Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)

I- Thánh Quát là ai?

Cao Bá Quát tự là Chu Thân ( 1809- 1855), ngưòi làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc quận Long Biên – Hà Nội

Ông là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế đọ Phong Kiến nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu.

Ông là người tài năng ,viết đẹp nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn nư bậc thánh “ Thần Siêu thánh Quát”

Ông là người có hoài bão lớn. Năm 1853 ông đã từng cùng nhân dân Mĩ Lương , Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh ông đã hi sinh.

Ông để lại 1400 bài thơ, hơn 20 bài văn xuôi, một số bài phú Nôm và hát nói.

ppt14 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sa hành đoản ca( Bài ca ngắn đi trên bãi cát)Cao Bá QuátCao Bá Quát( 1809- 1855)I- Thánh Quát là ai?Cao Bá Quát tự là Chu Thân ( 1809- 1855), ngưòi làng Phú Thị, huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc quận Long Biên – Hà NộiÔng là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, thơ văn ông phê phán mạnh mẽ chế đọ Phong Kiến nhà Nguyễn bảo thủ lạc hậu.Ông là người tài năng ,viết đẹp nổi tiếng trong giới trí thức Bắc Hà và được tôn nư bậc thánh “ Thần Siêu thánh Quát”Ông là người có hoài bão lớn. Năm 1853 ông đã từng cùng nhân dân Mĩ Lương , Sơn Tây nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Năm 1855 trong một trận đánh ông đã hi sinh.Ông để lại 1400 bài thơ, hơn 20 bài văn xuôi, một số bài phú Nôm và hát nói.II- Tìm hiểu bài thơ “ Sa hành đoản ca”1- Hoàn cảnh sáng tác	Câu hỏi 1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Có ý kiến cho rằng Cao Bá Quát sáng tác bài thơ này trong những lần vào kinh đô Huế thi Hội phải đi qua những trảng cát mênh mông của Quảng Bình, Quảng Trị, từ đó hình thầnh cấu tứ của bài thơ này.Có người lại cho rằng ông làm bài thơ trong thời gian tập sự ở Bộ Lễ triều đình HuếDù làm ở thời điểm nào thì bài thơ vẫn thể hiện những tư tưởng bế tắc của kẻ sĩ chưa tìm được lối thoát trên đường đời.Cao Bá Quát trong triều2- Nội dung và nghệ thuật của bài thơCâu hỏi 2: Sau khi đọc xong bài thơ em có những ấn tượng gì?Một con đường trên cát Một người đi đường gặp nhiều gian nanBài thơ có âm điệu bi tránga- Con đường trên cát	“ Bãi cát dài, lại bãi cát dài	Đi một bước như lùi một bước	Mặt trời lặn và vẫn còn đi	Khác trên đường nước mắt lã chã rơi”Câu hỏi 3: Theo em hình ảnh bãi cát dài thể hiện điều gì?4 câu thơ trên cho ta thấy:	- Một sa mạc cát mênh mông, vô tận	- Một người đi đường ( Một bước lại như lùi)	-Đi đến lúc mặt trời lặn vẫn chưa thôi	- Vừa đi vừa tuôn lệ	-> Hình ảnh bãi cát là biểu tượng cho đường đời. Con đường hành đạo của kẻ sĩ. Con đường ấy vô tận nên xa xôi mờ mịt. Người đi đường rất vất vả, thậm chí phải rơi lệ trên con đường ấy. Cái đích công danh càng gần, thì càng xa cái đích của lẽ sống thanh cao, trong sạch “Đi một bước như lùi một bước”.b- Người đi đường	“ Không học được tiên ông phép ngủ	Trèo non , lội suối giận khôn vơi	Xưa nay phường danh lợi 	Tất tả trên đường đời	Đầu xóm hơi men thơm quán rượu	Kẻ say vô khối tỉnh bao người?	