Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thu điếu (Nguyễn Khuyến)
Loại trừ cách bố cục truyền thống, bài thơ có thể được bố cục theo:
+ 2 câu đầu: Giới thiệu việc câu cá vào mùa thu
+ 4 câu tiếp theo: Cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ
+ 2 câu cuối: Tâm sự của tác giả
THU ĐIẾUNGUYỄN KHUYẾNTHU ĐIẾUNGUYỄN KHUYẾNI- TÁC GIẢCâu hỏi 1: Em hãy cho biết vài nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến?- Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909). Lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, học giỏi, thông minh.- Quê quán ở làng Và, xã Yên Đổ huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.- Gia đình có truyền thống Nho học. Nhưng đến đời cụ thân sinh ra Nguyễn Khuyến thì không đỗ đạt chỉ ở nhà dạy học.Nguyễn Khuyến đỗ đầu cả ba kì thi : Hương, Hội, Đình nên còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.Nguyễn Khuyến làm quan 14 năm cho nhà Nguyễn, sau đó cáo quan về ở ẩn, sống thanh bạch.Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao, chia sẻ đồng cảm với người dân quê hương ông và có tấm lòng yêu nước thầm kín kiên quyết không hợp tác với Thực dân Pháp.Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, có số lượng lớn. Hiện còn 800 bài gồm thơ, văn, câu đối, nhưng chủ yếu là thơ.Thơ Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu quê hương đất nước, gia đình bạn bè, phản ánh cuộc sống thuần hậu chất phác, nghèo khổ của nhân dân. Đồng thời tỏ thái độ châm biếm, đả kích tầng lớp thống trị, bọn thực dân vaàtay sai Phong kiến.Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Khuyến đói với văn học dân tộc là mảng thơ viết về làng quê, thơ trào phúng và ngôn ngữ sử dụng trong thơ Nôm của ông.II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN1- Vị trí và đề tài Câu hỏi 2: Em hãy trình bày vài nét về đề tài mùa thu trong văn học nói chung?Viết về mùa thu vốn là đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường có tới 8 bài trong chùm Thu hứng”. Viết về mùa thu mỗi thi nhân đều có cách riêng của mình. Với Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam nhất là vùng đông bằng Bắc Bộ hiện lên trong chùm thơ thu gồm ba bài “ Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm” rất rõ. Đặc biệt là “ Thu điếu”.Có người cho rằng chùm thơ thu được viết trước khi Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Thiết nghĩ có thể là căn cứ vào những ý thơ sau:+ “ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”+ “ Tựa gối ôm cần lâu chẳng được”+ “ Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”2- Bố cụcCâu hỏi 3: Em hãy chỉ ra bố cục của bài thơ?Loại trừ cách bố cục truyền thống, bài thơ có thể được bố cục theo:+ 2 câu đầu: Giới thiệu việc câu cá vào mùa thu+ 4 câu tiếp theo: Cảnh thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ+ 2 câu cuối: Tâm sự của tác giả3- Phân tích bài thơ a- Cảnh thu Câu hỏi 4: Theo em điểm nhìn của nhà thơ ở đâu? Cảnh thu được miêu tả như thế nào?- Điểm nhìn của nhà thơ từ ao thu lạnh lẽo. Đặc điểm của vùng quê Bình Lục – Hà Nam, vùng đồng chiêm trũng nên lắm ao. Những chiếc ao nhỏ nên những chiếc thuyền câu cũng “ bé tẻo teo”. Từ điểm nhìn ấy nhà thơ quan sát và ghi lại.+ Sóng biếc gợn rất nhẹ+ Một chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng+ Nhìn lên bầu trời thu xanh cao mây lơ lửng+ Các lối đi trong làng tre trúc quanh co Câu hỏi 5: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của nhà thơ?Nhà thơ tinh tế phát hiện ra màu sắc của mùa thu làng quê- đó là màu xanh:+ Xanh sóng- sóng biếc+ Xanh trời - Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt+ Xanh tre – Ngõ trúc quanh co+ Có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rụng .- Âm thanh rất tĩnh lặng:+ Gió thổi khẽ nên “ sóng biếc theo làn hơi gợn tí”. Đối lại với chiếc lá vàng lìa cành “ Lá vàng trước giớ khẽ đưa vèo”. Đường làng vắng vẻ “ Khách vắng teo”-> Cảnh thu hiện lên sinh động có màu sắc nhưng tĩnh lặng, mang đặc điểm của nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Đằng sau bức tranh thu ấy là tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. b- Tình thu Câu hỏi 6: Trong bài thơ tác giả đã thể hiện nỗi buồn. Vì sao tác giả buồn?- Đã từng làm quan, nhưng Nguyễn Khuyến không tìm tháy con đường “ Chi quan trạch dân”, ông đành: “ Cờ đương dở cuộc không còn nước Bạc chửa thôi canh đã chạy làng”Ông trở về để giữ cho mình tiết sạch giá trong. Tình cảnh ấy Nguyễn Khuyến làm sao tránh khỏi nỗi buồn. Ông không mang tài năng ra giúp dân giúp nước được bởi làm quan lúc này thực chất chỉ là tay sai cho Thực dân. Bi kịch của người trí thức yêu nước là ở chỗ này. Nỗi buồn của ông là điều dễ hiểu.Nỗi buồn ấy thể hiện qua tư thế: “ Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.Tiếng là câu cá, nhưng tâm tư của nhà thơ nặng trĩu những ưu tư. Câu hỏi 7: Em hãy nhận xét về nỗi buồn của nhà thơ?Nỗi buồn của nhà thơ thật là đáng quí. Đến đây ta mới hiểu vì sao trong bài “ Di chúc” có đoạn ông dặn các con mình: “ Việc tống táng lang nhăng qua quít Cúng cho thầy một ít rượu be Đề vào mấy chữ trong bia Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”-> Như vậy tình thu trong “ Thu điếu” cũng là nỗi buồn, nỗi ưu tư của một nhà Nho tâm huyết với đất nước nhưng bất lực trước thời cuộc đành ôm nỗi buồn đau đáu trong tâm.III- KẾT LUẬNNội dung: Bài thơ “ Thu điếu” đã làm hiện lên trước mắt người đọc bức tranh thu về làng quê Việt Nam vùng đông bằng Bắc Bộ thật quen thuộc, gần gũi. Qua đó ta cũng hiểu được nỗi buồn và tâm trang ưu tư thời thế của nhà thơ. Điều sâu đậm nhất là qua bài thơ ta như được tiếp thêm tình yêu, quê hương đất nước .Nghệ thuật: Bài thơ được làm theo thể thơ Đường Luật thất ngôn bát cú, nhưng ngôn từ lại sinh động, giản dị, mộc mạc. Có 2 cặp đối rất chỉnh và đẹp( 2 câu thực và 2 câu luận), bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động sâu lắng.IV- CỦNG CỐHãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của ba bài thơ Thu?a - Giống nhau:Bút pháp của Nguyễn Khuyến đạt tới sự thống nhất cao ở cả ba bài thơ thu, đều thể hiện sự gắn bó với quê hương làng cảnh:+ Hình ảnh trời thu+ Hình ảnh gió thu+ Hình ảnh nước thuCả ba bài thơ đều thể hiện tâm trạng buồn của nhân vật trữ tìnhCách sử dụng Tiếng Việt đạt tới trình độ tinh tế tài hoab – Khác nhau: ở điểm nhìn của nhân vật trữ tình
File đính kèm:
- THU_DIEU.ppt