Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tràng giang (Huy Cận)

I. TÌM HIỂU CHUNG:

/ Tác giả:

a) Cuộc đời : Huy Cận (1919 - 2005)

- Tên khai sinh: Cù Huy Cận

- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh

Năm 1939, học ở Trường Cao đẳng Canh nông tại Hà Nội.

- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tràng giang (Huy Cận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Huy CậnTRÀNG GIANG1I. TÌM HIỂU CHUNG:1/ Tác giả:a) Cuộc đời : Huy Cận (1919 - 2005)- Tên khai sinh: Cù Huy Cận- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh2- Năm 1939, học ở Trường Cao đẳng Canh nông tại Hà Nội.- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào.Xuân Diệu và Huy Cận3b) Văn chương- Trước CMT8: tập Lửa thiêng, Vũ trụ ca - Sau CMT8: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời,  Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý.452/ Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 9/1939,Huy Cận đang học Cao đẳng canh nông. Trong những chiều ra bến Chèm ngoạn cảnh, nhìn sông Hồng mênh mông mà nỗi nhớ nhà tràn ngập cõi lòng. Bài thơ ra đời từ cảm hứng đó.63/ Nhan đề: TRÀNG GIANGGợi tới dòng Trường Giang mênh mông trong thơ Đường : cảm hứng của nhiều thi nhân.Tứ thơ cổ điển.Âm “ang” tạo sự cộng hưởng âm thanh gây cảm giác mênh mang: sông vừa dài, lại rộng Cách nói chệch đầy sáng tạo, chất hiện đại.74. Lời đề từ: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển: Trời rộng, sông dài.Cảm xúc: Bâng khuâng  Nỗi niềm của thế hệ những nhà thơ mới.8II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:1/ Khổ 1: Nỗi buồn đìu hiu, xa vắng:Sóng:-Động từ “gợn”  sóng gối nhau đến vô tận (chất thơ của sông nước).  Nỗi buồn da diết.-NT kết hợp từ ngữ đầy sáng tạo: “buồn điệp điệp” Từ cái hữu hình của sóng trên “tràng giang” mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn miên man bất tận của con người.9b) Thuyền và nước: Từ láy “song song” : Đã hoà ứng với hai chữ “điệp điệp” ở cuối câu thứ nhất đầy sức gợi hình, gợi liên tưởng về những con sóng cứ loang ra, lan xa Đối lập “thuyền về”/“nước lại”:  Gợi cảm giác chia xa, tạo ấn tượng về kiếp người trong cuộc đời đầy bất trắc (tâm cảnh hòa nhập ngoại cảnh).10c) Cành củi lạc loài:Đảo ngữ “củi một cành khô” Tuyệt bút : Cái khô héo, nhỏ nhoi, gầy guộc của “một cành”, lại “lạc” (động từ gợi tả) giữa “mấy dòng” nước xoáy, giữa trăm ngả sầu thương khủng khiếp.Cảm nhận về thân phận bé nhỏ của con người.112/ Khổ 2 : Bức tranh vô biên của “tràng giang”-Không gian: + Liệt kê: “cồn nhỏ”, “gió đìu hiu”, “chợ chiều”  Bức tranh phía bên kia tràng giang với những nét đơn sơ gợi sự hoang vắng. + Từ láy: “lơ thơ”, “đìu hiu” sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng .12 Câu thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ ngâm : Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò 13+ Đâu tiếng làng xa Lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được tiếng dội hoang vắng của cõi lòng14 - Nắng xuống,trời lên: gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa -  “sâu chót vót”:cách diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo mang một nét đẹp hiện đại. Sự vô biên theo chiều cao, chiều sâu của vũ trụ.Sông dài, trời rộng , bến cô liêu  Đối lập  Cái tôi mang “nỗi sầu vạn kỉ”: Nhà thơ như đang đứng chơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm, “đứng trên thiên văn đài của linh hồn nhìn cõi bát ngát” của cả một thế giới quạnh hiu, hoang vắng tuyệt đối.153/ Khổ 3 : Niềm khao khát cuộc sống :- “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: hình ảnh gợi về một cuộc sống trôi đi trong tan tác, vô định- Hai từ phủ định: “không” Tả cảnh mà không có cảnh, không dấu hiệu của sự giao hòa, tri kỉ, tri âm- “bờ xanh tiếp bãi vàng ” ( liệt kê)  Cảnh vật mênh mông vô tận. Cảm giác về “không” gặp lại ở “lặng lẽ”: không hình, không cả tiếng tuyệt đối âm thầm.Càng khao khát những tín hiệu giao hòa của sự sống  khát vọng sống trong tình người, tình đời chan hòa, đồng cảm, tri âm164/ Khổ 4 : Nỗi buồn nhớ quê hương - Lớp lớp mây cao đùn: bức tranh cổ điển hùng vĩ (gợi thơ Đỗ Phủ: Mặt đất mây đùn cửa ải xa).“Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa”: Bóng chiều như đổ sập xuống theo cánh chim nhỏ. Hình ảnh cổ điển mà cảm xúc rất hiện đại.17Lòng quê dợn dợn vời: Nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn.Đây là nét tâm trạng chung của các nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.Không khói hoàng hôn: Gợi tứ thơ cổ của Thôi Hiệu đời Đường.Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay.Vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại 18II. TỔNG KẾT: Hình ảnh thơ, từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phối thanh, hòa âm đăng đối, giọng trầm buồn vừa mang phong vị cổ điển vừa phong cách hiện đại thể hiện nỗi lòng riêng cũng là nỗi lòng chung của lớp thanh niên yêu nước, thương cảm dân tộc, đất nước nhưng lại bất lực cô đơn trước cuộc đời. 19

File đính kèm:

  • pptgiao_an_11.ppt
Bài giảng liên quan