Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Những người khốn khổ (V.Huy - Gô)

Tìm hiểu chung

Tác giả

V. Huy-gô (1802 – 1885) là nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng nước Pháp.

Sự nghiệp sáng tác:

+ Tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu thương bao la đối với những con người cùng khổ, nên ông được mệnh danh là nhà văn của những người khốn khổ.

 

ppt33 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Những người khốn khổ (V.Huy - Gô), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NHÖÕNG NGÖÔØI KHOÁN KHOÅV.HUY- GÔVICTOR HUGONGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀNV.Huy-gôTìm hiểu chungTác giảV. Huy-gô (1802 – 1885) là nhà văn, nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng nước Pháp.Em hãy nêu vài nét chính về tác giả V.Huy-gô, Những điểm đáng chú ý về sự nghiệp sáng tác của V.Huy-gô ?- Sự nghiệp sáng tác:+ Tác phẩm của ông thể hiện lòng yêu thương bao la đối với những con người cùng khổ, nên ông được mệnh danh là nhà văn của những người khốn khổ.+ Tác phẩm chính:Thơ: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)...Kịch: Éc – na – ni (1830)Tiểu thuyết: Nhà thờ đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874)...2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ:Tiểu thuyết “NNKK” xuất bản năm 1862. Đây là một thiên anh hùng ca về quần chúng bị áp bức, đau khổ và nổi dậy.Tác phẩm đã tái hiện lại khung cảnh Pari và nước pháp ba thập kỉ đầu TK XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng-van-giăng, từ khi ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi là thương yêu nhau”.Bố cục: Tiểu thuyết gồm năm phần+ Phăng-tin+ Cô-det+ Ma-ri-uýt+ Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh-đơ-ni+ Giăng-van-giăngĐoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” Vị trí: cuối phần thứ nhất của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”Đọc - Tóm tắt đoạn trích Bố cục đoạn trích:	+ Đoạn 1(từ đầu – chị rùng mình)	 Giăng-van-giăng chưa mất hẳn uy quyền của một ông thị trưởng	Em hãy xác định bố cục của đoạn trích và nội dung của từng phần ?+ Đoạn 2 (tiếp theo – Phăngtin đã tắt thở)	 Giăng-van-giăng mất hết uy quyền trước tên thanh tra mật thám Gia-ve+ Đoạn 3 (còn lại)	 Giăng-van-giăng khôi phục uy quyềnHệ thống nhân vật trong đoạn trích: 3 nhân vật+ Giăng-van-giăng+ Phăng-tin+ Gia-ve3 nhân vật được phân làm hai tuyến:Tuyến 1 là những người khốn khổ: Giăng-van-giăng, Phăng-tin Tuyến 2: nhân vật Gia-ve, đại diện cho chính quyền của giai cấp tư sản.Tuy có ba nhân vật nhưng mâu thuẫn và xung đột chỉ diễn ra chủ yếu ở hai nhân vật đại diện cho hai phe: một bên là con người chân chính, giàu tình thương (Giăng-van-giăng) và một bên là kẻ đại diện cho cường quyền tàn bạo (Gia-ve)II. Tìm hiểu văn bản1. Hình tượng Gia-ve: hiện thân của con ác thú.Người cầm quyền khôi phục uy quyềnBộ dạng:Bộ mặt gớm ghiếc.Giọng nói: “Mau lên” man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người  tiếng thú gầm.Cặp mắt như cái móc sắt.Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng.	 Biện pháp so sánh, phóng đại  ẩn dụ Gia-ve như một con ác thúBộ dạng Gia-ve có gì đáng chú ý? Bộ mặt ? Cặp mắt ? Cách cười ?b) Ngôn ngữ và hành động: Với Giăng-van-giăng Nói to lên (trang 77) Ai nói với tao thì phải nói to (trang 77) Sự hống hách Nắm lấy cổ áo ông thị trưởng Giậm chân Thô bạo và hung hăngTìm và chỉ ra những chi tiết miêu tả hành động và ngôn ngữ của Gia-ve ? Với Phăng-tinTuyên bố thẳng Giăng-van-giăng là kẻ cắp, tên cướp, tên tù khổ sai điều này đã vùi dập niềm hi vọng nhỏ nhoi của Phăng-tin.Gọi Phăng-tin là con đĩ, gái điế m đầy khinh miệt. Gia-ve là kẻ nhẫn tâm, lạnh lùng trước nổi đau của người khác.Trước nổi đau của người sắp chết, Gia-ve xử sự như thế nào?  