Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ - V.Huy-Gô) - Nguyễn Trúc Quỳnh

Nghệ thuật

Sử dụng nghệ thuật phóng đại, so sánh, ẩn dụ và thủ pháp tương phản để làm rõ tính cách nhân vật.

 Sử dụng lời bình đan xen ngoại đề góp phần tôn tạo chân dung kì vĩ của nhân vật trung tâm.

 Xây dựng kiểu anh hùng lãng mạn có tính cách phi thường nổi lên trong hoàn cảnh phi thường.

Nội dung

Qua một câu truyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gởi đến bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.

ppt32 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ - V.Huy-Gô) - Nguyễn Trúc Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NGỮ VĂN 11Người soạn:NGUYỄN TRÚC QUỲNHKính chào quý thầy cô và các bạn !(Trích Những người khốn khổ)NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN____V. HUY - GÔ____ Qua những hình tượng nhân vật đối lập và diễn biến của tình tiết, cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy-gô muốn gửi gấm.Kết quả cần đạtTÌM HIỂU CHUNGINội dung bài học:ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNII TỔNG KẾTIIINGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN1. Tác giảI. TÌM HIỂU CHUNGMời cô và các bạn xem các bức chân dung về tác giả :Chân dung Vích-to Huy-gô (1802 - 1885)1. Tác giảI. TÌM HIỂU CHUNGBạn hãy nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn V.Huy-gô??(1802 - 1885)1. Tác giảI. TÌM HIỂU CHUNG(1802 - 1885)- Cuộc đời:+ Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) người tỉnh Bơ-dăng-xông, nước Pháp.+ Thơ ấu: chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình.+ Là người thông minh, tài năng nở sớm.+ Suốt đời hoạt động xã hội và chính trị vì sự tiến bộ của thời đại.- Năm 1985, thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của V.Huy-gô_ Danh nhân văn hóa thế giới.1. Tác giảI. TÌM HIỂU CHUNG- Là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp, đồng thời là doanh nhân văn hoá thế giới.- Ông được xem là đại diện xuất sắc cho các nhà văn theo khuynh hướng lãng mãn tích cực ở nước Pháp thế kỉ XIX. Con đường phát triển chủ yếu trong tư tưởng của ông là đi từ bóng tối vươn ra ánh sáng.- Huy-gô đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác phong phú với nhiều thể loại và có những tác phẩm mang tầm cỡ nhân loại.(1802 - 1885)Nêu những tác phẩm tiêu biểu của Huy-gô??Thơ văn của Huy-gô là lá cờ đầu của văn học lãng mạn Pháp. => Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ. Tiểu thuyếtThơKịch Nhà thờ Đức Bà Pa-ri Những người khốn khổ Chín mươi ba....... Lá thu Tia sáng và bóng tối Trừng phạt......... Ec-na-mi Ruy Bơlat...........Tác phẩm chính- Kết cấu chung của tác phẩm: gồm 5 phần + Phần 1: Phăng-tin + Phần 2 : Cô-dét + Phần 3 : Ma-ri-uýt + Phần 4 : Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni + Phần 5 : Giăng Van-giăng.1. Tác giảI. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩmTóm tắt ngắn gọn tác phẩm ? ?a) Tiểu thuyết Những người khốn khổ (1862). b) Tóm tắt tác phẩm Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp 3 thập kỉ đầu thế kỉ XIX xoay quanh nhân vật Giăng Van Giăng từ khi ra tù cho đến khi qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp: Trên đời chỉ có một điều ấy thôi đó là thương yêu nhau.1. Tác giảI. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm Đoạn trích nằm ở vị trí nào trong tác phẩm? ?a) Tiểu thuyết Những người khốn khổ (1862). b) Tóm tắt tác phẩm c) Đoạn trích " Người cầm quyền khôi phục uy quyền"- Vị trí: Đoạn trích thuộc chương IV (quyển tám, phần một) của tiểu thuyết.- Đoạn trích có thể coi như một pha mở đầu của cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác trong tác phẩm.II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve Ngoại hìnhBạn hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và bộ dạng của nhân vật Gia-ve?II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve Ngoại hình- Giọng nói (tiếng nói ''mau lên''): có gì man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm.- Cặp mắt: cặp mắt nhìn như cái móc sắt, và... từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ.- Hành động: tiến vào giữa phòng và hét lên, nắm lấy cổ áo ông thị trưởng...- Cái cười: cái cười ghê tởm, phô ra cả hàn răng.=> Ẩn dụ cho chân dung của Gia-ve là hiện thân của một con ác thú Bằng thủ pháp so sánh và phóng đại, tác giả khắc hoạ bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của Gia-ve chẳng khác nào như một con ác thú, như con hổ sắp vồ mồi.II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve Ngoại hình Ngôn ngữ, hành động, thái độ* Đối với Phăng-tin:- Chẳng quan tâm gì đến người bệnh, hắn cứ quát tháo trong bệnh xá.- Nhìn Phăng-tin trừng trừng và mạt sát chị bằng những từ ngữ thô bạo: con đĩ, gái điếm.- Hắn vùi dập nốt tia hi vọng của Phăng-tin bằng lời tuyên bố thẳng thừng:'' Không có ông Ma-đơ-len, không có ông thị trưởng nào cả.''- Hắn không hề động lòng trước nỗi đau của tình mẫu tử.=> Thái độ và cách xử sự thô bạo, độc ác, thiếu tình người của Gia-ve đã góp phần dẫn đến cái chết tuyệt vọng của Phăng-tin. