Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin) - Lê Thanh Hùng

Thể hiện tình cảm vừa gần vừa xa, vừa phù hợp với t duy ngời Nga lại đợc Việt hoá. Đặc biệt là phù hợp với cảm xúc bài thơ tình yêu nam nữ.

Cách xng hô nh vậy, ngời đọc dờng nh không biết gì về tình cảm của nhân vật “em”, còn phía nhân vạt “Tôi” thì nh có điều gì đó không đợc vui

 

ppt29 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tôi yêu em (Pu.Skin) - Lê Thanh Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
thiết kế bài giảngNgười soạn: Lê Thanh HùngNgày soạn: 15/5/2005Lớp dạy: 	 11A3 – 11A5tôi yêu emPusKinmục đích – yêu cầu Giúp học sinh nhận thức được tình yêu nam nữ giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Bài thơ góp phần giúp tuổi trẻ biết trân trọng tình yêu, yêu có văn hoá. Giọng điệu thơ Puskin về đề tài tình yêu và những đóng góp của ông vào mảng đề tài này.Thấy được tài năng nghệ thuật Puskin và chất thơ của tác phẩm. học sinh biết cách tiếp nhận tác phẩm thơ dịchvà có khả năng khám phá, đánh giá tác phẩm.các bước lên lớpBước 1 ổn định tổ chức lớp.Bước 2: Kiểm tra bài cũ.Câu hỏi: Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Con đường mùa đông” của Puskin và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ này.Câu hỏi 1:Đọc và trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ?Bước 3: Giới thiệu bài mới.I. Vài nét chung:		Hoàn cảnh sáng tác.	Tháng 12 năm 1828, Puskin đến Mátxcơva. Tại đây lần đầu tiên ông găp Natalia (1812 - 1873) trong vũ hội- một cô gái xinh đep nhất Matxcơva kém Puskin 13 tuổi. Ông cầu hôn lần đầu tháng 4 năm 1829 nhưng không được chấp thuận. Trong hoàn cảnh ấy, cuối năm 1829 Puskin sáng tác bài thơ này. Câu hỏi 2: 	Theo em nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào? 2. Nhan đề bài thơ:Thể hiện tình cảm vừa gần vừa xa, vừa phù hợp với tư duy người Nga lại được Việt hoá. Đặc biệt là phù hợp với cảm xúc bài thơ tình yêu nam nữ.Cách xưng hô như vậy, người đọc dường như không biết gì về tình cảm của nhân vật “em”, còn phía nhân vạt “Tôi” thì như có điều gì đó không được vuiCâu hỏi 3: 	Đọc và tự diễn xuôi nội dung bài thơ theo cách riêng? II. Phân tích bài thơ. 1. Đọc và cảm nhận chung. a. Đọc bài thơ:	 Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai, Nhưng không để em bận lòng hơn nữaHay hồn em phải gợn bóng u hoài.** * Tôi yêu em âm thầm không hy vọngLúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen,Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắmCầu em được người tình như tôi đã yêu em. b. Cảm nhận chung về bài thơ Nhân vật trữ tình nói là mình yêu “em”, tình yêu vẫn tiếp tục chứ không hoàn toàn “vụt tắt”. Nhưng lại xin dừng lại vì không muốn người mình yêu phải buồn phiền. Tuy vậy tình cảm vẫn luôn hướng về “em” và vẫn rất yêu “em”. Câu hỏi 4: Mở đầu bài thơ, nhân vật “Tôi” thổ lộ điều gì?Lời bộc lộ ấy có ý nghĩa như thế nào?	2. Phân tích bài thơ. a. Hai dòng thơ đầu.“ Tôi yêu em đến nay chừng có thểNgọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.”	Nhân vật “Tôi” bộc lộ tình cảm của mình qua hình ảnh “ngọn lửa tình” nó chưa tắt hẳn mà vẫn còn âm ỉ cháy, để rồi nó sẽ bùng lên mạnh hơn, to hơn khi có ngọn gió nơi em tiếp sức. 	Quả là là một tình yêu thầm kín, kiên trì, nồng nàn mà tha thiết mãnh liệt.Câu hỏi 5: Với tâm trạng ấy nhân vật trữ tình xử sự như thế nào với người mình yêu? Em có nhận xét gì về cách cư xử ấy?b. Hai dòng thơ tiếp theo. “Nhưng không để em bận lòng hơn nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.” Nhân vật “tôi” không muốn vì mình mà người mình yêu phải “bận lòng thêm nữa”, phải phiền muộn u hoài... Nên đã nói xin dừng bước quan hệ tình cảm với “em” – Cái điều mà ngay cả chính mình cũng không hề muốn.	Theo lôgic bài thơ: Vì yêu “em” nên không muốn làm phiền em, không muốn em phải buồn rầu nên tốt nhất là không nên quấy rầy em nữa và xin dừng quan hệ tình cảm với em. 	