Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin)
III- Kết luận:
Qua bài thơ ta thấy được nhân vật trữ tình dịu dàng, tao nhã vượt lên thói ích kỷ để thể hiện tấm lòng trong sáng, cao thượng, vị tha và thái độ trân trọng người yêu. Một chàng trai có tình yêu nồng nàn tha thiết có văn hoá.
Giáo án giảng văn.Tôi yêu emPuskinTác phẩmTôI yêu em (Puskin)Tôi yêu em đến nay chừng có thể,Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.(Thuý Toàn dịch)TôI yêu em (Puskin)I- Hoàn cảnh sáng tác:Cuối năm 1829 khi Puskin tròn 30 tuổi.“Cuối năm 1829 Puskin sáng tạo hai bài thơ tình hoàn hảo và hay tới mức chỉ riêng hai bài này cũng đủ để thừa nhận tác giả của chúng là nhà thơ vĩ đại” (Gorodetxki đánh giá hai bài thơ Tôi yêu em và Một chút tên tôi đối với nàng)TôI yêu em (Puskin)“Đây là tình cảm của con người từng trải, và ta cũng thấy ở đây lòng nhân ái làm xúc động lòng người đó, vẻ diễm lệ nghệ thuật đó” (Nhà phê bình văn học Nga Bielinxki)“Bài thơ này của Puskin góp phần làm cho tình yêu có văn hoá, có tính người” (Nguyễn Hải Hà - Biên soạn SGK-VHNN11)TôI yêu em (Puskin)II- Phân tích:1- Bốn câu thơ đầu: Khẳng định tình yêu vẫn còn nhưng muốn rút lui để không gây phiền muộn cho người mình yêu.a/ Câu 1+2: Tôi yêu em đến nay chừng có thể,Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai,TôI yêu em (Puskin)“Tôi yêu em đến nay chừng có thể,”: Tình yêu đã có từ lâu và vẫn đang tiếp diễn, còn đang tồn tại trong tôi.* “Ngọn lửa tình ..”: Niềm say mê âm ỉ, dai dẳng ...=> Hai câu thơ diễn tả tình yêu không phải bột phát lóe sáng, mà đã có từ lâu và bây giờ vẫn còn đang yêu. Đây là lời thổ lộ chân thành từ trái tim. TôI yêu em (Puskin) Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.* Câu thơ có sự dứt khoát của lý trí. Lý trí bảo phải dừng bước, phải dập tắt ngọn lửa tình yêu để tránh cho em phải bận lòng, không buồn u hoài.b/ Câu 3+4: Cảm xúc phải dồn nén ghìm lại trong lòng, cho nên đọc kỹ những câu thơ ta nghe như thấy những dư âm khổ đau chua xót..TôI yêu em (Puskin) Điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi, mà là nỗi buồn của em. Tôi sẵn sàng chấp nhận đau khổ để người mình yêu không bận lòng. Nhân vật trữ tình có thái độ tôn trọng đẹp đẽ đối với người mình yêu, không vị kỷ.2- Bốn câu thơ sau:TôI yêu em (Puskin) Khẳng định tình yêu mãnh liệt không che giấu đượca/ Câu 5+6:Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen, Hai câu thơ diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng dồn dập, có sóng gió trong tâm hồn. Nhân vật trữ tình dằn vặt với mối tình đơn phương.* Tình yêu dù đơn phương nhưng vẫn diễn ra với những sắc thái muôn thủơ của tình yêu. Những cung bậc của tình yêu rất đời thường, không xa vời, rất thật. Hai câu thơ gợi một nỗi buồn đau khổ trong lòng nhân vật trữ tình, đồng thời cũng thể hiện tình yêu mãnh liệt của chàng trai.TôI yêu em (Puskin)TôI yêu em (Puskin)Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Mãnh lực của tình yêu không giảm, mà tăng lên. Không những ngọn lửa tình chẳng tàn phai mà còn ngùn ngụt cháy. Cảm xúc không bị dồn nén mà được giải toả tràn chảy.b/ Câu 7+8:TôI yêu em (Puskin) Vượt lên ghen tuông ích kỷ, tự ái, nhân vật trữ tình khẳng định sự chân thành đằm thắm trong trái tim mình. Câu thơ hay về ý, đẹp về lời, sáng tươi dào dạt cảm xúc. Nhân vật trữ tình bộc lộ tấm lòng vị tha cao thượng. Không phải là sự ngãng ra mà vun vào cho tình yêu. Câu thơ đưa tình yêu lên ngôi làm chói sáng nhân cách nhân vật trữ tình. Một tình yêu nồng nàn nhưng có văn hoá, đạo đức.TôI yêu em (Puskin) Đồng thời hai câu thơ cũng như một lời nhắn nhủ, em hãy sáng suốt lựa chọn một tình yêu chân thành đằm thắm.“Nếu không có sự can thiệp siêu nhiên thì vị tất nữ nhân vật còn gặp được một tình yêu giống như thế” (Iacopxơn - Mỹ)TôI yêu em (Puskin)Khi dịch bài thơ, người dịch có thể lựa chọn.1/ Tôi yêu chị.2/ Tôi yêu cô.3/ Tôi yêu em.4/ Anh yêu em.5/ Ta yêu nàng.“Nàng buột miệng đổi tiếng ông trống rỗng.Thành tiếng anh tha thiết đậm đàVà gợi lên trong lòng đang say đắmBao ước mơ tràn hạnh phúc reo caTrước mắt nàng tôi trầm ngâm đứng lặngKhông thể nào rời ánh mắt khỏi nàngVà tôi nói: Thưa cô - cô đẹp lắmMà thâm tâm: Anh rất đỗi yêu em”(Ông - Cô và Anh - Em)TôI yêu em (Puskin)III- Kết luận: Qua bài thơ ta thấy được nhân vật trữ tình dịu dàng, tao nhã vượt lên thói ích kỷ để thể hiện tấm lòng trong sáng, cao thượng, vị tha và thái độ trân trọng người yêu. Một chàng trai có tình yêu nồng nàn tha thiết có văn hoá.TôI yêu em (Puskin) “Bài thơ Tôi yêu em gây xúc động và không ngừng làm cho mọi người xúc động, vì trong tác phẩm trữ tình đó chứa đựng những giá trị tinh thần chung của loài người” (Sách văn học Nga - 1982)Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc. TôI yêu em (Puskin)“Còn như về bút pháp thì càng giản dị càng tốt. Điều chủ yếu là chân lý, sự chân thành. Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì tới sự tô điểm nào cả” (Puskin)TôI yêu em (Puskin)IV- Hướng dẫn học tập:- Học thuộc lòng bài thơ. - Viết cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm này.- Sưu tầm một số câu thơ tình của Puskin.TôI yêu em (Puskin)Chuẩn bị bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thể kỷ XX đến tháng 8-1945”.+ Những đặc điểm cơ bản.+ Các giai đoạn phát triển.+ Thành tựu đạt được.Xin chân thành cảm ơnCác thầy giáo, cô giáo và các em học sinh
File đính kèm:
- Toi_yeu_emPuskin.ppt