Nhà văn miêu tả Gia-ve là một con ác thú chứ không phải là một con người, dù là một con người tàn bạo, độc ác. Sự độc ác của hắn đã lên đến tột đỉnh khiến hắn không còn thuộc về thế giới con người nữa mà chuyển sang một con ác thú.2. Hình tượng Giăng Van Giăng: a. Trước khi Phăng-tin chết: Bảo Phăng-tin bằng một giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh – trấn an.Vị cứu tinh, Đấng cứu thếTrước khi Phăng-tin chết, Giăng-van-giăng được miêu tả như thế nào ?- Nói với Gia-ve:“Tôi xin ông”: ghé gần, hạ giọng Lời lẽ tế nhị, nhã nhặn thuyết phục Hạ mình, cố gắng chịu đựng những lời lẽ, hành động, thái độ cử chỉ hống hách, tàn bạo của Gia-ve Đối lập với Gia-veb. Sau khi Phăng-tin chếtCảnh bà xơ chứng kiến khi Giăng-van-giăng thì thầm, Phăng-tin mỉm cười. Giăng-van-giăng với tấm lòng thánh thiện có quyền lực vô biên của đấng cứu thế.Qua cách miêu tả gián tiếp (sau khi Phăng-tin chết) Giăng-van-giăng là người như thế nào ? Hình ảnh Giăng-van-giăng trong giây phút vĩnh biệt Phăng-tin.Hành động: ngồi yên lặng, nâng đầu đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút áo, vén gọn tóc, vuốt mắt, đặt lên bàn tay phăng tin một nụ hôn Động thái trang nghiêm, từ tốn đầy tình thương.Câu nói “ giờ thì tôi thuộc về anh ” cho ta hiểu thêm gì về Giăng-van-giăng ? “giờ thì tôi thuộc về anh”	+Tự nguyện, chủ động	+Sẵn sàng xả thân vì người khác	 Con người giàu tình thương yêu dành cho một kiếp người bất hạnh.3. Nhân vật Phăng-tin Ốm nặng trong nhà bệnh, đang được chăm sóc và cứu chữa, rất thương yêu con. Chỗ dựa duy nhất của chị lúc này là ông Ma-đơ-len, ngoài ra chị không còn biết trông cậy ai. Phăng-tin mang tâm trạng chờ đợi, sợ hãi, thất vọngNhân vật Phăng-tin được biểu hiện như thế nào trong đoạn trích ?Những cử chỉ, tiếng kêu của chị thể hiện niềm tin vào tình yêu thương của con người, tin vào sức mạnh của tình yêu thương. Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện: Tạo ra mâu thuẫn đối lập giữa cái thiện và cái ác. Làm rõ tình yêu thương, đồng cảm của con người trong mối quan hệ với Giăng-van-giăng và bà xơ Xem-pli-xơ. Bình luận ngoại đề của tác giả- “Ông nói gì với chịcao cả”: biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện  Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ.“Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”- Khẳng định thế giới lí tưởng (người anh hùng lãng mạn giải quyết bất công xã hội bằng giải pháp tình thương)Đoạn văn từ câu “ông nói gì với chịcao cả” ở đây trong câu chuyện kể nó có tác dụng như thế nào ?	 Giăng-van-giăng là biểu tượng cao đẹp của tình thương yêu con người, bộc lộ một cách chân thành, tha thiết ngay cả trong lúc số phận của nhân vật đang rơi vào hoàn cảnh bi đát nhất. Nhà văn thể hiện niềm tin của mình : “con đường hướng đến sự lao khổ bằng sức mạnh của tình thương yêu và lòng nhân ái bao la”.Có hai cách hiểu: Là người tập trung tất cả quyền lực về phía mình, bắt người khác phải phục tùng, tuân theo. Hiểu một cách trọn vẹn nhất người cầm quyền là con người được tất cả mọi người hướng tới, sẵn sàng hi sinh vì người khác, có tâm hồn hòa chung với cộng đồng.Câu hỏi thảo luận: Em hiểu như thế nào là bản chất của người cầm quyền? Nếu em là người cầm quyền em sẽ làm gì?III. TỔNG KẾTNội dung: Qua một câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản, Huy gô muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp: Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.2. Đặc điểm nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa: So sánh, ẩn dụ, tương phản.Thủ pháp đối lập, tương phản Bình luận ngoại đề Phóng đại Hư cấu chi tiết nghệ thuậtCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CỦNG CỐ1. Qua đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Huygo quan niệm như thế nào về người cầm quyền? Người có quyền lực. Người đại diện chính nghĩa. Người bảo vệ công lí . Người che chở, bảo vệ những người yếu đuối.2. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nói lên điều gì ở con người Huy Gô? Người có tư tưởng hiện thực Người có tư tưởng nhân đạo Người có cá tính lãng mạn Người có khả năng tưởng tượng độc đáoBÀI HỌC TỚI ĐÂY LÀ KẾT THÚC!CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • pptBAI_GIANG_CUC_HAY_SU_TAP.ppt