Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Người trong bao (A.P.Sê-Khốp) - Trần Thị Diệu Nữ
3.1 Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp
Chân dung
Chân dung nhân vật chính Bê-li-cốp được vẽ bằng những nét thật rõ, thật kì quái và dần được bổ sung, tô đậm thêm.
-Là giáo viên dạy tiếng Hy-Lạp cổ.
Bộ mặt:+ Nhợt nhạt
+ Bé choắt như mặt chồn
=> Kì dị, lạ lùng, yếu đuối.
SV thực hiện: Nguyễn Thị Thu HằngGV hướng dẫn: Trần Thị Diệu NữLớp: Tổng hợp Văn B-K32NGƯỜI TRONG BAO(tiết 2)A.P.Sê-KhốpII.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN3.1 Hình tượng nhân vật Bê-li-cốpChân dungChân dung nhân vật chính Bê-li-cốp được vẽ bằng những nét thật rõ, thật kì quái và dần được bổ sung, tô đậm thêm.-Là giáo viên dạy tiếng Hy-Lạp cổ.Bộ mặt:+ Nhợt nhạt + Bé choắt như mặt chồn=> Kì dị, lạ lùng, yếu đuối.Thói quen sinh hoạt Ăn mặc theo một thói quen có sẵn không thay đổi – kì quái.Bằng vài nét biếm họa, hiện lên một Bê-li-cốp bao bọc, giấu mình không tiếp xúc với cuộc sống bên ngoàiĐi giày cao su,mặc áo bành tôCầm ô, đeo kính râmLỗ tai nhét bôngNgồi xe ngựa kéoĐồ dùng:+ô, đồng hồ, dao đều ở trong bao+Áo bành tô- dựng cổ che chắn, bao bọc, +Ý nghĩ- giấu vào trong bao => hình thức của cái +Ở nhà- đóng cửa cài then bao +Buồng ngủ- “ cái hộp”+Ngủ- kéo chăn trùm đầu => Cái bao không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của Bê-li-cốp, nó là vật bảo vệ hắn mọi tác động cuộc sống bên ngoài. Nhà văn khái quát khát vọng mãnh liệt- kì dị của Bê-li-cốp: thu mình vào trong cái vỏ tạo cho mình một cái bao có thể ngăn cách bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài. b. Tính cáchNhút nhát, ngại giao tiếpTrốn tránh hiện tại, tôn sùng quá khứCô độc, luôn lo lắng, sợ hãiThích những cái rõ ràng như chỉ thị , thông tưCổ hủ, không hòa nhập được với cái mới.Bằng lòng, thỏa mãn với lối sống với chính mình “ chui vào bao”.=>Một con người cô độc,kì quái, máy móc, giáo điều,vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời.=> Tính cách “ trong bao”C. Ảnh hưởng lối sống của Bê-li-cốp với mọi người.Trường học: Giáo viên trong trường đều sợ hắn cả thầy Hiệu Trưởng cũng sợ hắn..Đối với khu phố:+ Tất cả các bà cô không dám tổ chức diễn kịch tại nhà.+Giới tu hành thì không dám ăn thịt và đánh bài khi có mặt hắn.+ Sợ nói to, sợ gửi thư, làm quen.-> Lối sống và con người Bê- li- cốp từ lâu đã trở nên nổi tiếng, ảnh hưởng mạnh mẽ,dai dẳng đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường, nơi y làm việc, trong cư dân thành phố nơi y sống. Tất cả ọi người đều sợ y, ghét y,tránh xa y, không muốn dây với y..- Đôi khi cũng có một vài người cũng vì tò mò, muốn thử tác động để thay đổi lối sống kì dị ấy bằng cách gán ghép y với va-ren-ca, vẽ tranh châm biếm mối tình đầu của y,cô-va-len-cô khinh ghét y ra mặt, mắng thẳng vào mặt Bê-li-cốp,gây sự và to tiếng với y, xua đuổi y,đẩy y ngã lăn xuống cầu thang. => Không thay đổi cách sống, tính cách của Bê-li-cốp ngược lại còn bị tính cách ấy, lối sống ấy làm ô nhiễm,đầu độc làm cho sợ hãi,ám ảnh tinh thần mọi người suốt mười lăm năm trời, cho tới tận khi y chết.d. Cái chết của Bê-li cốp-Bê-li-cốp chết khá bất ngờ, gây cho mọi người trong trường, trong thành phố không ít ngạc nhiên.-Cái chết của Bê-li-cốp không chỉ là một chi tiết quan trọng mà còn là một biện pháp nghệ thuật Sê-khốp sử dụng để đẩy tính cách nhân vật tới đỉnh điểm. Nguyên nhân:-Va chạm với cô-va-len -cô -> hắn bị sốc,bị thương tổn.