Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tương tư (Nguyễn Bính)

A.Tìm hiểu chung:

I.Tác giả: NGUYỄN BÍNH

 1)Cuộc đời:

 a)Tiểu sử:

-Sinh 1918, mất 1966, tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

-Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính,vào Nam Bộ lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết.

Mẹ mất sớm, được cậu ruột đón về nuôi dạy, sau theo anh trai vào Hà Nội. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn. Năm 1964, Nguyễn Bính trở về Nam Định.

 - Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

 

ppt28 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Tương tư (Nguyễn Bính), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nguyễn BínhTương TưA.Tìm hiểu chung:I.Tác giả: NGUYỄN BÍNH 1)Cuộc đời: a)Tiểu sử:-Sinh 1918, mất 1966, tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.-Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính,vào Nam Bộ lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết. - Mẹ mất sớm, được cậu ruột đón về nuôi dạy, sau theo anh trai vào Hà Nội. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn. Năm 1964, Nguyễn Bính trở về Nam Định. - Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.	Thể hiện nỗi bất an sâu sắc trước những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ mai một.Thể hiện vẻ đẹp chân quê, thấm đượm tình quê, duyên quê và phảng phất hồn xưa đất nước.2. Sự nghiệp văn chươngCác tác phẩm chính:Qua Nhà (Yêu đương 1936) Tương Tư, Chân Quê (Thơ 1940) Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940) Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940) Hương Cố Nhân (Thơ 1941) Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941) Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942) Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942) Mây Tần (Thơ 1942) Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942) Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942) Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947) Đồng Tháp Mười (Thơ 1955) Trả Ta Về (Thơ 1955) Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955) Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957) Nước Giêng Thơi (Thơ 1957) Tiếng Trống Đêm Trăng (Truyện Thơ 1958) Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960) Cô Son (Chèo cổ 1961) Đêm Sao Sáng (Thơ 1962) Người Lái Đò Sông Vỹ (Chèo 1964) 3. Tác phẩmXuất xứ: “Tương tư” rút từ tập thơ “Lỡ bước sang ngang” XB năm 1940 tiêu biểu cho tập thơ “Chân quê”Mạch cảm xúc: Nỗi tương tư trong bài thơ được diễn biến qua các sắc thái cảm xúc chính: nhớ nhung băn khoăn, hờn dỗi than thở  hờn trách mát mẻ  nôn nao, mơ tưởng  ước vọng xa xôi. Tô Hoài đã nhận xét:Nguyễn Bính là nhà thơ của tình quê, chân quê, hồn quêB. Phân tích 1. Nhan đề “Tương Tư”:“Tương tư” là gì ?“Tương tư” là nỗi nhớ nhung của tình yêu đôi lứa.Trong cuộc sống, tương tư dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương ủ kín trong lòng của chàng trai hoặc cô gái.Thể hiện khác khao được bên nhau. 2. Tâm trạng của chàng trai: a/ Tâm trạng nhớ nhung: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.Nỗi tương tư của chàng trai trong bài thơ này đã diễn biến qua những trạng thái cảm xúc nào?Nhớ nhungBăn khoăndỗi hờnThan thởKhát vọngmong mỏiTương TưTâm trạng rất phong phú, tự nhiên;sự hoà quyện giữa duyên quê và cảnh quêThể thơ lục bát và giọng điệu, ngôn ngữ thơ đậm chất quê, hồn quêa/ Tâm trạng nhớ nhungThôn Đoài – nhớ - Thôn Đông: hình ảnh hoán dụ  chỉ hai người.