Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu)

1. Nội dung:

Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

2. Nghệ thuật:

Nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ.

ppt17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Xuân Diệu Vội vàngI. Giới thiệu:- Xuân Diệu (1916-1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu, bút danh Trảo Nha, quê ở làng Trảo Nha, tỉnh Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn.- Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn.- Tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám. Sau Cách mạng, ông là Uûy viên Ban chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam khóa I, II, III.- Hoài Thanh nhận định “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Nội dung thơ ông mang một sức sống mới, nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ. Nghệ thuật thơ ông có nhiều cách tân táo bạo.1. Tác giả:I. Giới thiệu:Các tác phẩm: Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Riêng chung, Mũi Cà Mau – Cầm tay, Hai đợt sóng...Văn xuôi: Phấn thông vàng, Trường ca...Tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học: Những bước đường tư tưởng của tôi, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Công việc làm thơ...1. Tác giả:I. Giới thiệu:2. Tác phẩm:In trong tập Thơ Thơ, tập thơ đầu tay của Xuân Diệu.Là bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.I. Giới thiệu:2. Tác phẩm:Bố cục:Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): Bộc lộ tình yêu trần thế tha thiết.Đoạn 2 (14 – 29): Nỗi băn khoăn, đau đớn về sự ngắn ngủi của kiếp người, sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.Đoạn 3 (30  hết): Lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút của tuổi xuân giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.II. Đọc hiểu:1. Tình yêu trần thế tha thiết:- Câu 1-4: + Xưng hô: “Tôi”  bộc bạch với mọi người, với cuộc đời. + Điệp ngữ Tôi muốn: tắt nắng + buộc gió  giữ cái đẹp, cái nồng nàn của mùa xuân, cuộc sống.  muốn đoạt quyền của tạo hóa, ý nghĩ táo bạo và tình cảm lãng mạn.II. Đọc hiểu:1. Tình yêu trần thế tha thiết:- Câu 5-11: + Điệp ngữ này đây dày đặc, dồn dập như tiếng reo vui, phô bày cụ thể hương sắc quyến rũ của cuộc đời. + Chi tiết tả thực: tuần tháng mật + hoa đồng nội + lá cành tơ phơ phất + yến anh khúc tình si + ánh sáng chớp hàng mi  chuỗi reo vui như lạc vào cảnh sắc mê ly hấp dẫn, sự phong phú gần như bất tận của thiên nhiên, bữa tiệc lớn dành cho giác quan và tâm hồn. khơi dậy vẻ tinh khôi, thanh tân, gợi tình. Thi sĩ nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn luyến ái khát khao sự chiếm hữu.II. Đọc hiểu:1. Tình yêu trần thế tha thiết:- So sánh: ánh sáng = hàng mi, tháng giêng = môi gần  lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực cho thiên nhiên. cảm nhận thiên nhiên qua lăng kính của tình yêu.- So sánh táo bạo: tháng giêng ngon: cái trừu tượng được cụ thể hóa. thiên nhiên vừa gần gũi, thân quen, vừa quyến rũ, tình tứ (chứa đựng một tình yêu rạo rực, đắm say, ngây ngất). Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ. con người khao khát đón lấy mùa xuân ngay khi còn trẻ, không đợi nó qua đi rồi hối tiếc. II. Đọc hiểu:2. Băn khoăn, đau đớn trước sự hữu hạn của thời gian, của con người :Niềm vui mâu thuẫn với hiện thực phũ phàng: Tôi sung sướng. Nhưng...  con người mang hai trạng thái: + Sung sướng: đón lấy mùa xuân. + Vội vàng: sợ tuổi xuân qua.- Tác giả nhận ra sự giới hạn của cuộc đời, quy luật thời gian: + Xuân đang tới – đang qua + Xuân còn non – sẽ già + Xuân hết – tôi mất II. Đọc hiểu:2. Băn khoăn, đau đớn trước sự hữu hạn của thời gian, của con người :Quan niệm của văn học trung đạiQuan niệm của Xuân Diệu Thời gian tuần hoàn, vĩnh cửu Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại cái nhìn biện chứng về vũ trụ và thời gian.Lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian.Cảm nhận thời gian đầy tính mất mát.II. Đọc hiểu:2. Băn khoăn, đau đớn trước sự hữu hạn của thời gian, của con người : giọng thơ ai hoài, u uất: thiên nhiên trở nên đối kháng với con người:Lòng tôi rộng >< chẳng còn tôi mãi- Thiên nhiên trở nên buồn bã, tiếc nuối:Tháng năm rướm vị chia phôiSông núi than thầm tiễn biệtGió xinh hờn vì nỗi phải bay điChim dứt tiếng reo thi cái nhìn chủ quan: cảnh vật đang có sự biệt ly. Lời than não nuột, tuyệt vọng: Chẳng bao giờ, ôi chẵng bao giờ nữa, mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm:  mùa xuân không trọn vẹn. II. Đọc hiểu:2. Băn khoăn, đau đớn trước sự hữu hạn của thời gian, của con người : sự thức tỉnh sâu sắc về “cái Tôi” cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời, nâng niu, trân trọng tuổi trẻ. Lý do vì sao phải vội vàng: trần thế là một thiên đường ngay trên mặt đất, bày sẵn bao nhiêu hạnh phúc, con người lại chỉ có thể tận hưởng khi còn trẻ, mà thời gian thì vô cùng ngắn ngủi. II. Đọc hiểu:3. Lòng yêu cuộc sống đến độ cuồng si :- Xưng hô: Ta: đối diện với toàn thể sự sống trần gian – đối tượng cần tận hưởng.Ta muốn Ôâm cả sự sốngRiết mây đưa, gió lượnSay cánh bướm tình yêuThâu trong một cái hôn nhiềuCắn xuân hồng Điệp từ, điệp cấu trúc tăng tiếnhành động vồ vập, chếnh choáng. Lời lẽ khỏe khoắn, từ ngữ mạnh bạo, nhịp điệu dồn dập, hối hả. hình ảnh tươi mới, giàu sức sống, đầy quyến rũ và tình tứ. Giãi bày tình yêu nồng nhiệt, sôi nổi, cảm xúc dạt dào, mãnh liệt. II. Đọc hiểu:3. Lòng yêu cuộc sống đến độ cuồng si : Tham vọng chiếm lĩnh cả vũ trụ, tình yêu cuộc sống nồng nhiệt, tột cùng, tận hưởng những gì cuộc đời ban tặng cho tuổi trẻ. II. Đọc hiểu:4. Nhạc điệu :- Có nhiều yếu tố của văn bản nói: cách tranh biện hăng hái, mật độ dày đặc những từ nghiêng về khẩu ngữ: từ để trỏ, lối cắt nghĩa liên tục- Phổ biến nhất là thủ pháp trùng điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cú) được sử dụng linh hoạt, biến hóa, khiến mạch thơ tuôn chảy tự nhiên.- Chuyển tiếp thể thơ khá đa dạng: 5 chữ, tám chữ, có 1 câu 3 chữ, có câu 10 chữ. Cách ngắt nhịp: 3/3/2, 3/2/3, 5/5  nhịp điệu sôi nổi, bồng bột, thể hiện tâm hồn say sựa, chếnh choáng II. Đọc hiểu:5. Cái tôi Xuân Diệu:- Một ý thức thật ráo riết về giá trị đời sống của cá thể  ý thức nhân bản, nhân văn rất cao.- Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kỹ vốn cảm trở việc giải phóng con người cá thể- Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.- Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực. III. Tổng kết:1. Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.2. Nghệ thuật: Nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. 

File đính kèm:

  • pptVoi_vang.ppt