Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ (Tú Xương) - Lương Quang Nhật Minh

Thương vợ

Tác giả

Cuộc đời

Xuất xứ của bài thơ

Các nhà thơ nói về Vợ

Tú Xương nói về Vợ

Hình ảnh con cò

Nuôi chồng, nuôi con

Lặn lội thân cò

Một duyên hai nợ

Tự trách

Nhận định

Ý nghĩa

Lời kết

Tài liệu tham khảo

Nghệ thuật thơ văn Trần Tế Xương

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Thương vợ (Tú Xương) - Lương Quang Nhật Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Thương vợTÚ XƯƠNGLƯƠNG QUANG NHẬT MINHLỚP : 11A5THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀNGiới thiệuThương vợTác giảCuộc đờiXuất xứ của bài thơCác nhà thơ nói về VợTú Xương nói về VợHình ảnh con còNuôi chồng, nuôi conGiới thiệu (cont.)Lặn lội thân còMột duyên hai nợTự tráchNhận địnhÝ nghĩaLời kếtTài liệu tham khảoNghệ thuật thơ văn Trần Tế XươngThương vợQuanh năm buôn bán ở mom sông ,Nuôi đủ năm con với một chồng .Lặn lội thân cò khi quãng vắng ,Eo sèo mặt nước buổi đò đông .Một duyên hai nợ âu đành phận ,Năm nắng mười mưa dám quản công .Cha mẹ thói đời ăn ở bạc ,Có chồng hờ hững cũng như không .Tác giảTú Xương là một nhà nho, sinh không gặp thời, sống giữa cảnh Nho học suy tàn đang chuyển sang Tây học.Ông là người có tài, học hành lỗi lạc, chữ tốt văn hay, nhưng trí ngang tàng, không thể ép mình vào quy chế cổ hủ bó buộc của khoa trường cũ rích .Cuộc đờiCon đường khoa cử lận đận: 21 tuổi đỗ tú tài, thi cử nhân 8 lần cứ trượt rồi lại trượt, chỉ vì: Rõ thực Nôm hay mà chữ dốt Tám khoa chưa khỏi phạm trường quiTừ những bế tắc của tình cảnh ông trở thành nhà thơ trào phúng , cười cợt thói đời , phê phán con người và châm biếm với chính bản thânXuất xứ của bài thơKhông rõ bài thơ đã sáng tác năm nào , chỉ biết qua nội dung là bà Tú đã “ có 5 con “ như vậy có thể tác giả đã viết ở khoảng trên dưới 30 tuổi.Bài thơ nằm trong mảng thơ lấy bản thân mình hoặc vợ con ra làm đề tài tự trào,giọng điệu cười cợt nhưng có khi cười ra nước mắt.Các nhà thơ nói về VợThường nói về vợ khi vợ đã qua đời.Một số nhà thơ nói về vợ thường ca ngợi đức thờ chồng của các bà vợ theo quan điểm phu phụ của Nho giáo :Tú Xương nói về VợTảo tần buôn bán để nuôi chồng, nuôi con.Vì chồng vì con , không ngại đường xa, khổ nhọc.Nhẫn nhục,cam chịu, nặng gánh lo . Là con người sống tròn bổn phận, lấy sự hi sinh làm hạnh phúc.Hình tượng người vợ lam lũ mà thục hiền, bình dị mà cao quý.Hình ảnh con còCon cò lặn lội bờ sông,Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.Quanh năm buôn bán ở mom sông .Nuôi đủ năm con với một chồng.Con cò trong ca dao và hình ảnh bà Tú giống nhau như 2 chị em: thân cò , mom sông, 	Sự tần tảo , lòng vị tha của người vợ .Nuôi chồng, nuôi conQuanh năm : hết năm này đến năm khác, nỗi vất vả không ngơi ngày nào – mom sông làm cho nỗi vất vả thêm thế cheo leo, không vững vàng.Nho giáo dành cho phụ nữ một công thức nhân sinh rất đơn giản: thờ chồng nuôi con thờ chồng bao hàm cả nuôi chồng ( cơm, rượu, bộ cánh, tiền trà rượu với bạn bè) Nuôi đủ ( nuôi và cung phụng ) .Tú Xương thấu hiểu và đánh giá đúng công lao của vợ 	thương vợ.Ông chồng từng ” vuốt râu”, “ quắc mắt” , “ huênh hoang” : “ Tiền bạc phó cho con mụ kiếm, ngựa xe chẳng có lúc nào ngơi “ lại tự hạ mình xuống ngang hàng với những đứa con , lại tự trách mình vô tài , bất lực trước nỗi vất vả của vợ rất thương vợ.Lặn lội thân còHình ảnh con cò gầy lêu khêu, lò dò đi kiếm ăn trên đồngNgười vợ lao động tảo tần, lúi húi 1 mình kiếm sống, lặn lội sớm khuya để nuôi chồng nuôi conQuãng vắng : sự lẻ loi, đơn độc, nhiều hiểm nguy bất trắc, thiếu sự chở che, chia sẻEo sèo, đò đông : sự mưu sinh khắc nghiệt, phức tạpNgười chồng thấy , hiểu nhưng không thể cùng chia sẻ nỗi vất vả , vẫn phải dựa vào sự tảo tần nhọc nhằn của vợ , vẫn giữ nếp phong lưu của mình : tự thấy mình có gì nhẫn tâm với vợMột duyên hai nợNhững số đếm trong bài thơ : một duyên , hai nợ , năm nắng , mười mưa  bài thơ có ý nghĩa tính công? Vì ông thương vợ, tính công cho vợThương vợ đã cam lòng với số phận, ông tự trách mình đã là nỗi khổ của vợ, chính mình là của nợ của vợTự tráchAâu đành phận : không phải là cái