Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

.tìm hiểu chung (12 phút)

1. Tác giả (7 phút)

 Hoài Thanh (1909 - 1982). Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An.

Sớm tham gia phong trào yêu nước, viết văn từ khi 20 tuổi, hoạt động chủ yếu trong ngành VHNT.

 Là nhà phê bình xuất sắc nhất của VHVN hiện đại, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.

- Năm 2000, Hoài Thanh được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

 

ppt36 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hương pháp- Đọc sáng tạo- Thảo luận nhóm- Đối thoại, gợi tìmD. Tiến trình thực hiện 1. ổn định tổ chức lớp (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)Lập luận chủ yếu của ăng ghen để nói về ba cống hiến vĩ đại của Các Mác là gì? Trả lời: Sử dụng biện pháp lập luận tầng bậc kết hợp với so sánh  từ đó làm nổi bật ba cống hiến vĩ đại của Các Mác đối với nhân loại. 3. Bài mới (39 phút)Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV: Trình chiếu một số hình ảnh: chân dung Hoài Thanh, quê hương Nghệ An... GV đặt câu hỏi: Qua những hình ảnh tư liệu vừa xem và chuẩn bị bài ở nhà, hãy giới thiệu ngắn gọn về Hoài Thanh? I.tìm hiểu chung (12 phút) 1. Tác giả (7 phút) Hoài Thanh (1909 - 1982). Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên, xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Sớm tham gia phong trào yêu nước, viết văn từ khi 20 tuổi, hoạt động chủ yếu trong ngành VHNT. Là nhà phê bình xuất sắc nhất của VHVN hiện đại, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị.- Năm 2000, Hoài Thanh được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GVđặt câu hỏi: Hãy nêu những hiểu biết của em về cuốn Thi nhân Việt Nam và bài phê bình Một thời đại trong thi ca?2. Tác phẩm (5 phút)Thi nhân Việt Nam là công trình nghiên cứu được đánh giá xuất sắc nhất trong sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh. Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cho Thi nhân Việt Nam, tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Để xác định vị trí đoạn trích xét về phương diện lập luận GV có thể cung cấp kiến thức cho học. Mở đầu đoạn trích tác giả viết“Bây giờ hãy đi tìm cái điều quan trọng hơn..” trước đó Hoài Thanh đã đưa ra định nghĩa và các thể thơ mới.. Vị trí đoạn trích:+ Xét về kết cấu: nằm ở phần cuối của bài tiểu luận.+ Xét về lập luận: nằm sau phần định nghĩa và các thể thơ mới.II. Tìm hiểu văn bản 1. Đọc văn bản (10 phút)Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: Với văn bản này em sẽ đọc bằng giọng điệu như thế nào?GV định hướng: Đây là văn bản nghị luận văn học giàu chất trữ tình nên cần đọc rõ ràng, mạch lạc, khúc triết nhưng giọng văn vẫn tha thiết, sâu lắng.GV gọi 2 học sinh đọc. + HS1: Từ đầu đến... “rẻ rúng đến thế”.+ HS2: Phần còn lại. GV kết hợp đọc mẫu, uốn nắn học sinh. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV yêu cầu học sinh: - Xác định thể loại văn bản. ( Nghị luận văn học) Khi tìm hiểu văn bản nghị luận văn học ta cần chú ý tới những phương diện nào? (Vấn đề nghị luận, hệ thống lập luận, giá trị biểu cảm....) 2. Phân tích (7 phút)Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt - Vấn đề nghị luận của đoạn trích là gì?GV định hướng: Đó là tinh thần thơ mới.- Tác giả đã triển khai “tinh thần thơ mới” bằng hệ thống luận điểm như thế nào? 2.1. Tinh thần thơ mới.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt HS nêu ý kiến, GV định hướng và chốt các ý cơ bản:- Quan điểm của Hoài Thanh trong việc xác định tinh thần thơ mới.- Tinh thần thơ mới là ở cả chữ tôi. - Giáo viên cho học sinh đọc văn bản từ đầu đến... “chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau” a. Quan điểm của Hoài Thanh về việc xác định tinh thần thơ mới.