Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin)
“Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn throng sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
Lời giãi bày tình yêu của Puskin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế, mãnh liệt, đằm thắm và cao thượng.
“Tôi yêu em” là khúc hát của trái tim, là một bài thơ tình độc đáo trong thơ ca hân loại.
TÔI YÊU EMPUSKINI. TÌM HIỂU CHUNG1/ Tác giả: A.X. PUSKIN (1799 – 1837)- A-lếch xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin.Ông là nhà thơ vĩ đại”có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”- Xuất thân: sinh trong gia đình quí tộc ở Maxcơva.- Gắn bó số phận với nhân dân, đất nước. Dũng cảm chống lại chế độ Nga hoàng.- Cái chết: bị sát hại trong một cuộc đấu súng Đăng-tex để bảo vệ danh dự (1937)- Các tác phẩm chính : Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, Bô-rít Gô-đu-nốp, Người tù Cáp-ca-dơ=> Puskin là một nghệ sĩ thiên tài, một nhà tư tưởng kiệt xuất. Thơ của Puskin là tiếng nói tâm hồn Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị và chân thực.Ông xứng đáng “Mặt trời của thi ca Nga”I. TÌM HIỂU CHUNG2/ Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: - Tôi yêu em được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với An-na Ô-lê-nhi-na, con gái vị chủ nhà. - Hè năm 1929, Puskin cầu hôn nàng Ô-lê-nhi-na nhưng bị chối từ, Tôi yêu em ra đời ngay sau khi nhà thơ bị khước từ lời cầu hôn. Lúc này, Puskin đã tròn 30 tuổi. Tôi yêu em được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. b) Nhan đề: Bài thơ vốn không có nhan đềTôi yêu em là nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ.c) Bố cục: Căn cứ vào dấu câu, bài thơ có 2 ý lớn (4 câu đầu và 4 câu sau) Căn cứ vào lôgíc ý, bài thơ chia làm 3 đoạn, bắt đầu từ cụm từ “Tôi yêu em” II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNTÔI YÊU EM - PUSKINTôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.1829II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1/ Tâm trạng nhân vật trữ tình:- Hai câu đầu: Cách xưng hô: đại từ, thời quá khứ + Điệp khúc: “tôi yêu em”:vừa là một khẳng định không chút hồ nghi, vừa là một sự thú nhận với tất cả chân thành từ tân đáy lòng.Đó còn là khát vọng cháy bỏng của một trái tim muốn yêu được đáp lại.=>lí luận của con tim bất chấp lí luận của lí trí, lí trí muốn dập tắt nhưng con tim vẫn thốt ra “tôi yêu em” + Hình ảnh “ngọn lửa tình”: ẩn dụ => tình yêu mãnh liệt + Từ ngữ “đã” ,“chưa tắt hẳn”: Xác nhận sự tồn tại của một tình yêu + Dấu “:” chậm rãi, đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải => trăn trở, day dứtTình yêu vẫn dai dẳng,áp ủ, nồng cháy đầy mãnh liệt.1/ Tâm trạng nhân vật trữ tình:Câu 3, 4, mạch thơ chuyển hướng đột ngột:+ “Nhưng” tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.+ Từ phủ định “không”: sự dứt khoát đầy lí trí, tự buộc mình chối bỏ tình yêu.+ Không muốn “em” : “bận lòng” “gợn bóng u hoài”Tình yêu của tôi là nỗi bận lòng, nỗi buồn cho em thì không thể tiếp diễnQuá trình tự đấu tranhTự buộc mình chối bỏ tình yêuPhải dành cho em sự thanh thảnMột tâm hồn cao thượng, một nỗi buồn trong sángBốn câu đầu là sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lí trí => tình yêu mãnh liệt nhưng chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người yêu2/ Nỗi đau khổ, tuyệt vọng (Câu 5, 6)Tình yêu âm thầm, đơn phương có lúc chông chênh không hi vọng bởi tác giả nhiều khi có cảm giác “tôi tìm em, em tìm ai?”Trạng từ chỉ thời gian: “lúc” “khi”+Những trạng thái chỉ tình cảm biến đổi liên tục: “âm thầm”, “không hi vọng”, “rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”Thể hiện được bi kịch tuyệt vọng giữa lí trí và tình cảmGiữa cái có với cái không cóGiữa cái ước mơ với cái không thể biến thành sự thật=> một con người tha thiết yêu thương mà không được cảm thông, có nỗi đau khổ của sự tuyệt vọng, rụt rè, ghen tuông giày vò.3/ Sự cao thượng, chân thành:Điệp khúc: “Tôi yêu em” : tiếp tục khẳng định ngọn lửa tình yêu trong trái tim tác giả không bao giờ tắt ,không bao giờ lụi tàn,nhạt phai.- “ Tôi yêu em, yêu chân thành,đằm thắm”=> chính sự chân thành, đằm thắm,không bao giờ nhạt phai ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu”Câu cuối: Lời cầu chúc của chàng trai: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”Chàng trai đã vượt qua nỗi ghen tuông, ích kĩ, nỗi buồn u ám để khẳng định tình yêu.Qua đó nổi bật nhân cách yêu là “chân thành”, “đầm thắm” ngay cả khi không hi vọng + Trong lời cầu chúc ẩn sự so sánh =>lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng. Tình yêu khi không được đền đáp thường là nỗi đau khổ đưa đến lòng tự ái, hận thú. Nhưng ở đây dù “ tôi” không yêu em nhưng từ sâu đáy lòng vẫn cầu chúc cho em được một người khác cũng yêu chân tình, chung thủy và đằm thắm như “tôi đã yêu em” => vượt lên trên sự ích kỉ thường gặp trong tình yêuẨn chút tiếc núi xót xa, đồng thời tự tin và có chút thách thức. III. TỔNG KẾT“Tôi yêu em” thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn throng sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.Lời giãi bày tình yêu của Puskin được thể hiện qua ngôn từ giản dị mà tinh tế, mãnh liệt, đằm thắm và cao thượng.“Tôi yêu em” là khúc hát của trái tim, là một bài thơ tình độc đáo trong thơ ca hân loại.Cám ơn các bạn đã theo dõiNgười thực hiện : Tổ 2 / 11 A5
File đính kèm:
- toi_yeu_em.ppt