Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu)

5.Bố cục

Chia làm 3 phần:

 13 câu đầu :Tác giả bộc lộ tình yêu tha thiết say đắm đối với cuộc sống trần thế

17 câu tiếp theo: tác giả bày tỏ nỗi băn khoăn, lo sợ trước sự trôi qua mau chóng của thời gian và sự ngắn ngủi hữu hạn của kiếp người.

 Đoạn còn lại : Lời giục giã tận hưởng hương sắc thiên nhiên và tuổi xuân cuộc đời

 

pptx16 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
VỘI VÀNGXuân DiệuTrương Thị Quỳnh AnhI.Giới thiệu:1.Tác giả: Năm sinh – mất : 1916-1985 Quê hương : Hà Tĩnh Bút danh : Trảo Nha Bản thân :	+Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho, sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.	+Xuân Diệu tham gia Cách Mạng sớm và hăng hái hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.	+Xuân Diệu được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996) 2.Tác phẩmGồm 2 thể loại chính:Thơ : Riêng chung, Thơ thơ, Hai đợt sóng, Mũi Cà Mau-cầm tay,Văn xuôi: Phấn thông vàng, Trường ca, 3.Xuất xứ Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938), là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước CMT84.Chủ đềVội vàng là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.5.Bố cụcChia làm 3 phần: 13 câu đầu :Tác giả bộc lộ tình yêu tha thiết say đắm đối với cuộc sống trần thế17 câu tiếp theo: tác giả bày tỏ nỗi băn khoăn, lo sợ trước sự trôi qua mau chóng của thời gian và sự ngắn ngủi hữu hạn của kiếp người. Đoạn còn lại : Lời giục giã tận hưởng hương sắc thiên nhiên và tuổi xuân cuộc đờiII.Tìm hiểu văn bản 1.Tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ (13 câu đầu) a.4 câu đầu: ước muốn của nhà thơMở đầu bài thơ bằng 4 câu thơ ngũ ngôn, nhà thơ đã nêu lên 2 ước muốn : “tắt nắng”,”buộc gió”=>đây là ước muốn không tưởng, không bao giờ thực hiện đượcTuy nhiên, đây là ước muốn và mục đích rất thật. Nó xuất phát từ tâm lý: sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống.Cái hay trong nghệ thuật: Cách nói kì lạ, có vẻ như ngông cuồng của nhà thơ, tạo sự chú ý với người đọc. Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, như lời khẳng định, giãi bày cố nén cảm xúc và ý tưởng của người nghệ sĩ. Điệp ngữ “tôi muốn” nhắc lại 2 lần, kết hợp điệp từ “cho” => Thể hiện thái độ muốn trực tiếp can thiệp vào quy luật của tạo hóa, cũng như ước muốn và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ.Đây chính là sự thể hiện cái “tôi” cá nhân: tự tin và tự tôn của nhà thơ. 2.Cảm xúc trước thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơCủa ong bướm này đây tuần tháng mật;Này đây hoa của đồng nội xanh rì;Này đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gầnTôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.Cuộc sống qua cảm nhận của nhà thơ hiện lên bằng một loạt hình ảnh :  Ong bướm,hoa đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất,yến anhkhúc tình si,ánh sáng chớp hàng mi/ cảnh thiên nhiên=>cuộc sống quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc nồng nàn của nhà thơ trở thành cảnh vật và cuộc sống rất đỗi tươi đẹp, rộn ràng như ở chốn thần tiên.-Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” => Sự sung sướng, ngất ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống.Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” -> so sánh ->vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” -> vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào).Tháng giêng ngon như một cặp môi gần -> dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể ( cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng ( tháng giêng ngon)Có thể nói, đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. =>Đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ.  1.Cảm nhận về thời giana, Quan niệm mới của Xuân Diệu về thời gianQuan niệm truyền thống phương Đông: thời gian tuần hoàn: thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục, cứ trở đi rồi trở lại.Lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian.Đây là một cái nhìn tĩnh Quan niệm của Xuân Diệu ảnh hưởng phương Tây: thời gian tuyến tính: thời gian được hình dung như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại=>Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá nhân làm thước đo thời gian.Đây là cái nhìn độngb, Cảm nhận của thi sĩ Xuân Diệu về thời gian Thời gian được cảm nhận đầy tình mất mát bởi nó trôi chảy rất mau chóng.+Mất tuổi trẻ đẹp đẽ (Không cho dài thời trẻ của nhân gian) + Thời gian vô hạn > Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt , sống hết mình cho những năm tháng tuổi trẻ.4.Tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ (10 câu cuối)a.Hình ảnh-Hình ảnh gần gũi, quen thuộc nhưng tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ (mây đưa, gió lượn, cánh bướm)-Hình ảnh táo bạo, đầy cảm giác (mùi thơm chếnh choáng, ánh sáng đã đầy.)b.Ngôn từ-Động từ mạnh, tăng tiến diễn tả sự đắm say:ôm, riết, say, thâu, cắn-Nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân tươi trẻ: thanh sắc, thời tươi, xuân hồng.-Nhiều tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, chếnh choáng, đã đầy, no nê-Nhiều điệp từ, điệp cú: ta muốn, cho, và=>Cách dùng từ của Xuân Diệu táo bạo, giàu cảm xúc c, Nhịp điệuNhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.d.Hình ảnh mới mẻ, độc đáo nhất của đoạn thơ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!Mùa xuân là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca nhưng ở đây Xuân Diệu đã khoác lên cho thời gian mùa xuân chiếc áo mùa màu sắc vừa thơ mộng vừa quyến rũ.Xuân hồng trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng rất độc đáo.Nó vừa để chỉ sự tươi mới, tràn trề sức sống của thiên nhiên trần thế, vừa nói lên khoảng thời gian son trẻ hạnh phúc của đời ngườiThe End♥

File đính kèm:

  • pptxVoi_Vang.pptx