Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin)

 Bài thơ diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm đượm một sắc điệu buồn nhưng hơn cả là sự mãnh liệt, cao thượng của trái tim con người với một tình yêu không đơm hoa kết trái. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “tôi yêu em” mà vẫn toát được những xúc cảm chân thành. Chưa bao giờ thơ tình của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như vậy. Pushkin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga: là thi sĩ thiên tài và nhà tư tuởng lỗi lạc, người đặt nền móng cho tư tưởng nhân văn cao quý trong văn học Nga.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
-A. Puskin-TÔI YÊU EMI. GIỚI THIỆUAleksandr Sergeyevich Pushkin (1799–1837) là đại thi hào, nhà văn, nhà viết kịch người Nga. Ông được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”, đưa văn học Nga thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Moskva. Ông được theo học tại trường Lyceum Hoàng gia, sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và sớm nổi tiếng với những bài thơ yêu nước.1. Tác giả: Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình - "Ruslan và Lyudmila” và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía chính quyền. Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù Kavkaz", "Gavriiliada", "Anh em lũ cướp” Năm 1823, Pushkin bắt tay vào viết tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác của văn học thế giới "Eugene Onegin“. Vì những bài thơ chống đối Nga hoàng, Pushkin bị lưu đày (1820-1826). Năm 1827, hạn lưu đày được giảm, Pushkin trở về kinh đô nhưng mâu thuẫn giữa ông với chính quyền vẫn rất gay gắt. Pushkin đã bị sát hại trong một cuộc đấu súng (do âm mưu của chính quyền Nga hoàng) khi ông 38 tuổi.Tượng Pushkin tại Saint Peterburg2. Tác phẩm: Tôi yêu emHoàn cảnh ra đời: Bài thơ bắt nguồn từ một mối tình có thật giữa nhà thơ với A. A. Ô-lê-nhi-a, con gái vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga, song lời cầu hôn của nhà thơ đã bị chối từ vào mùa hè năm 1829.Bố cục: 3 phần4 câu đầu: tình cảm phức tạp, tế nhị của nhân vật trữ tình.2 câu tiếp: nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật trữ tình.2 câu cuối: sự cao cả trong tình yêu.Chủ đề: Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người – con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng biết nhận tất cả đau khổ trong tình yêu về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm – nhất là tình yêu đơn phương.TÔI YÊU EMTôi yêu em: đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. A. PushkinII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN“Tôi yêu em”: bộc lộ tình cảm trực tiếp, giản dị  tình yêu một chiều, không được sự đồng cảm của đối phương.“đến nay chừng có thể”  khó xác định tình cảm.1. Tình cảm phức tạp, tế nhị của nhân vật trữ tìnhTôi yêu em:đến nay chừng có thể“Ngọn lửa tình”: thể hiện sự nồng cháy, mãnh liệt.“chưa hẳn”: mang tính phủ định - chưa hoàn toàn lụi tắt.=> Bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng của một trái tim chung thủy.Ngọn lửa tìnhchưa hẳn đã tàn phai.“Nhưng”: tình cảm (nồng nàn) > Lời thơ như nhắc nhở, tự ý thức về tình yêu của mình, pha chút chua xót, đắng cay.Nhưngkhông để embận lòngthêm nữaHay hồn em phải gợn bóng u hoài. 2. Nỗi đau khổ tuyệt vọng “Tôi yêu em” được lặp lại lần thứ hai  mạch cảm xúc tuôn trào, dường như không còn nghe theo lí trí nữa.“âm thầm không hi vọng”: nhấn mạnh sự vô hiệu quả của tình yêu đơn phương.Tôi yêu emâm thầm không hy vọng.“Rụt rè”, “hậm hực lòng ghen”: những trạng thái tình yêu biến đổi với nhiều sắc thái đối ngược nhau.=> Hai câu thơ gợi mở những lớp tình cảm phức tạp nơi con người, lúc thì lặng lẽ, ghìm nén tình cảm, khi thì ghen tuông mù quáng. Dường như nhân vật trữ tình đang rơi vào đáy sâu của nỗi đau giày vò, hành hạ.Lúcrụt rè,khihậm hựclòng ghen3. Sự cao cả trong tình yêu.Điệp khúc “Tôi yêu em” lặp lại lần thứ ba  khẳng định ngọn lửa tình yêu trong trái tim nhân vật không lụi tàn, nhạt phai.“yêu chân thành, đằm thắm”: một tình yêu trong sáng, dịu dàng và sâu sắc.Tôi yêu em,yêu chân thành, đằm thắmCầu em được người tình như tôi đã yêu em.	Đỉnh cao của tình yêu vị tha: lời cầu chúc cho người mình yêu hạnh phúc. Tình yêu khi không được đền đáp thường là nỗi đau, tự ái hận thù. Nhưng đây lại là tình yêu của trái tim chân thành, nhâu hậu và cao thượng. Chính thái độ trân trọng, vị tha đó đã đưa bài thơ của Pushkin vươn tới những giá trị nhân văn cao cả trong thơ tình nhân loại.III. TỔNG KẾT Bài thơ diễn tả một tình yêu vô vọng, thấm đượm một sắc điệu buồn nhưng hơn cả là sự mãnh liệt, cao thượng của trái tim con người với một tình yêu không đơm hoa kết trái. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “tôi yêu em” mà vẫn toát được những xúc cảm chân thành. Chưa bao giờ thơ tình của nhân loại đạt đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như vậy. Pushkin xứng đáng với sự ngợi ca của nhân dân Nga: là thi sĩ thiên tài và nhà tư tuởng lỗi lạc, người đặt nền móng cho tư tưởng nhân văn cao quý trong văn học Nga. 

File đính kèm:

  • pptToi_yeu_em_Puskin.ppt