Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người trong bao (A.P.Sê-Khốp)

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

+ Tên đầy đủ, năm sinh-mất: An – tôn Páp – lô – vích Sê – khốp (1860-1904)

+ Cuộc đời: - Sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ ở Ta-gan-rốc bên bờ biển A-dốp.

 - Tốt nghiệp Đại học tổng hợp khoa Y, Sê – khốp trở thành bác sĩ nông thôn, đồng thời ông tham gia sáng tác văn học, tích cực hưởng ứng các công việc xã hội, văn hóa, giáo dục.

 - 1904, mất tại Đức do bệnh lao phổi.

+ Sự nghiệp văn học:

Sê-khốp để lại cho đời hơn 500 truyện ngắn và nhiều vở kịch.

Truyện ngắn: Con kì nhông, Phòng số 6, Khóm phúc bồn tử, Người trong bao

 + Kịch: Ba chị em, Vườn anh đào, Hải âu

 

ppt34 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người trong bao (A.P.Sê-Khốp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng quý thầy cô và các emđến với tiết học ngày hôm nayĐọc vănA.P. SêkhốpNgười trong baoI. Tìm hiểu chung1. Tác giả+ Tên đầy đủ, năm sinh-mất: An – tôn Páp – lô – vích Sê – khốp (1860-1904) + Cuộc đời: - Sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ ở Ta-gan-rốc bên bờ biển A-dốp. - Tốt nghiệp Đại học tổng hợp khoa Y, Sê – khốp trở thành bác sĩ nông thôn, đồng thời ông tham gia sáng tác văn học, tích cực hưởng ứng các công việc xã hội, văn hóa, giáo dục. - 1904, mất tại Đức do bệnh lao phổi.A. P. Sê-khốp(1860 – 1904)Dựa vào phần tiểu dẫn,em hãy trình bày những nét cơ bản về Sê-khốp (tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật) ?I. Giới thiệu chung1. Tác giả+ Sự nghiệp văn học: Sê-khốp để lại cho đời hơn 500 truyện ngắn và nhiều vở kịch. + Truyện ngắn: Con kì nhông, Phòng số 6, Khóm phúc bồn tử, Người trong bao + Kịch: Ba chị em, Vườn anh đào, Hải âuI. Giới thiệu chung1. Tác giả+Đặc trưng bút pháp:- Cốt truyện giản dị, không cầu kì , tác phẩm của Sê-khốp đặt ra nhiều vấn đề ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa- Hình ảnh bình thường nhưng có sức bao quát lớn.- Ông là bậc thầy trong nghệ thuật khai thác tâm lí, khai thác những rung động tinh tế trong hồn người.I. Giới thiệu chung1. Tác giả+ Phong cách nghệ thuật: truyện ngắn của Sê-khốp chủ yếu được chú ý ở 3 phong cách: - Kiểu truyện mang tính luận đề - Kiểu truyện cực hạn - Kiểu truyện kì ảo. Ông được đánh giá là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX. Một nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch.I.Tìm hiểu chung2. Văn bản a. Hoàn cảnh ra đời	- Truyện ngắn “Người trong bao” được sáng tác năm 1898, khi nhà văn dưỡng bệnh ở I-an-ta, trên bán đảo Grưm, biển Đen.	- Xã hội Nga lúc bấy giờ đang nghẹt thở trong bầu không khí chuyên chế quân chủ cuối thế kỷ XIX.Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?Câu chuyện đượckể bởi thầy giáoBu-rơ-kin về Bê-li-cốpGiới thiệu chung2. Văn bảnb. Tóm tắt:Qua câu chuyện Bê-li-cốp hiện lên qua chân dung, lối sống,câu chuyện tình yêu với Va-ren-ca; cuộc nói chuyện vớiCô-va-len-cô và cuối cùng làcái chết của hắn.Bác sĩ I-van trầm ngâm đưa ra kếtluận: “Không thểsống như thế nàymãi được”I. Giới thiệu chung2. Văn bảnc. Bố cục: 	Gồm 3 phần:	- Phần 1 (lược bỏ): Câu chuyện trong nhà kho của hai người bạn đi săn về muộn.	- Phần 2: Cuộc đời và tính cách của Bê-li-cốp.	