-Va-ren -ca nhìn thấy hắn bị té ,cười phá lên. -> Hắn xấu hổ và lo sợ.-Sâu xa hơn đó là cái chết tất yếu với tạng người như y, cách sống của y thì trước sau gì cũng phải tự tiêu diệt hoặc bị tiêu diệt. Ý nghĩa:-Với kiểu người và lối sống như Bê-li-cốp cái chết là một điều tất yếu.Cuối cùng cái chết với Bê-li-cốp là sự giải thoát và hạnh phúc, vì y được nằm trong cái bao tốt nhất, bền vững nhất.Từ lâu,đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của Bê-li-cốp( Bê-li-cốp nằm trong quan tài với vẻ mặt hiền lành và nụ cười mãn nguyện)..Thái độ của mọi người sau khi Bê-li-cốp chết.-Lúc đầu: Cảm thấy nhẹ nhàng,thoải mái.-Sau đó: Lại nặng nề như cũ. Vì sao?Tác động nặng nề dai dẳng của cuộc sống,kiểu người như Bê-li-cốp.Vẫn còn hiện tượng “người trong bao”, “lối sống trong bao” trong xã hội.Tóm lại: Hiện tượng,kiểu người,lối sống Bê-li-cốp mang tính phổ quát và quy luật trong sự phát triển của loài người.Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận, trí thức Nga đương thời.Hiện tượng đó chỉ có thể chấm dứt hoặc dần mất đi khi xã hội thay đổi.e. Chủ đề tư tưởng của truyệnLên án,phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao,lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.Bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người “ không thể sống mãi như thế này được”.Cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống hèn nhát,bạc nhược, bảo thủ,ích kỉ mãi được.f. Đặc sắc nghệ thuật-Chon ngôi kể:+ Người kể chuyện Bu-rơ-kin-nhân vật tôi.+Người thuật lại câu chuyện Bu-rơ-kin kể là tác giả.Khách quan,gây cảm giác chân thật,gần gũi.Cách kể,giọng kể: tỉ mỉ, chậm rãi, mỉa mai,châm biếm,vừa hài hước,vừa ngậm ngùi chua xót.Xây dựng nhân vật điển hình( lời nói,hành động chân dung ngoại hình, cử chỉ) để khái quát tính cách,lối sống.Tương phản: Lối sống của Bê-li-cốp >< chị em va-len-ca, giáo viên, nhân dân. Tạo cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:+ Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn.+ Truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp.-Nghệ thuật xây dựng biểu tượng “ cái bao”Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra ở người đọc những ý nghĩa sau:Nghĩa đen: Vật dụng để bao, gói,đựng đồ vật,hàng hóa hình túi,hình hộp. Cái bao là đồ dùng yêu thích và thường xuyên trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của Bê-li-cốp.Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốpNghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao- một kiểu người,một lối sống dã từng và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX.Cả xã hội Nga,cả nước Nga thời ấy phải chăng cũng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm,vây bủa, ngăn chặn tự do dân chủ của nhân dân Nga, trí thức Nga chân chính.-Câu nói “ nhỡ có chuyện gì xảy ra”: Đó là biểu tượng cho lối sống trốn tránh thực tế hèn nhát, bạc nhược, sợ hãi trước bất cứ điều gì.Câu nói “ Không thể sống mãi như thế được”Ý nghĩa: + Lên án,phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.+ Cảnh báo và kêu gọi mọi người thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ,vô vị.III.GHI NHỚVới nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt, vừa châm biếm, mĩa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược,bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như thế được!”.Bài học đã kết thúcXin chân thành cảm ơn các bạn
File đính kèm:
- Nguoi_trong_bao.ppt