Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tình yêu và thù hận (Trích Romeo và Juliet - Sếch-xpia) - Nguyễn Văn Lự

NỘI DUNG

Ca ngợi và khẳng định tình người, tình đời.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành hình tượng đẹp của văn học Phục hưng ở Tây Âu và của chung nhân loại.

NGHỆ THUẬT

Ngôn ngữ mượt mà, trong sáng, giàu cảm xúc.

Lời độc thoại, đối thoại sử dụng biện pháp so sánh, ví von phù hợp với tâm trạng nhân vật.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tình yêu và thù hận (Trích Romeo và Juliet - Sếch-xpia) - Nguyễn Văn Lự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tỡnh yờu và thự hận(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)u.Sếch-xpiaNgười soạn: Nguyễn Văn Lựi-Tìm hiểu chung.1-Tác giả. - Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng.- Ông đã trải qua nhiều công việc như giữ chuồng ngựa trong rạp hát , kéo màn, nhắc vở diễn, diễn viên, để trở thành nhà soạn kịch tài năng.Giới thiệu vài nét về tác giả Sếch-xpia?i-Tìm hiểu chung.1-Tác giả. Sự nghiệp sáng tác: Ông để lại 37 vở kịch.Nội dung: Khát vọng tự do, lòng nhân ái, niềm tin bấtdiệt vào sự hướng thiện, khẳng định cuộc sống con người. Sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia?i-Tìm hiểu chung.2-Tác phẩm.Hoàn cảnh ra đời:“Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia được viết vào khoảng 1594-1595.Mâu thuẫn cơ bản : Khát vọng yêu đương và mối thù dòng họ.Đề tài: Bi kịch tình yêu (ca ngợi tình yêu tự do. Lên án, tố cáo thành kiến xã hội). Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?i-Tìm hiểu chung.2-Tác phẩm.Vị trí: Đoạn trích thuộc cảnh 2, hồi II.Trong đêm hội hóa trang, Rô-mê-ô gặp và yêu say đắm nàng Giu-li-ét.Nàng cũng rất yêu chàng. Ngay đêm ấy, Rô-mê-ô quay lại, leo qua tường, đối diện với buồng ngủ của Giu-li-ét tình cờ đúng lúc nàng cũng ra đứng bên cửa sổ. Đôi tình nhân thổ lộ lòng mình. Vị trí của tác phẩm?i-Tìm hiểu chung.2-Tác phẩm.bố cục Bố cục của đoạn trích ?-Sáu lời thoại đầu: Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô và tâm trạng nàng Giu-li-ét.-Còn lại: Khẳng định tình yêu vượt lên trên thù hận.Một số hình ảnh liên quan đến vở bi kịch.iI-Đọc hiểu Văn bản.1-Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô.Sáu lời thoại đầu: Những lời độc thoại nội tâm.Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ, Rô-mê-ô như nói với nàng: “Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi, và giết chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt”(199)Dưới con mắt của Rô-mê-ô, Giu-li-ét đẹp như mặt trời lúc rạng đông. Nó rực rỡ, tươi tắn khiến cho mặt trăng cũng trở nên héo hon, nhợt nhạt.Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với nhữg lời thoại sau ?iI-Đọc hiểu Văn bản.1-Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô.Rô-mê-ô lại như nói với chính mình:“Nàng đang nói kìa, nhưng nàng có nói gìđâu: vậy là gì thế?Đôi mắt nàng lên tiếng”. (ánh mắt lấp lánh của Giu-li-ét đã khiến choRô-mê-ô ngỡ là đôi môi mấp máy.Và sau đó là cảm nhận của chàng về đôi mắt) Đôi mắt nàng Giu-li-ét: Đẹp như hai ngôi sao sáng lung linh, rực rỡ trên bầu trời.(“chẳng qua là hai ngôi saođêm đã tàn”-199) Đôi mắt của Giu-li-ét được Rô-mê-ô cảm nhận như thế nào ?iI-Đọc hiểu Văn bản.1-Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô. Vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét đã được thần tiên hóa: -Nàng tiên lộng lẫy. -Tỏa ánh hào quang. -Như một sứ giả nhà trời có cánh.Vẻ đẹp của Giu-li-ét còn được thần tiên hóa qua những hình ảnh nào ?iI-Đọc hiểu Văn bản.1-Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô Đặc sắc nghệ thuật: -Lời lẽ có cảm xúc yêu thương chân thành. -Ngôn ngữ mượt mà, đằm thắm, đầy chất thơ. -Có sự kết hợp biện pháp so sánh, giả định và lí tưởng hóa. Đặc sắc nghệ thuật trong việc thể hiện tâm hồn Rô-mê-ô ?iI-Đọc hiểu Văn bản.2-Diễn biến tâm trạng nàng Giu-li-ét. Tưởng không có ai, Giu-li-ét đã thể hiện nỗi niềm riêng: “Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô !Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ ?Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa” (200). Cách thổ lộ tình yêu thật hồn nhiên, trong sáng. Nỗi niềm riêng của Giu-li-ét qua những lời độc thoại ?iI-Đọc hiểu Văn bản.2-Diễn biến tâm trạng nàng Giu-li-ét. Giu-li-ét thổ lộ tình yêu tha thiết: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của emthôiChàng ơi!Hãy mang tên họ nào khác đi!” Nàng tự hỏi và tự trả lời: “Cái tên nó có nghĩa gì đâu?”