Tình cảm vẫn cứ hướng về “em”và dường như tình yêu càng mãnh liệt hơn trong tâm trạng nhân vật trữ tình.		Câu hỏi 6: Cảm xúc, tình cảm có tuân theo lý trí không?	Vậy theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là người như thế nào?	Như vậy, nhân vật “tôi” là một người giàu lòng vị tha, đức hy sinh, tôn trọng tự do lựa chọn tình cảm của người mà mình yêu mến.	=> Xuất hiện mâu thuẫn: Lý trí (bảo thôi) > Cảm xúc không tuân theo lý trí nên đã có sự giằng co giữa lý trí và tình cảm.  	 	Câu hỏi 7: Vậy theo em, giữa lý trí và tình cảm cái gì sẽ chiến thắng?Mãnh lực tình yêu được biểu hiện ở dấu hiệu nào?C. Bốn dòng thơ cuối.“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”	Mãnh lực tình yêu của nhân vật trữ tình được biểu hiện ở những dấu hiệu sau:	* Điệp ngữ: “Tôi yêu em” được nhắc lại tới 3 lần. Có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định tình cảm của “tôi” đối với “em” chẳng những không bị dập tắt mà còn tiếp tục tăng lên gấp bộivới những trạng thái khác nhau: Câu hỏi 8:Trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình được hiểu như thế nào trong câu thơ này?Âm thầm: Lặng lẽ, kín đáo, thầm kín trong tâm hồn.Không hy vọng: Thiếu tự tin,chỉ một mình => Tình yêu một phía, yêu đơn phương.Lúc rụt rè: E dè, ngượng nghịu, nhưng có vẻ dịu dàng, đáng yêu.Khi hậm hực lòng ghen: Có khi giận hờn, bực tức, không bằng lòng nhưng cố nén lại trong lòng, tránh những hanh động, lời nói và cử chỉ thiếu văn hoá.Câu hỏi 9Vậy theo em khi yêu thì có sự ghen không? Nếu ghen phải ghen như thế nào? Em có nhận xét gì về cách ghen của nhân vật “tôi” trong bài thơ?	- Ghen là biểu hiện của tình yêu, nhưng không nên ghen một cách mù quáng, thiếu sáng suốt và độc ác như cách ghen của: Ôtenlô (Sếcxpia), Fecđinăng(Sile), Hoạn thư (Nguyễn Du)...	- Cách ghen của nhân vật trữ tình là cách ghen có văn hoá, nó chứng tỏ một tình yêu đích thực, một tình yêu chân chính, “Yêu chân thành, đằm thắm”. Điều đó đã được chứng minh.Câu hỏi 10Dòng thơ cuối cùng nhân vật “tôi” lại nói “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”, theo em câu nói đó thể hiện sự vun vào hay duỗi ra trong tình cảm của nhân vật “tôi”?Dòng thơ cuối:	 Nếu là sự duỗi ra: Không dễ dàng với một người có tính cách mãnh liệt như nhân vật “tôi”	 Nếu là sự vun vào: thì tại lại “Cầu em được người tình...” Xuất hiện người thứ 3 cho thêm phần phức tạp???	Phải chăng sự xuất hiện thêm người thứ 3 ấy là một ẩn ý sâu xa:	- Nhân vật trữ tình muốn đặt “em” trước một sự lựa chọn giữa “Tôi” hay người nào khác.	Người khác: Không biết họ là ai? Và họ có yêu “em” như “Tôi” không? ( Trong khi tâm hồn em còn rất trong sáng, chưa có bóng hình một người đàn ông nào). “Tôi”thì rất yêu em, yêu chân thành, đằm thắm như vậy. 	Vậy thì lời cầu mong ấy khó mà trở thành hiện thực.	Phải chăng, đây là một phép “thử”? Một cách nói vun vào, một cách “đặt vấn đề” tỉnh táo và khôn khéo của nhân vật “Tôi”?Câu hỏi 11Theo em, ý nghĩa sâu sắc ẩn giấu trong câu thơ này là gì?	Điều đó đã thể hiện một tình yêu cao thượng, trong sáng, vì tình yêu và hạnh phúc của người mình yêu. Và trong trường hợp nếu người “em” chọn không phải là “Tôi” đi nữa thì “Tôi” vẫn luôn luôn cầu cho “em” có một người tình tuyệt vời như tình yêu mà “Tôi” đã dành cho “Em”.Câu hỏi 12Theo em chất thơ của bài thơ là gì?Học xong bài thơ, em rút ra cho mình bài học gì trong tình yêu?3. Kết luận:	Chất thơ của bài thơ chính là tình yêu chân thành, đằm thắm, trong sáng, cao thượng, có văn hoá...Được thể hiện bằng điệp ngữ, nghệ thuật diễn tả lý trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co... Để khẳng định tình yêu càng mãnh liệt. Tình cảm, cảm xúc có sức mạnh lấn át lý trí.	Qua đó, người đọc có thể hiểu được thế nào là một tình yêu chân chính. Khi yêu phải có lòng vị tha và giàu đức hy sinh, không nên ích kỷ hẹp hòi và ghen tuông mù quáng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra./.	

File đính kèm:

  • ppttoi_yeu_em.ppt
Bài giảng liên quan