Bãi cát dài bãi cát dài ơi!	Tính sao đây đường bằng mờ mịt	Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít?”Câu hỏi 4: Những câu trên là lời của ai? Nói những điều gì?Đây là lời nói của người đi đường- một kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịtNgười đi đường nói với ta: Cuộc đời đầy bọn hám danh lợi chen chúc, chúc tất tả mưu sinh, hưởng lợi. Cái bả danh lợi như hương rượu ngon cuốn hút không biết bao người:	 “ Xưa nay phường danh lợi,	 Tất tả trên đường đời, 	Đầu xóm hơi men thơm quán rượu,	 Người say vô số tỉnh bao người?”Người đi đường một mình đi trên bãi cát. Chỉ có một mình đơn độc quá	-> Thể hiện rõ sự đối lập giữa người đi đường với đông đảo những người chạy theo danh lợi. Cũng khẳng định rõ, mình không thể hoà trộn với phường danh lợi, mặc dù mình đơn độc. Người đi đường tỏ rõ thái độ khinh thương phường danh lợi. Mục đích, lí tưởng hướng tới của con người này có thẻ là vô ích trong một xã hội rối ren, ông là kẻ cô đơn không có người đồng hành. Sự thật ấy làm người đi đường cay đắngTác giả đặt ra câu hỏi: Đi tiếp hay dừng lại:	 “ Bãi cát dài, bãi cát dài ơi	Tính sao đây đường bằng mờ mịt”Lẽ dĩ nhiên con người ấy không dừng lại. Ông tự bach:	“ Không học được tiên ông phép ngủ	Trèo non, lội suối, giận khôn nguôiNgười đi đường- kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học để đi thi. Nhưng đỗ đát và ra làm quan thì như bao phường danh lợi khác. Thế thì học để làm gì? Biết sống ra sao? Suy nghĩ ấy đầy mâu thuẫn. Đó cũng chính là mâu thuẫn tư tưởng hết sức sâu sắc: 	+Khát vọng sống cao đẹp với hiện thực đen tối mờ mịt	+ Xông pha trên con đường tìm lí tưởng với cầu danh lợi. ----	->Mâu thuẫn đó đã tạo nên những khó khăn trên con đường tìm lí tưởng. Con người ấy- kẻ sĩ của thời đại ấy biết tính sao đây?c-Sự bế tắc của người đi đường	“ Hãy nghe ta hát khúc đường cùng	Phía Bắc núi bắc, nụi vô cùng	Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt	Anh đứng làm chi trên bãi cát?”Câu hỏi 5: Những câu thơ trên bộc lộ tâm sự gì?Nhìn về phía bắc núi non trùng điệp. Quay về phía Nam, núi ở sau lưng, sông chắn trước mặt. Đường cùng mất rồi. Tiếp tục đi hay dừng lại đều khó khăn. Người đi đưòng đành đững chôn chân trên bãi cát.-> Người đi đường không chỉ nhận ra mình cô độc trên đường đời mà đi trên con đường cùng. Sự bế tác không tìm thấy lối thoát trên đường đời của kẻ sĩIII- Kết luậnNội dung: Bài thơ tạo được tứ hay, ý lớn khi dựng lên biểu tượng của con đường trên cát và hình ảnh người đi đường. Đó là kẻ sĩ đang đi trên con đường đời đi tìm lí tưởng.Nghệ thuật: Người đi đương không đơn nhất mà được xưng bằng : Khách, Ta , Anh, cách xưng hô ấy tạo cho nhân vật trữ tình nhiều tâm trạng khác nhau. Âm điệu thơ bi tráng, bởi nó vừa buồn nhưng vừa có những phản kháng âm thầm đối với trật tự đời sống đương thời. Nó cảnh báo một sự thay đổi tất yếu trong tương lai. Thơ Cao Bá Quát sâu sắc và cứng cỏi.IV- Củng cốĐọc phân ghi nhớ SGKSau khi đọc xong bài thơ em thử tưởng tượng hình ảnh Cao Bá Quát khi ông còn sống?

File đính kèm:

  • pptSa_hanh_doan_ca.ppt