tắc lưỡi hời hợt, không là tiếng thở dài cay đắng mà là thái độ chín chắn trước duyên phận, độ lượng với gia cảnhDám quản công : không than thân, không phiền lòng phẫn chí mà lặng lẽ ráng sức lo toanTô đậm chân dung vợ , nhắc đến vợ với những nết tốt ẩn đàng sau đó là nỗi đắng xót của người quân tử và hàm chứa lòng tri ânCàng thương vợ càng giận đời, giận mình, bật thành câu chửi “ Cha mẹ thói đời” Đỉnh điểm của lòng khổ tâmNhận địnhTú Xương đã chỉ ra nguyên nhân gây khổ cho vợ :+ Đời bạc đã đày ải vợ hiền+ Đời bạc đã biến mình thành chồng bạc: nam tử tài hoa thành người vô tích sự, phu quân phong nhã thành người hờ hững, nhẫn tâm + Thói đời đen bạc đã biến những giá trị thành vô giá trịTình thương đã thành lòng căm phẫn, lên án gay gắt cuộc đời đồng thời xỉ vả thậm tệ bản thânTình thương vợ sâu xa, thành thậtÝ nghĩaBài thơ là lời cảm khái tự trào, lấy cảnh gia đình riêng làm phạm vi nhưng đã mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc.Qua con người cụ thể đã khái quát được hình ảnh của người phụ nữ thời xưa : thương chồng thương con, một đời tần tảo, lo cho chồng con, yên lặng hi sinh, cam chịu số phậnPhản ứng của Tú Xương là lời chửi đổng vào thói đời,cái nếp sống cho phép người đàn ông sống trên lưng vợ mình một cách vô cùng bất công, phi nhân đạoLời kếtSự công khai tự xỉ vả mình của Tú Xương : là thứ ăn hại , vô tình, vô lo, nhẫn tâm , bạc bẽo , có cũng như khônglà ông đã đả kích vào kỉ cương phu phụ trịnh trọng và cứng rắn của ngàn xưa, đã thấy được và đã hổ thẹn với cái quan hệ phong kiến bất công vô nhân đạoThể hiện phong cách rất riêng của Tú Xương : nói sát bờ, sát gốc, tận cuống tận đầu, ráo riết , mãnh liệt, nghiêm trang nhưng hóm hỉnh, thâm sâuTài liệu tham khảoTRẦN TẾ XƯƠNG (1871-1907)Tên thật là Trần Duy Uyên, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích , đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần Tế Xương . Oâng sinh ngày 10/8/1871 tại làng Vị Xuyên , huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định , mất ngày 20/1/1907 tại làng Địa Tứ cùng huyện.Oâng cưới vợ rất sớm ( bà tên Phạm Thị Mẫn ) là một cô gái quê “con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ , tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ “ trở thành bà Tú tần tảo buôn bán , nuôi chồng, nuôi con.Gia cảnh , việc nhà Tú Xương trông cậy vào một tay bà Tú Cuộc đời Tú Xương lận đận thi cử . Việc hỏng thi và cảnh nghèo là nguồn đề tài phong phú trong sáng tác của Tú Xương Nghệ thuật thơ văn Trần Tế XươngThơ trào phúng đa dạng , phong phú :Các bài thơ vừa có hiện thực , vừa trào phúng, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật , ông đã sử dụng tiếng cười làm vũ khí . Cười là cười phá , chửi là chửi độc , chua chát đến ứa mật, ứa máu.Có những bài tự trào tự khoe về mình, dùng ngôn ngữ ỡm ờ hoặc những từ thông tục. Tứ thơ thường độc đáo ,đột ngột,táo bạo gây sự chú ý vào chủ đề: Hàn lâm tu sọan kém gì ai Đủ cả xoong nồi, cả cóng chai ( Đưa ông Hàn )Nghệ thuật thơ văn ( tiếp)Cái tài tình của Tú xương là chộp đúng cái thần của sự vật bằng vài nét điển hình rồi dùng lối nói thẳng thừng , táo bạo và hài hước của mình, ông phơi bày cái lõi của sự thật cho mọi người xem : Lúc túng toan lên bán cả trời Trời cười thằng bé nó hay chơi ( Tự Cười Mình)Có khi mượn lối chơi chữ : Aám không ra ấm , ấm ra nồi Aám chạy loăng quăng ấm chẳng ngồi (Bỡn Ôâng Ấm Điềm)Hoặc nhân cái mồm tu hú của đối tượng mà hạ ý thơ : Cậu này ắt hẳn hay nghề sáo dây vũ dây văn vụng ngón đàn ( Thông Gia Với Quan )Nghệ thuật thơ văn ( tiếp)Thơ trữ tình với lời thơ nhuần nhuyễn , ý thơ gần gũi, tứ thơ sâu lắngthể hiện sâu xa tinh thần dân tộc : Đêm hè, nhớ bạn phương trời ,ngẫu hứng, sông Lấp Đề tài tuy không đa dạng bằng mảng thơ trào phúng nhưng sâu sắc , đậm đà, lấy nhiều chi tiết xác thực từ đời sống ( Thương Vợ ).Có sự kết hợp yếu tố hiện thực và trữ tình, có tính độc đáo , phóng khóang trong ngôn ngữ : Việc bác không xong tôi chết ngay Chết ngay? Như thế vội vàng thay! ( Bỡn Người Làm Mối )Sử dụng ngôn ngữ giản dị , chính xác uyển chuyển gợi hình, có tính chất dân gian.

File đính kèm:

  • pptTHUONG VO-H.ppt