Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em - Lê Văn Khải

Alêchxan Xecghê êvits Puskin (1799- 1837 ). Mặt trời của thơ ca Nga, là niềm vinh quang của nước Nga. Cống hiến vĩ đại cho nền văn học Nga và thế giới.

 - Sáng tác thấm nhuần tư tưởng lớn lao : căm ghét cường quyền bạo lực, trung thành với lí tưởng tự do, công bằng, bác ái, cổ vũ ý chí đấu tranh và tinh thần phản kháng. Kẻ thù của nhà nước quân chủ chuyên chế và giới quý tộc.

 - Tác giả nhiều tập thơ trữ tình, văn xuôi, kịch nổi tiếng.

 * Câu chuyện quyết đấu:

 Năm 1828 ông gặp Natalia Nicôlaiepna Gônsarôva, cô gái đẹp nhất thành phố. Ông hơn cô 13 tuổi. Puskin lui tới và năm 1829 cầu hôn bị khước từ. Đến 1831 lễ cưới được tổ chức , họ sống ở Pêtecpua, có 4 con : hai trai, hai gái.

- Nợ nần, túng thiếu, hai cô chị vợ ở nhà ông. Ông trở thành con nợ “ Tôi quay cuồng giữa đám thượng lưu - Vợ tôi rất hợp mốt “. Sống bên vợ trẻ đẹp mà : ” Em ơi đã đến lúc rồi – Tim anh mong sống một đời yên thân.”