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve Ngoại hình Ngôn ngữ, hành động, thái độ Gia-ve là một con ác thú, một con thú giữ cửa cho chính quyền Tư sản đương thời, là hiện thân của cái ác trong xã hội đương thời.=> Thái độ và cách xử sự thô bạo, độc ác, thiếu tình người của Gia-ve đã góp phần dẫn đến cái chết tuyệt vọng của Phăng-tin. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve2) Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng- Giăng Van-giăng trấn an Phăng-tin bằng giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.- Nói với Gia-ve bằng câu nói tránh để trấn an Phăng-tin:''tôi biết là anh muốn gì rồi''.- Thì thầm, hạ giọng với Gia-ve bằng những câu diễn giải dài dòng nhằm tạo lại bầu không khí yên tĩnh cho Phăng-tin.a) Thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ và hành động: Lúc Gia-ve mới xuất hiện ở bệnh xá: Tất cả những lời nói và việc làm nhún nhường của Giăng Van-giang chỉ nhằm một mục đích duy nhất: cứu vớt Phăng-tin trong lúc tình nguy kịch II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve2) Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng- Hành động của Giăng Van-giăng có sự chuyển biến đột ngột:+ Giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát.+ Cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng. Muốn Gia-ve yên lặng để ông từ biệt người đàn bà xấu số mà ông đã cưu mang, giúp đỡ chưa trọn vẹn.a) Thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ và hành động: Lúc Phăng-tin đã chết:II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve2) Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng- Phăng-tin chỉ xem Giăng Van-giăng là người duy nhất để mình cầu cứu. => Quan hệ giữa Phăng-tin và Giăng Van-giăng: Nạn nhân - vị cứu tinh, người bị nạn - người cứu nạna) Thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ và hành động: b) Thể hiện gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật khác. Cái nhìn của Phăng-tin: Sự chứng kiến của bà xơ Xem-pli-xơ:- Cảm thấy lời thì thầm của Giăng Van-Giăng cảm động đến mức thấu tận linh hồn của người đã khuất.+ Cầu chúc cho linh hồn chị siêu thoát, + Hứa sẽ đi tìm Cô-dét về cho chị.  Tình yêu thương những con người cùng khổ-tình yêu thương của nhà văn với các nhân vật II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve2) Hình tượng nhân vật Giăng Van-giănga) Thể hiện trực tiếp qua ngôn ngữ và hành động.b) Thể hiện gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật khác. c) Sự đối lập giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng. Cường quyền Kẻ sát nhân Thú dữ Ác Nạn nhân Vị cứu tinh Anh hùng ThiệnGIA-VEGIĂNG VAN-GIĂNG><II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1) Hình tượng nhân vật Gia - ve2) Hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng3) Quan niệm của tác giả về cái chếtTác giả có đưa ra lời bình luận về cái chết của Phăng-tin: " CHẾT TỨC LÀ ĐI VÀO BẦU ÁNH SÁNG VĨ ĐẠI " Đây là một cách nhìn lãng mạn, một quan niệm khác thường, thể hiện niềm tin bất diệt và thế giới của cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với ánh sáng ( đối lập với cái ác bao giờ cũng gắn với thế giới bóng tối).III. TỔNG KẾT1. Nghệ thuật2. Nội dung Sử dụng nghệ thuật phóng đại, so sánh, ẩn dụ và thủ pháp tương phản để làm rõ tính cách nhân vật. Sử dụng lời bình đan xen ngoại đề góp phần tôn tạo chân dung kì vĩ của nhân vật trung tâm. Xây dựng kiểu anh hùng lãng mạn có tính cách phi thường nổi lên trong hoàn cảnh phi thường. Nghệ thuật Qua một câu truyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy-gô muốn gởi đến bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.Nội dungCỦNG CỐCâu hỏi: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" của Huy-gô, hình tượng nhân vật Gia-ve và hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng được xây dựng chủ yếu bằng thủ pháp nghệ thuật nào? 1543210Phóng đạiẨn dụTương phảnSo sánhABCDCỦNG CỐCâu hỏi: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền", Huy-gô muốn gởi thông điệp gì đến bạn? 2543210Cái ác đã chiến thắng cái thiện.Cái ác luôn luôn tồn tại dai dẳng trong xã hội.Ánh sáng của tình thương có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền.Cái thiện chưa đủ sức chiến thắng cái Ác.ACBDCỦNG CỐCâu hỏi: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" của Huy-gô, cặp từ nào thể hiện không đúng quan hệ giữa Gia-ve và Giăng Van-giăng? 3543210Người cứu nạn - người bị nạnKẻ sát nhân - vị cứu tinh Ác - thiệnThú dữ - anh hùngCBADCỦNG CỐCâu hỏi: Trong đoạn trích "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" của Huy-gô, vì sao Giăng Van-giăng có lời nói và việc làm nhún nhường khi Gia-ve mới xuất hiện ở bệnh xá ? 4543210Không muốn bị bắt và rời xa Phăng-tin.Muốn lấy lòng Gia-ve khi hắn đã biết thân phận của mình.Muốn tạo bầu không khí yên tĩnh để cứu vớt Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. Cảm thấy sợ tên thanh tra Gia-ve khi hắn đã biết thân phận của mình.ACBDCỦNG CỐTHE ENDNguyễn Trúc QuỳnhVũ Phương ThảoVũ Thị Thu ThanhNguyễn Lê Mỹ NhànNguyễn Minh HiếuVương Châu Minh NhậtĐào Nguyễn Trường Giang Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe!NHÓM 1

File đính kèm:

  • pptTuan_28_Nguoi_cam_quyen_khoi_phuc_uy_quyen.ppt