Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
2/ Tác phẩm
“Một thời đại trong thi ca” là bài tiểu luận mở đầu tác phẩm Thi Nhân Việt Nam – cuốn sách tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới (1932 -1942). Đoạn trích thuộc phần cuối của bài tiểu luận mang tên “Một thời đại trong thi ca”. Hơn nửa thế kỉ đã qua đi, đến hôm nay, bài viết này vẫn được đánh giá là công trình nghiên cứu, đầy đủ, sâu sắc và mẫu mực về thơ mới.
MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CAHoài Thanh có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội..(ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.Trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.Hình ảnh tác phẩm “Một thời đại trong thi ca”Đây là hình ảnh một thời đại trong thi ca2/ Tác phẩm“Một thời đại trong thi ca” là bài tiểu luận mở đầu tác phẩm Thi Nhân Việt Nam – cuốn sách tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới (1932 -1942). Đoạn trích thuộc phần cuối của bài tiểu luận mang tên “Một thời đại trong thi ca”. Hơn nửa thế kỉ đã qua đi, đến hôm nay, bài viết này vẫn được đánh giá là công trình nghiên cứu, đầy đủ, sâu sắc và mẫu mực về thơ mới.II/ĐỌC HIỂU1- Bố cụcVăn bản chia thành ba phần:Phần 1: Nguyên tắc để phân biệt tinh thần thơ mới va thơ cũ.Phần 2 :Tinh thần thơ mới kết tinh trong Cái TÔI; thơ cũ kết tình trong “CÁI TA”Phần 3 :Sự vận động của thơ mới xung quanh CÁI TÔI và bi kịch của nó.2- Nguyên tắc phân biệt “tinh thần thơ mới” và thơ cũ .“Tinh thần thơ mới” là cái bản chất, cốt lõi chi phối toàn bộ thơ mới, làm nên đặc trưng thơ mới.Theo Hoài Thanh, ranh giới giữa thơ cũ và mới không rõ ràng. Thơ cũ, thơ mới đều có những bài hay, bài dở. Phân biệt mới – cũ là điều không đơn giản. Hoài Thanh đã lấy hai ví dụ (thơ của Xuân Diệu và Bà Huyện Thanh Quan) để làm cớ sở cho nhận xét của mình. Tác giả nhìn hai thời đại thi ca bằng con con mắt “đại thể” (khái quát).Tinh thần thơ mới kết tinh cái tôi.Theo tác giả, tinh thần thơ mới được thể hiện qua chữ “tôi” ( từ “Xã hội Việt Nam” đến “biển cả” ). Cái tôi gắn với cái riêng, cá nhân, cá thể. Cái ta gắn với cái chung, tập thể, cộng đồng.Cái tôi với ý nghĩa cá nhân được trên diễn đàn thi ca lúc bấy giờ rất nhỏ bé, đáng thương, lại luôn luôn bị dõi theo bởi những cái nhìn khó chịu. Vì sao vậy ? Vì cái tôi đã thoát khỏi cái ta, đứng riêng một cõi, một thế giới. Đó là cái tôi trữ tình – tinh thần của thơ mới lãng mạn.Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.Sự vận động của thơ mới - đó là những gì thơ ca toát lên cùng các nhà thơ: lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư ... Tuy vậy, việc thể hiện bằng chữ tôi đã lâm vào tình trạng “càng đi sâu càng lạnh” ( “ Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”). Cái bi kịch ấy chính là sự thiếu đi một lòng tin đầy đủ. Nhà thơ chỉ sử dụng tiếng Việt – tâm hồn chung để gửi vào ấy nổi niềm riêng của bản thân.Bi kịch trên là nỗi thất vọng lớn nhưng le lói niềm hi vọng. Bởi đó chỉ là sự biến đổi giữa cũ và mới - chứ không hề bị mất đi. Qua thơ mới, thi nhân tìm thấy một con đường trở về dĩ vãng để vịn vào những gì bất diệt mà hướng tới “ngày mai”.III/ TỔNG KẾT :-Nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẻ, văn phong tài hoa, giàu cảm xúc .-Tác giả nêu rõ nội dung của “Tinh thần thơ mới “, đồng thời cũng chỉ ra “bi kịch ngầm ngầm trong hồn thanh niên” lúc bấy giờ . Hoài Thanh đã nhìn thơ mới bằng con mắt sâu sắc, thấu tình đạt lí. Theo ông, “cái tầm thường, cái lố lăng, bài hay, bài dở, ... thường đan xen. Trong cái mới vẩn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Vì vậy, sự phân biệt cũ và mới gặp không ít khó khăn.
File đính kèm:
- bai_31_mot_thoi_dai_trong_thi_ca.pptx