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em - Lê Văn Khải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Đọc văn: Tôi yêu emPuskinThực hiện : Lê Văn KhảIPTTH Đào Duy Từ- TP Thanh Hóa Tôi yêu em Puskin Chiều MatxcơvaHoạt động của giáo viên - học sinh và những nội dung cần đạtI. Tìm hiểu chung1. Tác giả *Alêchxan Xecghê êvits Puskin (1799- 1837 ). Mặt trời của thơ ca Nga, là niềm vinh quang của nước Nga. Cống hiến vĩ đại cho nền văn học Nga và thế giới. - Sáng tác thấm nhuần tư tưởng lớn lao : căm ghét cường quyền bạo lực, trung thành với lí tưởng tự do, công bằng, bác ái, cổ vũ ý chí đấu tranh và tinh thần phản kháng. Kẻ thù của nhà nước quân chủ chuyên chế và giới quý tộc. - Tác giả nhiều tập thơ trữ tình, văn xuôi, kịch nổi tiếng. * Câu chuyện quyết đấu: Năm 1828 ông gặp Natalia Nicôlaiepna Gônsarôva, cô gái đẹp nhất thành phố. Ông hơn cô 13 tuổi. Puskin lui tới và năm 1829 cầu hôn bị khước từ. Đến 1831 lễ cưới được tổ chức , họ sống ở Pêtecpua, có 4 con : hai trai, hai gái.- Nợ nần, túng thiếu, hai cô chị vợ ở nhà ông. Ông trở thành con nợ “ Tôi quay cuồng giữa đám thượng lưu - Vợ tôi rất hợp mốt “. Sống bên vợ trẻ đẹp mà : ” Em ơi đã đến lúc rồi – Tim anh mong sống một đời yên thân.” Tai họa hiện hình qua tên Giócgiơ Đăngtex, một kẻ bảo hoàng Pháp lưu vong, bằng tuổi vợ Puskin, hắn là con nuôi sứ thần Hà lan tại Nga. Sau khi gặp vợ của Puskin, hắn đã trắng trợn ve vãn cô. Gia đình ông đã cấm cửa. Ngày 17. 9 . 1836 trong lần sinh nhật một người bạn, hắn đã mời Natalia nhảy điệu Mađuarka. Tháng 10. 1836 vợ Puskin đã cự tuyệt lời tỏ tình xấn xổ của y, và nói cho chồng biết. Tháng 11 năm ấy, gia đình ông nhận được một lá thư nặc danh ghi rõ: “Ông vua của những người chồng mọc sừng “ Puskin đã thách đấu với hắn vì : “ Tôi thuộc về đất nước mình và tôi muốn tên tuổi tôi trong sạch ở khắp chỗ nào “ - Khoảng 16 giờ ngày 27. 1 . 1837 trận quyết đấu đã diễn ra trên đường Pêtecpua đi Pagôlôvô ( ven sông Đen ). Một buổi chiều lạnh, quang đãng, lộng gió. Đăngtex bắn trước, đạn trúng vào giữa mình Puskin. Người ta dựng ông dậy, đưa cho khẩu súng , ông bắn đạn xuyên qua cánh tay vào phần mềm Đăngtex. Khi về nhà, ông còn nói trong hổn hển : “ Anh sung sướng quá vì gặp em và ở bên em. Dù thế nào đi nữa em không có lỗi gì cả, em không đáng trách “ Hai ngày sau thì ông mất, có người đã nhìn thấy và nói :” Tôi chưa thấy người nào chết mà gương mặt lại trong sáng, thanh thoát và nên thơ đến thế. “ Cái chết đột ngột của thiên tài Puskin, người ta ví như mặt trời của thi ca Nga đã lặn. Ông là bản sắc Nga : dữ dội, rạch ròi , danh dự. Trước khi học một trong những bài thơ tình vĩ đại nhất thế giới : Tôi yêu em của Puskin, chúng ta cùng nghe bài hát nổi tiếng của nước Nga, một tình khúc bất tử đã chinh phục hàng triệu con tim. Hãy lắng nghe trong giai điệu êm ái ,có cả văn hóa tình yêu của người Nga.Nhạc phẩm Nga : Đôi bờBản dịch sát nghĩa từ tiếng Nga Tôi đã yêu em : tình yêu vẫn, có lẽ Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi Nhưng hãy để nó không làm phiền em thêm nữa; Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì Tôi đã yêu em lặng thầm , vô vọng Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông; Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, Cầu trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế . Bài thơ Tôi yêu em Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoài Tôi yêu em, âm thầm không hi vọng Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen; Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. ( 1829 ) ( Thúy Toàn dịch ) 2. Tôi yêu em và Những cuộc tình liên quan đến cách hiểu bài thơ này. * Có ít nhất 2 tư liệu nói về sự ra đời . Theo tác giả Kôrôvin, bài thơ hướng về cô Ana Ôlenina, cô gái mà Puskin thừa nhận là thú vị nhất thời đại, ông cầu hôn và bị khước từ. Một tình yêu đơn phương mãnh liệt Nhưng theo tác giả Gôrôđexki, bài thơ gắn với cô Karôlina Xôbanxkaia, cô gái hơn nhà thơ 5 tuổi, đã từng đi qua nhiều cuộc tình mộng ảo, diễm lệ. Puskin gọi “đây là người đàn bà mê hồn thật sự” . Đây là lời trong một bức thư ông gửi cho cô: “Hôm nay là kỷ niệm lần thứ 9 tôi gặp cô, càng nghĩ, tôi càng thấy đời tôi gắn với cô, tôi sinh ra là để theo đuổi và yêu cô. Sớm hay muộn tôi phải dứt bỏ mọi thứ để quỳ dưới chân cô... “ Vậy ai là đối tượng nói tới trong bài thơ ?. Đây là một câu đố hóc hiểm của nghệ thuật thế giới. Có điều : những mối tình say đắm có thật và những cô gái đẹp này đã tạo ra thiên