. Rồi tự đề xuất giải pháp: “Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi”. Bỗng nàng trở nên táo bạo hơn :“Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây”. Em có nhận xét gì về lời thoại thứ 6 ?Lời độc thoại khẳng định Giu-li-ét đã chấp nhận tình yêu.iI-Đọc hiểu Văn bản.3-Tình yêu trên nền thù hận Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh hai người trong suốt cuộc gặp gỡ. -Lời thoại của Giu-li-ét(5 lần): “Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi”.“Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi.”“Và nơi tử địa anh biết mình là ai rồi đấy”.“Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh”.“Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây”.Tìm những cụm từ chứng minh tìnhyêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch(câu hỏi 2) ?iI-Đọc hiểu Văn bản.3-Tình yêu trên nền thù hận Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh hai người trong suốt cuộc gặp gỡ. -Lời thoại của Rô-mê-ô(3 lần):“Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”.“Tôi thù ghét cái tên tôi”. “Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu”.iI-Đọc hiểu Văn bản.3-Tình yêu trên nền thù hận. Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Giu-li-ét không chỉ lo cho mình mà lo cho cả người mình yêu. Thái độ của Rô-mê-ô đối với hận thù giữa hai dòng họ cũng rất quyết liệt. Chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình để đến với tình yêu. Rô-mê-ô còn lo sợ không chiếm được tình yêu của Giu-li-ét: “ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ”. Hận thù dòng họ chỉ là cái nền, còn tình yêu trong sáng đã vượt lên trên hận thù ấy. Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ xuất hiện ở ai nhiều hơn ?iI-Đọc hiểu Văn bản.3-Tình yêu trên nền thù hận. Chỗ đứng của Rô-mê-ô : Bức tường bao quanh nhà Giu-li-ét.(bức tường thù hận của dòng họ). Chỗ đứng của Giu-li-ét : Cửa sổ căn phòng riêng có bức tường che chở (bức tường ràng buộc của lễ giáo). Không gian: Chênh vênh, yên lặng một cách đáng sợ (nếu họ hàng nhà nàng bắt gặp thì chàng khó lòng thoát chết). Thời gian : Một đêm ngắn ngủi. Tình yêu giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một bi kịch. Tại sao nói tình yêu giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một bi kịch ?iI-Đọc hiểu Văn bản.3-Tình yêu trên nền thù hận. Qua mười sáu lời thoại, tình yêu và thù hận đã được giải quyết. Với 16 lời thoại, tình yêu và thù hận đã được giải quyết như thế nào ?Rô-mê-ô thực sự dũng cảm vượt qua thù hận.Giu-li-ét khẳngđịnh tình yêu với Rô-mê-ô.iII-TổNG KếT.Nội dungCa ngợi và khẳng định tình người, tình đời.Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trở thành hình tượng đẹp của văn học Phục hưng ở Tây Âu và của chung nhân loại. Nghệ thuậtNgôn ngữ mượt mà, trong sáng, giàu cảm xúc.Lời độc thoại, đối thoại sử dụng biện pháp so sánh, ví von phù hợp với tâm trạng nhân vật.Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích?Bài tập trắc nghiệmCâu 1: Nhận định nào đúng về sáu lời thoại đầu tiên trong đoạn trích ? A-Là những lời đối thoại giữa hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. B- Là những lời độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô. C-Là những lời độc thoại nội tâm của Giu-li-ét. D-Là những lời độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.Bài tập trắc nghiệmCâu 2: Xung đột chính của vở kịch Rô-mê-ô vàGiu-li-ét là gì ? A-Mối thù giữa hai dòng họ. B- Tình yêu và mối thù dòng họ. C-Tình yêu tự do và quan niệm phong kiến về hôn nhân. D-Sự phân biệt sang hèn trong xã hội.Bài tập trắc nghiệmCâu 3: Trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” Rô-mê-ô đã gọi Giu-li-ét là gì ? A-Phương đông, Hằng Nga, mặt trời. B- Vừng dương, Hằng Nga, mặt trời. C-Vừng dương, cô hầu của Hằng Nga, phương đông. D-Mặt trời, vừng dương, cô hầu của Hằng Nga.Bài tập trắc nghiệmCâu 4: Rô-mê-ô cảm nhận như thế nào về đôi mắt của Giu-li-ét ? A-Đẹp như vầng thái dương. B- Đẹp như mặt trăng. C-Đẹp như những ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời. D-Chẳng có vì tinh tú nào có thể bì được với đôi mắt của nàng. cảm ơn các em!

File đính kèm:

  • ppttinhyeuvathuhan.ppt
Bài giảng liên quan