Đó là chân lý sống của một thầy giáo mẫu mực coi việc dạy người quan trong hơn dạy chữ, đạo đức quý trọng hơn cả tài năng.III.Tổng kếtEm hãy đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?- Nội dung: Yêu ghét là một phẩm chất trong đạo đức của mỗi con người.- Nghệ thuật: Câu thơ lục bát nhẹ nhàng, thâm thúy, sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ và điển tích, điển cố có tính khái quát cao, diễn tả sâu sắc trạng thái tâm lý, tình cảm của nhân vật trữ tình.XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ TẠM BIỆT!

File đính kèm:

  • pptLe_ghet_thuong_NDC.ppt