Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương)

1.Về nội dung :

 - Bài thơ vừa khắc họa chân dung của bà Tú với nỗi vất vả, gian truân, đảm đang và giàu đức hi sinh.

 - Tình yêu thương, quý trọng vợ và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.

2. Về nghệ thuật :

 - Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu cảm;

 - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sử dụng ngôn ngữ bình dân.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ (Trần Tế Xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH !Tú XươngThương vợTiết 9I. Tiểu dẫn1. Tác giảa. Cuộc đời- Trần Tế Xương (1870 – 1907)- Quê: Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định- Sinh ra trong buổi giao thời- Cuộc đời gắn liền với bi kịch thi cửb. Sự nghiệp- Trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể.- Gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình=> bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân với nước.Chân dung TRẦN TẾ XƯƠNG( Hoạ sĩ Trần QuangTrân vẽ)2. Bài thơ “Thương vợ”- Đề tài: viết về người vợ-> hiếm khi xuất hiện trong thơ ca trung đại.- “Thương vợ” là bài thơ hay và cảm động nhất II. Đọc – hiểu văn bản1. Đọc hiểu khái quát a. Đọc b. Thể thơ và bố cục:- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật - Bố cục: 2 hướng + Theo kết cấu: Đề - thực – luận – kết + Theo mạch ý: Chân dung bà Tú qua tấm lòng yêu thương, tri ân của ông Tú (6 câu đầu) Thái độ trực tiếp của ông Tú (2 câu cuối)2. Đọc – hiểu chi tiết a. Hai câu đề: - Câu 1: Quanh năm buôn bán ở mom sông + Thời gian: “quanh năm”: thời gian tuần hoàn, khép kín =>tạo cảm giác về cuộc sống vất vả, lam lũ, nhàm chán, rã rời + Công việc “buôn bán”: công việc vất vả + Không gian: “mom sông”: địa hình chênh vênh, gợi cảm giác gập ghềnh, bất trắc.=> Câu mở đầu là lời giới thiệu, làm hiện lên hình ảnh bà Tú tần tảo, tất bật. - Câu 2: Nuôi đủ năm con với một chồng + “nuôi đủ”: đủ cho sáu miệng ăn, không kể bà Tú=> Sự đảm đang, tháo vát của bà Tú. Khẳng định vai trò trụ cột trong gia đình + “năm con với một chồng”: Ông Tú tự tách mình ra, nhận mình là “thứ con” đặc biệt mà bà Tú phải nuôi+ Giọng thơ: hóm hỉnh, pha chút tự trào.Hai câu đề đã giới thiệu được nỗi vất vả, gian truân của bà Tú bằng tấm lòng thương yêu và tri ân vợ của ông Tú. b. Hai câu thực: - Hình ảnh “thân cò”: gợi ấn tượng về thân phận, số kiếp.- Nghệ thuật đảo ngữ: lặn lội / thân cò eo sèo / mặt nước=> nhấn mạnh sự vất vả lam lũ- “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp đầy nguy hiểm, bất trắc.- “buổi đò đông” : không gian đông đúc, chen lấn, xô đẩy, nguy hiểm=> Hai khoảng không gian đối lập nhưng có tính chất bổ sung, khắc sâu nỗi vất vả gian truân của bà TúLặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đôngHai câu thơ nói thực cảnh của bà Tú:vất vả, gian truân, bươn trải, đồng thời cho thấy thực tình của Tú Xương: tấm lòng xót thương vợ da diếtc.Hai câu luận: Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công - Sử dụng hai thành ngữ quen thuộc:+ “một duyên hai nợ”+ “năm nắng mười mưa”=> sự lam lũ, nhọc nhằn, vất vả, cay đắng, éo le- Cụm từ: “âu đành phận”, “dám quản công” : thái độ không phàn nàn mà chấp nhận đầy vị thaHai câu thơ ca ngợi đức tính chịu thương chịu khó, sự hi sinh lớn lao vì chồng vì con của bà TúTóm lại, qua 6 câu thơ đầu ta thấy được:- Chân dung bà Tú:+ Nỗi vất vả gian truân trong cuộc sống để đảm trách vai trò trụ cột gia đình.+ Đức tính cao đẹp của bà Tú: đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con, giàu đức hi sinh.=>Bà Tú là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam- Đằng sau bức chân dung bà Tú là tấm lòng, sự cảm thông thấu hiểu, thương xót và tri ân của Tú Xương dành cho vợd. Hai câu kết+ Chửi “thói đời”: là những lề lối, định kiến khắt khe khiến ông không thể san sẻ gánh nặng cùng vợ.+ Chửi mình: hờ hững, bạc bẽo trong trách nhiệm và vai trò của người chồng.-> vừa thể hiện sự cay đắng cho hoàn cảnh của ông, vừa ngậm ngùi xót thương cho vợCha mẹ thói đời ăn ở bạcCó chồng hờ hững cũng như khôngHai câu kết là lời tự trách mình của Tú Xương nhưng lại mang nghĩa xã hội sâu sắc. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách của ông Tú.III. Tổng kết :1.Về nội dung : - Bài thơ vừa khắc họa chân dung của bà Tú với nỗi vất vả, gian truân, đảm đang và giàu đức hi sinh. 	 - Tình yêu thương, quý trọng vợ và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.2. Về nghệ thuật : - Từ ngữ giản dị nhưng giàu sức biểu cảm; - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sử dụng ngôn ngữ bình dân.

File đính kèm:

  • pptthuong_vo_Tu_Xuong.ppt