- Phần 3 (lược bỏ): Nhận xét của bác sĩ I-van I-va-nứt.Truyện “Người trong bao” có thể chia thành mấy phần?Nội dung của từng phần?II. Đọc –hiểu văn bảnHình tượng nhân vật Bê-li-cốpa/ Biểu hiện bên ngoàiBộ dạng:Gương mặt nhợt nhạt, choắt, nhỏ- Bộ mặt trong baoMắt đeo kính râmLỗ tai nhét bôngĂn mặcĐi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông.II. Đọc –hiểu văn bảnHình tượng nhân vật Bê-li-cốpĐồ dùng:Cái ô trong baoChiếc đồng hồ quả quýt trong baoChiếc dao gọt bút chì trong baoXe ngựa che muiII. Đọc hiểu văn bản1. Hình tượng Bê-li-cốpĐồng hồ trong baoDao trong baoÔ trong baoII. Đọc hiểu văn bản1. Hình tượng Bê-li-cốpSinh hoạt ở nhà: - Mặc áo khác ngoài, đội mũ, đóng cửa kín mít, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu	=> Đây chính là những cái bao vật chất – cái bao hữu hình, thể hiện khát vọng mãnh liệt thu mình vào trong cái bao hoàn toàn ngăn cách với thế giới bên ngoài.Do đó, Bê-li-cốp trở nên khó hiểu, lập dị, kì quái.II. Đọc –hiểu văn bảnHình tượng nhân vật Bê-li-cốpb/ Biểu hiện bên trongQuan điểm, ý nghĩ:- Ngợi ca quá khứ - Cả ý nghĩ của mình Bê-li-cốp cũng giấu trongbao, luôn thỏa mãn, hài lòng, mãn nguyện với lối sống của chính mình.Nghề nghiệp:- Thầy giáo- Dạy tiếng Hi Lạp cổII. Đọc –hiểu văn bảnHình tượng nhân vật Bê-li-cốpb/ Biểu hiện bên trong* Ngôn ngữ: Ý nghĩ và câu nói thường trực:“Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao?”* Hành xử:Đến thăm nhà đồng nghiệp, kéo ghế ngồi chẳng nói gì, một tiếng sau ra về.II. Đọc –hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpb/ Biểu hiện bên trong* Tính cách:- Thu mình, cô độc- Sống phục tùng máy móc theo thông tư, chỉ thị, giáo điều- Bảo thủ, sợ cái mới, sợ quyền lực:+ Ngạc nhiên đến kinh khủng khi chứng kiến Cô-va-len-cô và Va-ren-ca đi xe đạp.+ Cho rằng việc mặc áo thêu, tay cầm sách ra đường là sống buông thả.+ Sợ đến tai cấp trên (hiệu trưởng, thanh tra). Yêu cầu Cô-va-len-cô tôn trọng cấp trên.=> Thực chất nó chính là cái bao tinh thần – Cái bao vô hình để che đậy sự run sợ trước cái mới, quyền lực. II. Đọc –hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpb/ Biểu hiện bên trongII. Đọc –hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpTiểu kết:Nghệ thuật : Để khắc họa nhân vật Bê-li-cốp tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? II. Đọc –hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpTiểu kết:Nghệ thuật : + Nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật tài tình + Nghệ thuật hài hước, châm biếm khi xây dựng chân dung nhân vật Bê-li-cốp cũng đạt đến độ tinh xảo. II. Đọc –hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpTiểu kết:Từ việc khắc họa chân dung cũng như quan điểm, suy nghĩ và tính cách giúp ta hiểu gì về bản chất cũng như ý thức xã hội của Bê-li-cốp?II. Đọc –hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpTiểu kết:*Nhận xét, đánh giá:+ Bản chất: Bê-li-cốp chính là sản phẩm của chế độ nông nô chuyên chế. Hắn là nô lệ, là tay sai của chế độ tàn bạo đó và thực hiện nhiệm vụ duy trì chế độ bảo thủ, phản động.Tính cách Bê-li-cốp đã đạt đến tính cách điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội – hiện tượng “người trong bao”. Bê-li-cốp là con người đời thường nhưng dị thường, là con người lạc lõng, cô độc, kì quái, quay lưng lại với thực tại c/ Cái chết của Bê-li-cốp	** Cuộc xung đột giữa Bê-li-cốp 	và Cô-va-len-côNguyên nhân: Cô-va-len-cô và Bê-li-cốp là sự tương phản một trời một vựcDiễn biến: + Bê-li-cốp khơi mào chuyện bức tranh biếm họa. + Cô-va-len-cô phản ứng, giận dữ : xô Bê-li-cốp xuống cầu thang+ Kết quả : Bê-li-cốp bình an đứng dậy sờ xem có còn kính hay không c/ Cái chết của Bê-li-cốp*Nguyên nhân cái chết: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Bê-li-cốp?