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt sau đó đặt câu hỏi:- Theo tác giả cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là gì? - Tác giả đã nêu ra cách nhận diện tinh thần thơ mới như thế nào? - Lí do đưa ra quan điểm: do thơ mới và thơ cũ không có sự phân biệt rạch ròi để dễ nhận ra. - Quan điểm của Hoài Thanh:+ Không căn cứ vào cục bộ và bài dở.+ Phải căn cứ vào đại thể và bài hay. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: Nhận xét nét đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của tác giả? - Đặc sắc về nghệ thuật lập luận: Nêu ngay cái khó của vấn đề sau đó nêu cách giải quyết một cách thuyết phục --> Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu: Tìm hệ thống luận cứ để làm nổi bật luận điểm “Tinh thần thơ mới là ở cả chữ tôi”.Thực hiện: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận 5 phút, trình bày 5 phút. Một nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.b. Tinh thần thơ mới là ở cả chữ tôi. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV định hướng và chốt ý: “Tinh thần thơ mới là ở cả chữ tôi” được triển khai qua 3 luận cứ:+, Chữ ta trong thơ cũ và chữ tôi trong thơ mới.+, Biểu hiện của chữ tôi và số phận bi kịch của nó.+, Cách giải quyết bi kịch. ( Hết tiết 1 chuyển tiết 2) Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt - Để làm nổi bật sự khác nhau giữa chữ ta trong thơ cũ và chữ tôi trong thơ mới, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào? * Chữ ta trong thơ cũ và chữ tôi trong thơ mới. (8 phút)- Nghệ thuật đối sánh: Tinh thần thơ cũ gồm trong chữ ta, tinh thần thơ mới gồm trong chữ tôi. Chữ ta và chữ tôi vẫn có chỗ giống nhau nhưng tác giả chủ yếu hướng vào chỗ khác nhau của hai chữ này.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt - Nhận xét về chữ ta trong thơ cũ và chữ tôi trong thơ mới? - Chữ ta là ý thức đoàn thể, chữ tôi là ý thức cá nhân trong đời sống tinh thần của con người.- ở thời trước chữ ta lấn át hoàn toàn, chữ tôi không có điều kiện để nảy nở. Còn thời đại này, chữ tôi trỗi dậy giành quyền sống. Phong trào Thơ mới nảy sinh từ sự trỗi dậy của chữ tôi đó. * Biểu hiện của chữ tôi và số phận bi kịch của nó. (8 phút)Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV: - Trình chiếu chân dung của một số nhà thơ mới tiêu biểu, một số câu thơ nói về chữ tôi của các nhà thơ mới.“Tôi là con nai bị chiều đánh lướiKhông biết đi đâu đứng sầu bóng tối”“Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề....” ( Xuân Diệu)“ Đất trời rộng quá tôi không chịuCắm chặt sông đây một cánh bè”(Trần Huyền Trân) Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt - Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn “ Đời chúng ta ..thanh niên” ( Trang 101 - 102)- Qua các tư liệu trên, em hãy cho biết tại sao chữ tôi trong thơ mới lại là chữ tôi bi kịch? - Chữ tôi trong thơ mới đáng thương, tội nghiệp, chữ tôi cô đơn, bơ vơ, lạc lõng trước cuộc đời. Tác giả chỉ ra ý nghĩa xã hội của chữ tôi trong thơ mới  đây chính là đóng góp quan trọng của Hoài Thanh.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: - Đoạn văn có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật? --> Đây là những nhận định chính xác, súc tích, tinh tế.--> Câu văn mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh và nhịp điệu, giọng văn đồng cảm, chia sẻ.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV: Trình chiếu một số lời bình trong cuốn 60 năm Thơ mới (gọi HS đọc) * Cách giải quyết bi kịch. (7 phút)Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:- Căn cứ vào đoạn tư liệu và đoạn cuối văn bản các em cho biết: Theo Hoài Thanh các nhà thơ lãng mạn cũng như người thanh niên bấy giờ đã giải toả bi kịch của mình bằng cách nào? (Câu hỏi 4 - SGK). - Các nhà thơ mới giải toả bi kịch bằng cách “gửi cả vào tiếng Việt”.Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt”, em hiểu điều đó như thế nào? - Biểu hiện cụ thể:+, Yêu tiếng Việt.+, Dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.+, Sáng tác bằng tiếng Việt. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: Nhận xét của em về những ngôn từ, hình ảnh trong đoạn văn cuối? Những ngôn ngữ, hình ảnh đó giúp em hiểu gì về tình cảm của Hoài Thanh đối với các nhà thơ mới. - Hệ thống từ ngữ, hình ảnh: “gửi cả”, “yêu vô cùng”, “chia sẻ buồn vui”, “dồn tình yêu”, “hứng vong hồn”, “chưa bao giờ”  tình cảm, cảm xúc trân trọng, thiết tha của Hoài Thanh .  “Tôi lấy hồn tôi để hiểu hồn người”Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV hỏi: Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích? GV có lời bình về bài viết của Hoài Thanh. 2.2 Những đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Hoài Thanh. (7 phút)- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thấu đáo, khoa học, có tính thuyết phục cao --> đưa ra những nhận định có tính khái quát, chính xác và tinh tế.- Văn phong tài hoa, cảm xúc thẩm mĩ tinh tế, giọng văn mềm mại, uyển chuyển. Hoạt động của Gv và HS Nội dung cần đạt GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm. III. Tổng kết – củng cố.(4 phút)Sức hấp dẫn của đoạn trích “ Một thời đại trong thi ca” là : A, Lời văn giàu hình ảnh và chất thơ, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.B, Giọng văn tâm tình, thủ thỉ; lập luận khoa học, giàu sức thuyết phục.C, Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, giàu chất triết lí. D, Dùng nhiều điển cố, điển tích tạo nên tính trang trọng cho lời văn.2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong nhận định sau:“ Tác giả thi nhân Việt Nam đã nêu bật ...thơ mới trong sáng tác của các nhà thơ hiện đại: Lần đầu tiên... với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca, đồng thời cũng nói nên cái ...ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ”. Đáp án: Tinh thần....chữ tôi... bi kịch.IV. Luyện tập (7 phút)GV cho học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nét đặc sắc trong bài phê bình của Hoài Thanh.V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới.(4phút)- Đọc kĩ đoạn trích, học bài cũ.- Trả lời câu hỏi: Trong văn học trung đại có một loạt các nhà văn, nhà thơ đã khẳng định bản ngã của mình như: Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ.....Nhưng Hoài Thanh lại cho rằng tinh thần thơ cũ gồm trong chữ ta. Em giải thích điều này như thế nào?- Chuẩn bị bài Phong cách ngôn ngữ chính luận. Yêu cầu xem trước ngữ liệu, các văn bản chính luận đã học;nhận xét, tìm được các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận.Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo!...“ Thơ mới để tạo ra ngôn từ mới để biểu hiện cảm xúc mới. Tiếng Việt trẻ lại với thơ. Sự đóng góp của thơ mới về ngôn ngữ là rất lớn. Có thể nói dòng thơ mới như dòng nước nặng làm ra năng lượng mới cho mỗi từ, mỗi câu. Tiếng Việt nhờ nguyễn Du đã đẹp hơn, đã trong trẻo, mượt mà hơn. Tiếng Việt đến thơ mới lại thay da một lần nữa, cũng bởi vì các nhà thơ mới đã yêu tiếng mẹ đẻ một cách tha thiết, ra sức bảo vệ tiếng nói của cha ông bằng những sáng tạo máu thịt của hồn mình”. (Huy Cận)...“ Các nhà thơ mới đều giàu lòng yêu nuớc, yêu quê hương, đất nước Việt Nam. Đất nước và con người được tái hiện trong thơ mới đậm đà, đằm thắm”. (Huy Cận)

File đính kèm:

  • pptMot_thoi_dai_trong_thi_ca.ppt