- Cách tổ chức lời thơ độc đáo, khéo léo: +“Một người”  đầu và cuối câu thơ. + Thành ngữ “chín nhớ mười mong” giữa câu.  diễn tả sự xa cách trong tình yêu sinh ra bệnh tương tư, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người.Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng nhớ nhung của chàng trai?a/ Tâm trạng nhớ nhung- Liên tưởng độc đáo, bất ngờ: + Gió mưa  hiện tượng vốn có của thiên nhiên. + Tôi yêu nàng  quy luật tất yếu của tình cảm. cách khẳng định riêng của tác giả về khái niệm “tương tư”. b/ Tâm trạng băn khoăn hờn dỗi: “ Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”Từ nhớ nhung, đợi chờ, chàng trai bộc lộ tâm trạng gì? Hãy tìm những từ ngữ thể hiện tâm trạng đó của chàng trai?b/ Tâm trạng băn khoăn hờn dỗi:Hai thôn chung lại: khoảng cách gần gũi.+ Cớ sao / chẳng sang: hỏi và phủ định.+ Bên ấy / bên này: lời trách móc vu vơ.c/ Tâm trạng than thở: Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.+ “lá xanh - lá vàng”: thời gian hiện lên qua việc chuyển màu của lá  tâm trạng mỏi mòn nôn nóng.+ “nhuộm”: động từ: thời gian chậm chạp  sắc màu biến đổi của sự vật đã định hình. Hai câu thơ : “Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng” diễn tả thời gian và tâm trạng như thế nào?Những từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ: “bảo rằng”, “ không”, “là chẳng”,“đã đành”.Không gian miền quê: đò giang, đầu đình. thân thuộc gần gũi với chốn quê từ bao đời.d/ Tâm trạng hờn tráchNgôn ngữ và không gian trong bài thơ được miêu tả rất thân thuộc gần gũi. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó? Tâm trạng của chàng trai lúc này giúp ta hiểu được gì về quy luật tâm lý của tình yêu?d/ Hờn trách :+ Hình ảnh “cách trở đò giang”  tự lí giải, tự an ủi mình.+ Phép đối lập: có xa xôi mấy >< tình xa xôi  giận hờn, trách móc nhẹ nhàng.e/ Khát vọng mong mỏi: “Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”Bến, đò: ước lệ trong ca dao.Hoa khuê các, bướm giang hồ: ước lệ trong văn học truyền thống. Tình yêu đậm màu sắc lãng mạnChàng trai trong bài thơ mơ tưởng điều gì? Hãy tìm và phân tích những câu thơ thể hiện điều đó?Khát vọng lứa đôi trong mối tương tư này còn được biểu hiện bằng nhiều hình ảnh cặp đôi trong bài. Hãy tìm và cho biết những hình ảnh ấy thể hiện ước vọng gì của nhân vật trữ tình?f/ Ước vọng tình yêu hòa hợp:Một người - một ngườiTôi- nàngBên ấy- bên nàyHai thôn- một làngBến- đòHoa khuê các- bướm giang hồNhà em- nhà anhGiàn cầu- hàng cauThôn Đoài- thôn ĐôngCau- giầuSự sắp xếp có ý vị , nỗi niềm tương tư của chàng trai. Gắn liền với hạnh phúc gia đình, hôn nhân gia đình. Một tình yêu đứng đắn thuỷ chung. f/ Ước vọng tình yêu hòa hợp: - Hình ảnh “giầu cau”  biểu tượng cưới hỏi, biểu hiện kết thúc đẹp nhất của tình yêu là hôn nhân.- “Cau” nhớ “giầu”  trong nỗi nhớ ấy có cả mơ ước muôn thuở của tình yêu. Mơ ước được hợp nhất với người mình yêu. Khát vọng hạnh phúc trong tình yêu.C. Tổng Kết1. Nghệ thuật:- Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã pha chất lãng mạn, thơ mộng- Hệ thống hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ, ước lệ đặc sắc sáng tạo.- Sử dụng nhiều động từ, điệp ngữ, cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn.2. Nội dungĐọc những vần thơ của Nguyễn Bính, người đọc được sống lại trong hơi thở ngập ngừng của tình yêu trong ca dao. Lắng nghe nhịp đập xao xuyến, bồi hồi của tình yêu câm lặng ngày đêm vò võ năm canh tương tư. Bằng tình yêu và lòng gắn bó sâu nặng với truyền thống dân tộc, Nguyễn Bính đã tìm ra tiếng nói riêng cho thơ mình giữa dàn đồng ca thơ mới, tiếng nói đằm thắm của ca dao- dân ca.HẾTCẢM ƠN CÁC BẠNĐà THEO DÕI

File đính kèm:

  • pptngu_van.ppt