tài thơ tình. 3 . Đặc điểm thơ tình của Puskin: Các mối tình đều dở dang, trắc trở vì vậy thường buồn, để ngăn lại tình yêu tan vỡ nên ngọn lửa tình yêu cháy ngùn ngụt...Puskin yêu nhiều (Tình yêu dỡn đời tôi nào có ít) , ông là con người có cách yêu riêng, thị hiếu thẫm mỹ riêng về vẻ đẹp phụ nữ, có văn hóa tình yêu riêng, độc đáo II . Đọc hiểu văn bản * Nhan đề, cảm hứng. Đầu đề do người biên soạn dịch đặt, đứng trước 4 khả năng: Tôi yêu chị, Tôi yêu em, Tôi yêu cô, Anh yêu em. Chọn Tôi yêu em vì nó vừa gần vừa xa, đằm thắm và dở dang. Tất cả các nhà phê bình lỗi lạc đều thừa nhận: đây là bài thơ diễm lệ, hoàn hảo tới mức thiên tài. Bài thơ xúc động vì trong tác phẩm trữ tình này chứa đựng những giá trị tinh thần chung của loài người, đó là tình yêu và vẻ đẹp ứng xử trong tình yêu.Cách đọc diễn cảmCâu 1,2 : chậm, ngập ngừng, thú nhận lại như tự nhủCâu 3,4 : mạnh mẽ, dứt khoát , như thề hứaCâu 5, 6 : day dứt, u buồn, hồi nhớ và kiểm nghiệmCâu 7, 8: mong ước, tha thiết mà điềm tĩnhNêu cảm nhận chung của em về bài thơ ?điệp 3 lần Tôi yêu em Tôi đã yêu em Lời giã từ một tình yêu không thành Nhưng hoá ra: Tôi yêu em Là lời giãi bày, bộc bạch một tình yêu chẳng thể nào nguôi ngoai, vẫn sôi nổi , nồng nàn, như chẳng thể nào khác được* Tìm hiểu bốn câu đầu Cách hiểu của em về 4 câu này ? Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoàiTôi yêu em Tiếng nói thứ nhất Tiếng nói thứ haiThú nhận Phân vân, bối rối, Mạnh mẽ, dứt khoát , Tự nhủ nhiều ngắt cách , điệp, phủ định khôngTrực tiếp, ngập ngừng: vẫn, ... bất cứ điều gìngắn gọn có lẽ, chưa ở tiếng nói thứ nhất: Cái tôi tự soi vào tâm hồn mình, ở đó tình yêu vẫn chưa tắt hẳnở tiếng nói thứ hai: Một sự dằn lòng, chế ngự, vượt lên, tâm hồn vươn về tình yêu trong ý nghĩa đích thực, xem yêu như là hành vi trao tặng, làm cho đối tượng tình yêu của mình hạnh phúc Thế nên “ Tôi ‘ Giữ nỗi buồn cho riêng mình, không muốn làm em buồn về bất cứ điều gì, ngay cả dù điều ấy là tình yêu của tôi* Tìm hiểu bốn câu cuối Đọc 2 câu 5, 6 và chỉ ra những trạng thái tâm lí phức tạp của “tôi “ ? Điều này rút ra nhận xét gì về tình yêu của “ tôi” ?Hai câu 5, 6 Lí trí kìm nén chế ngự Cảm xúc trào dâng da diết Có nhiều ngắt cách, rối bời, khúc mắc ( không hi vọng; không thốt nên lời)Điều này chứng tỏ : Tình đơn phương âm thầm “Tôi” giày vò, đau khổ, ghen tuông trạng thái tiêu cực thành thực bộc lộ những yếu đuối bất lực, góc khuất tối tận đáy sâu tâm hồn cháy bỏng yêu đương cuồng nhiệt, vật vã, trăn trở, không biết đến nhẹ nhõm thanh thản Vậy là Câu thơ như nói cái bị động , tiêu cực mà hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của trái tim yêu Hai câu kết: Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó - Cầu trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế). Từ cách dịch sát ý ở đây nên hiểu “ tôi đã yêu em “ như thế nào ? không chỉ trở về quá khứTôi đã yêu em mà còn tiếp nối tới tương lai giữ lại tất cả sầu khổ để hiến dâng tình yêu chân thành, dịu dàngVượt lên sự ích kỉ thường tình để gửi gắm vào một người khác, một người thứ ba, tất cả tình cảm nâng niu mà “ tôi” dành cho người yêu, mong nàng được hạnh phúcVới tình yêu chân thành , đằm thắm , người ta có thể quên đi cái tôi , phấn đấu thực hiện toàn mãn trong yêu hơn là được yêuCầu trời cho được... ẩn một chút nuối tiếc, xót xa đồng thời tự tin, kiêu hãnh (có thể chẳng ai khác nữa ngoài anh yêu em chân thành , đằm thắm đến thế ; và có thể em, có thể chúng ta đang để mất một tình yêu quý giá chẳng còn tìm kiếm được nữa bao giờ) Kết luậnBài thơ không xây dựng những hình ảnh thơ mĩ lệ, cũng không sử dụng các biện pháp tu từThơ Puskin thường không trang sức cầu kì.Vẻ ngọc của những bài thơ sáng lên ở xu hướng vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tưởng Thấm đượm nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha của mối tình vô vọngTôi yêu em - là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin ” tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách là CON NGười” (Bi-ê-lin-xki) Bài tập I. Tự luận1. Em hiểu về câu thơ:" Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em" như thế nào?2.Tại sao nói : thơ tình là trường học của lòng nhân đạo? Trắc nghiệm Theo anh (chị) , cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em ở đâu?Không trang sức rực rỡ, cầu kìVươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tưởngTôn vinh phẩm giá của con ngườiCả A, B, C Đáp án: D

File đính kèm:

  • pptGA_thao_giang.ppt