Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vào phú Chúa Trịnh (Lê Hữu Trác)
Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống thanh nhàn ở Hương Sơn của Lê Hữu Trác. Bỗng có lệnh triệu vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán, Lê Hữu Trác phải lên đường.
Tác phẩm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán ( ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần 1782 cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11, tổng cộng 9 tháng 20 ngày).
Năm 1533, một võ quan triều Nguyễn là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua lấy danh n ghĩa “ Phù Lê diệt Mạc”.Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay nắm toàn bộ binh quyền, con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.Đầu thế kỷ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh Nguyễn bùng nổ. Sau gần nửa thế kỷ chiến tranh, hai bên lấy sông Gianh ( Quảng Bình) làm ranh giới. Ngoài Bắc, Trịnh Tùng xưng Vương, xây vương phủ cạnh cung điện vua Lê, nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là “ vua Lê- chúa Trịnh”.vào phủ chúa Trịnh(Trích Thượng kinh ký sự) Lê Hữu TrácHải Thượng Lãn ÔngLê Hữu Trác( 1724-1791)I/ Tìm hiểu chung1.Tiểu dẫnHãy nêu những nét chính về tác giả Lê Hữu Trác?Lê Hữu Trác( 1724-1791)Quê: Liêu Xá, Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn hải Dương.Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông( ông già lười ở đất Thượng Hồng).Gia đình có truyền thống khoa bảng.Ông vừa là một danh y, vừa là một nhà văn tài hoa.Tác phẩm chính: Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển. Quyển cuối là Thượng Kinh ký sự.Chữ Lãn trong tên hiệu của Lê Hữu Trác có ý nghĩa gì?Lãn: LườiChữ này trong tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông thể hiện rõ con người Lê Hữu Trác: ghét danh lợi, yêu thích cuộc sống bình dị, thanh nhàn.Tượng Lê Hữu Trác tại quê nhàKý: Là thể loại văn xuôi tự sự, dùng để ghi chép những sự việc có thật và bộc lộ những khuynh hướng tư tưởng, những cảm xúc của người viết.Ký của Việt Nam thực sự ra đời vào thế kỷ XVIII.Thượng kinh ký sự đánh dấu sự phát triển mới của thể ký Việt Nam thời Trung đại. Tác phẩm có sự kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật: du ký, nhật ký, hồi ký, ký phong cảnh, ký ghi người, ghi việc... Trong Thượng kinh ký sự, hình tượng nhân vật tác giả hiện lên rất rõ ràng, sinh động.Em đã biết những gì về thể ký , ký Trung đại Việt Nam và vị trí của Thượng kinh ký sự trong thể loại này?2. Tri thức đọc- hiểuTác phẩm mở đầu bằng cảnh sống thanh nhàn ở Hương Sơn của Lê Hữu Trác. Bỗng có lệnh triệu vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán, Lê Hữu Trác phải lên đường.Tác phẩm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán ( ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần 1782 cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11, tổng cộng 9 tháng 20 ngày).3. Tóm tắt tác phẩm Thượng Kinh ký sựII/ Đọc – hiểuVị trí đoạn trích:Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Sau khi đến kinh đô, Lê Hữu Trác được mời đến ở nhà người em của Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Tiếp theo đó tác giả bắt đầu vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Cán. Đoạn trích thuật lại việc Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh.2. Bức tranh hiện thực:a. Quang cảnh phủ ChúaQuang cảnh phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?- Đó là một nơi thâm nghiêm, vô cùng xa hoa, tráng lệ.Màu sắc chủ đạo: đỏ, vàng rực rỡKhông khí: ngào ngạt mùi hương nhưng tù đọng, ngột ngạt.=> Quang cảnh vương giả nhưng không trong lành.Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả?Miêu tả một cách chi tiết, cụ thể, tiêu biểu, sắc sảo.b. Cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúaCác từ Thánh chỉ, Thánh thượng, Thánh thể trong đoạn trích chỉ ai? dụng ý của tác giả?Thánh : dùng để chỉ nhà vua Trong đoạn trích: các từ trên dùng để chỉ nhà chúa.=> Sự lộng quyền của chúa TrịnhCuộc sống trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?Là nơi quyền uy tối thượng, nhiều phép tắc, luật lệ.Cuộc sống xa hoa, hưởng lạc nhưng thiếu sinh khí .Phủ chúa Trịnh ( tranh vẽ thế kỷ XVII)Quang cảnh và cuộc sống đó cho thấy uy thế nghiêng trời, lấn lướt cả cung vua của phủ chúa Trịnh.Từ quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh, em thấy được điều gì?“... Vào dịp Tết Trung thu, chúa phát gấm làm hàng trăm, hàng ngàn cái đèn lồng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng...” ( Thượng kinh ký sự)“... Trong phủ chúa có đến bốn, năm trăm hoạn quan, ngạo mạn, hách dịch...; cả nước căm ghét, ghê tởm chúng...” ( Thông sức của Ngự sử đài - 1719)3. Thái độ và nhân cách của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa TrịnhThái độ: - Không đồng tình với cảnh sống xa hoa nhưng ốm yếu và thiếu sinh khí nơi phủ chúa . - Dửng dưng, thờ ơ với những quyến rũ của danh lợi ở phủ chúa.Cuộc đấu tranh nội tâm của tác giả khi bắt mạch kê đơn cho Thế tử Cán. Cách miêu tả của tác giả cho thấy thái độ của ông về cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?chi tiết nào thể hiện rõ nhất con người Lê Hữu Trác?Từ việc phân tích đoạn trích, hãy nhận xét về con người Lê Hữu Trác?- Một thầy thuốc có kiến thức y học uyên thâm, dày giặn kinh nghiệm chữa bệnh, một thầy thuốc có y đức cao đẹp.Một con người khinh thường danh lợi, hiểu thấu lẽ đời nên chỉ muốn sống cuộc sống thanh đạm, trong sạch. Một cây bút ký sự tài hoa, sắc sảo.=> Lê Hữu Trác- Một nhân cách sáng trong, đẹp đẽ.4. Nghệ thuật viết ký của Lê Hữu TrácHãy khái quát lại những nét nổi bật về nghệ thuật viết ký của Lê Hữu Trác? Sự quan sát tỉ mỉ, nhạy bén, ghi chép trung thực, miêu tả sinh động. Lựa chọn các chi tiết đặc sắc làm nổi bật cái thần của sự việc. Nhân vật tác giả bộc lộ rõ, sinh động dấu ấn cá nhân. Sự đan xen các suy nghĩ, tâm trạng tạo ra màu sắc trữ tình và khuynh hướng tư tưởng rõ nét cho tác phẩm. Lối trần thuật hấp dẫn.1. Nội dung: Đoạn trích đã dựng lên một bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa, quyền quý ở phủ chúa Trịnh đồng thời bộc lộ rõ nét thái độ, tâm trạng, nhân cách Lê Hữu Trác 2. Nghệ thuật: Tác phẩm bám chặt vào người thật, việc thật nên có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau.III/ Tổng kết:Hãy so sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) ký của văn học Trung đại Việt Nam mà em đã học và nêu nhận xét về nét đặc sắc của đoạn trích này?IV/ Luyện tậpHãy dựng lại hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác qua đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” ?Hãy tập viết một ký sự ngắn, đề tài tự chọn2.
File đính kèm:
- thuong_kinh_ki_su.ppt