(có mấy nguyên nhân?) - Có 2 nguyên nhân :+ Bê-li-cốp xấu hổ do tiếng cười « ha ha ha » hồn nhiên của Va-len-ca cùng ánh mắt của mấy người bạn cô. Ý thức về nhân phẩm của Bê-li-cốp được khẳng định.+ Bê-li-cốp lo sợ sự việc đến tai ông hiệu trưởng, ông thanh tra.c/ Cái chết của Bê-li-cốp * Cách thức :- Chết trong bao : « Hắn nằm trong màn, đắp chăn kín và im lặng »- Nằm trong quan tài : « vẻ mặt trông hiền lành, dễ chịu, thậm chí còn có vẻ tươi tỉnh nữa... »=> Cái chết gây bất ngờ, ngạc nhiên nhưng là lôgic tất yếu=> Cái bao an toàn nhất, bền vững nhất.Hình ảnh cuối cùng về cái chết của Bê-li-côp?Nhận xét về hình ảnh đó?d/ Ảnh hưởng của Bê-li-cốp * Khi Bê-li-cốp còn sốngĐối tượng khủng bốGiáo viênHiệu trưởngDân chúngd/ Ảnh hưởng của Bê-li-cốp * Khi Bê-li-cốp còn sốngPhạm vi khủng bốVề thời gian:dai dẳng suốt 15 nămVề không gian:mọi nơi, mọi phạm viII. Đọc hiểu văn bản1. Hình tượng Bê-li-cốpd/ Ảnh hưởng của Bê-li-cốp *Khi Bê-li-cốp qua đời	+ Lúc đầu cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái.	+ Nhưng sau đó cuộc sống lại trở về như cũ.	=> Bởi vì Bê-li-cốp chỉ là một điển hình cho một kiểu người phổ quát của nước Nga thời điểm đó.II. Đọc hiểu văn bản2. Biểu tượng cái bao và chủ đề tư tưởng của chuyện* Biểu tượng cái bao:Cái baoNghĩa đen: Vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày của Bê-li-cốpNghĩa bóng: Lối sống, tính cách của Bê-li-cốpNghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong baoLên án, đấu tranhCần thoát khỏi cuộc sống trong baoHình ảnh “cái bao” là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả=>Hình ảnh mang tính biểu 	tượng.Hình ảnh cái bao trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào ?II. Đọc hiểu văn bản 2. Biểu tượng cái bao và chủ đề tư tưởng của chuyệnTừ những phân tích trên, có thể xác định chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này như thế nào?*Chủ đề tư tưởng :- Lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga- Cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống: không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế.III TỔNG KẾT	? Theo em truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật Chọn ngôi kểNgôi thứ nhất: Tôi (Bu rơ kin)Ngôi thứ ba: Tác giảKhách quanChân thậtGần gũi1. Nghệ thuậtGiọng kể: mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn Bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản Bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ sâu sắcXây dựng nhân vật điển hìnhĐối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược Xây dựng biểu tượng 2. Nội dung	 Qua hình tượng nhân vật « Người trong bao »- Bê-li-cốp, Sê-khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó kêu gọi, thức tỉnh mọi người : « Không thể sống mãi như thế này được ! » Bµi tËp củng cố: Nhan đề “người trong bao” tương ứng với kiểu người nào sau dưới đây?A. Hay tự ti và háo tiềnB. Bị mọi người xa lánhC. Có lối sống kì quái, hay sợ hãi và bảo thủKhông thích giao tiếp với mọi ngườiĐÚNG RỒISAI RỒISAI RỒISAI RỒIIV. Luyện tậpViết đoạn kết khác cho truyện, đảm bảo thể hiện rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm	Kể sáng tạo chuyện bằng cách nhập vai nhân vật Bê-li-cốp bằng cách - xưng tôi, kể cả sau khi chết.Tiết học kết thúcCảm ơn quý thầy cô và các em học sinh !

File đính kèm:

  • pptnguoi_trong_bao.ppt