Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tràng giang (Huy Cận)
Thể thất ngôn, 4 khổ thơ như bức tứ bình tả cảnh ngụ tình.
Sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều thi liệu truyền thống.
Hàm súc, cô đọng, tao nhã cao sâu, khái quát.
Hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
Nỗi buồn sầu cô đơn nhưng lại bâng khuâng man mác nỗi buồn thời đại.
Cảnh vật gần gũi , thân thuộc .
Trực tiếp thể hiện cái Tôi cô đơn trước vũ trụ , lòng yêu quê hương đất nước thầm kín, tha thiết.
Hình ảnh gần gũi, chân thực.
Huy CậnKIỂM TRA BÀI CŨ1. Đọc thuộc lòng đoạn 1 bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu. Những câu thơ nào trong bài thơ theo em là hay nhất, mới nhất, độc đáo nhất? Cảm nhận của em về các câu thơ đó?Đọc lại đoạn thơ tái hiện lại bức tranh thiên đường trên mặt đất? Cảm nhận của em về đoạn thơ?Qua bài thơ, Xuân Diệu muốn thể hiện điều gì?I/ Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: - Cù Huy Cận ( 1919- 2005) - Trước cách mạng tháng Tám, là một trong những nhà thơ mới lãng mạn, nổi tiếng với tập thơ Lửa thiêng , Vũ trụ ca, kinh cầu tự.- Sau Cách mạng, là một trong những người giữ nhiều trọng trách quan trọng trong nền văn hoá – văn học dân tộc, sáng tác nhiều tập thơ hoà điệu giữa con người, xã hội và thơ ca.- Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý.=>Thơ ông gắn bó với cuộc sống cách mạng với những cảm xúc mới dồi dào, khoẻ khoắn, có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Chân dung của Huy Cận theo thời gian Chân dung của Huy Cận theo thời gian Chân dung của Huy Cận theo thời gian Vợ chồng Huy CậnVợ chồng Huy Cận và bạn Xuân DiệuHuy Cận - Xuân Diệu và các bạn thơĐôi bạn thơ: Huy Cận – Xuân Diệu2. Tác phẩm: a - Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác : - Tràng giang là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận ở giai đọan trước Cách mạng tháng Tám. - Theo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều mùa thu năm 1939 và được in trong tập thơ “Lửa thiêng” của nhà thơ. - Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước.I/ Tìm hiểu chung:- Đọc diễn cảm : thể hiện giọng nhẹ nhàng, ung dung, thư thái, hơi chậm. Chú ý cách ngắt nhịp 4/3; 2/2; 2/3 . - Chú ý các từ khó trong sách sau bài học.b. Bố cục : I/ Tìm hiểu chung:- Khổ 1:Cảnh sóng gợn, thuyền trôi và nỗi buồn điệp điệp.b. Bố cục : I/ Tìm hiểu chung:- Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát.b. Bố cục : I/ Tìm hiểu chung:- Khổ 3: Cảnh bèo trôi , cảnh bãi bờ .b. Bố cục : I/ Tìm hiểu chung:- Khổ 4: Cảnh mây trời, sông nước gợi nỗi nhớ nhà.1. Nhan đề và câu thơ đề từ: - Nhan đề ban đầu: “Chiều trên sông” quá cụ thể, bình thường, ít gợi ấn tượng.- Nhan đề “Tràng giang” hay hơn vì: + nó vừa gợi ra ấn tượng khái quát và âm hưởng trang trọng, vừa cổ điển, vừa thân mật. + Mặt khác âm “ang” gợi âm hưởng dài, rộng, lan toả, ngân vang trong lòng người đọc, mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:- Câu thơ đề từ : “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn sầu lan toả, nhẹ nhàng mà lắng sâu (“Bâng khuâng”) trước cảnh vũ trụ bao la, bát ngát (“sông dài”, “trời rộng”) tạo nên vẻ đẹp hài hoà vừa cổ điển ( cảnh sông nước) vừa hiện đại (nỗi buồn nhớ bâng khuâng).II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:2. Khổ 1:- Mở đầu bài thơ là cảnh vật trên sông nước mênh mông:“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song”+ Hình ảnh con sóng gợn trên tràng giang làm nảy sinh nỗi buồn điệp điệp, không dứt, như con sóng gợn hết đợt này đến đợt khác+ Hình ảnh con thuyền trôi trên dòng sông gợi ra kiếp người nhỏ bé, đơn côi, vô định.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:Thuyền trôi trên sông Hồng - Các hình ảnh đối nhau:“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,Củi một cành khô lạc mấy dòng”+ Ý thơ đối lập:“Thuyền về” > Nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành và gắn chặt với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn quê hương đất nước được thể hiện kín đáo. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:d. Khổ 4:- Hình ảnh thiên nhiên đẹp nhưng tráng lệ:“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.” + Hình ảnh bầu trời cao với lớp mây trắng đùn ra như những núi bạc tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên. + Hình ảnh cánh chim nhỏ nghiêng đi, như không chịu đựng được sức nặng của bóng chiều, đối lập với cảnh bầu trời cao rộng tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:Hình ảnh cánh chim nhỏ nghiêng- Nỗi lòng nhớ quê:“Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.” + Lòng thương nhớ quê bắt nguồn từ sông nước tràng giang: “Lòng quê dợn dợn” nỗi lòng ngày càng tăng lên theo sóng nước. + Câu thơ cuối: vừa phủ định (“không khói hoàng hôn”) vừa khẳng định (“cũng nhớ nhà”) khẳng định thêm nỗi nhớ quê hương sứ xở da diết.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: Khổ thơ đặc sắc, có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển (phong vị thơ Đường) và hiện đại (không cần ngoại cảnh để bộc lộ cảm xúc).II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:1. Bài tập 1: Sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại của bài thơ 2. Bài tập 2: Cách cảm nhận về không gian - thời gian trong bài thơ có điểm gì đáng chú ý? 1. Bài tập 1:Yếu tố cổ điểnYếu tố hiện đại- Thể thất ngôn, 4 khổ thơ như bức tứ bình tả cảnh ngụ tình. Sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều thi liệu truyền thống. Hàm súc, cô đọng, tao nhã cao sâu, khái quát. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nỗi buồn sầu cô đơn nhưng lại bâng khuâng man mác nỗi buồn thời đại. Cảnh vật gần gũi , thân thuộc . Trực tiếp thể hiện cái Tôi cô đơn trước vũ trụ , lòng yêu quê hương đất nước thầm kín, tha thiết. Hình ảnh gần gũi, chân thực.2. Bài tập 2: Cách cảm nhận không gian - thời gian khái quát, nâng lên tầm triết lý : + Không gian đa chiều: dài - rộng - sâu – cao; + Thời gian : từ cụ thể thành vĩnh hằng, kết hợp với không gian thành không thời gian : dòng tràng giang trôi trong không gian, thời gian, miên man, mãi mãi, vô định.
File đính kèm:
- Trang_giangngu_van_11NC.ppt