Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu) - Nguyễn Mạnh Kha
Tổng kết
Nội dung
Tuyên ngôn trong Vội vàng:
Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ: coi mặt đất là thiên đường đẹp nhất, con người là chuẩn mực mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, thiên nhiên mùa xuân như một người tình hấp dẫn
Quan điểm về thời gian: hữu hạn, chảy trôi.
Quan niệm sống: vội vàng, cuống quýt để tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời, tình yêu và tuổi trẻ.
Nghệ thuật:
Kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí; giọng điệu say mê, sôi nổi; những đổi mới táo bạo về so sánh, hình ảnh, cấu tứ, điệp từ, điệp ngữ.
Ngữ Văn 11VỘI VÀNGTác giả : Xuân DiệuNguyễn Mạnh Kha – 11CD2 1 3 2Tìm hiểu chung:Tác giảSự nghiệpTác phẩm Tìm hiểu văn bản:Bố cụcPhân tích Tổng kếtNội dungNghệ thuật Tìm hiểu chungTác giả :Xuân Diệu (1916-1985)bút danh là Trảo Nhaquê cha Hà Tĩnhquê mẹ Bình Địnhtừng tham gia Mặt trận Việt MinhÔng đem lại cho thơ ca một sức sống tươi mới.Sự Nghiệp:Là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệtCó nhiều đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Một số tác phẩm tiêu biểu:Thơ:Thơ thơ (1938)Riêng chung (1960)Văn xuôi:Phấn thông vàng (1939)Trường ca (1945)Tiểu luận phê bình:Các nhà thơ cổ điển Việt Nam 1,2 (1981,1982)Công việc làm thơ (1984)Thơ thơ (1938)Riêng chung (1960)Phấn thông vàng (1939)Các nhà thơ cổ điển Việt Nam 1,2 (1981,1982) Tìm hiểu chungTác phẩm:Trích trong tập Thơ thơ.Thể thơ trữ tình, tự do.Bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sống và quan điểm thẩm mĩ của nhà thơ.Vội VàngXuân Diệu Tặng Vũ Đình Liên Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm,cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Tìm hiểu văn bảnBố cục:4 phần:4 câu thơ đầu: Ước muốn kì lạ của nhà thơ trẻ.9 câu thơ kế: Cảm nhận thiên đường mặt đất.16 câu thơ tiếp: Lí lẽ về thời gian-tuổi trẻ và tình yêu-lẽ sống vội vàng.10 câu thơ cuối: Giục giã sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế.Tìm hiểu văn bảnPhân tíchƯớc muốn kì lạ. (4 câu thơ đầu)Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Ước muốn kì lạ, vô lí: tắt nắng và buộc gió là việc của tạo hóa, con người không thể điều chỉnh được qui luật tự nhiên.Mục đích: cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi lưu giữ màu sắc và hương thơm là những mong muốn bồng bột vì không bao giờ thực hiện được. Nhưng đó cũng là một ước muốn rất thực của một hồn thơ rất hồn nhiên.Cách mở đầu bài thơ tạo sự chú ý bởi sự kì lạ có thể nói là ngông cuồng của thi sĩ. Thể thơ ngũ ngôn ngắn như lời khẳng định, giãi bày, cô nén cảm xúc và ý tưởng, lại vừa thể hiện sự dồn dập, sôi nổi, khác với thể thơ này ở Ông đồ của Vũ Đình Liên (người tác giả đề tặng bài thơ Vội Vàng).Tìm hiểu văn bảnPhân tíchCảm nhận thiên đường mặt đất. (9 câu thơ kế)Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ: ong bướm, hoa – đồng nội, lá – cành tơ phơ phất, yến anh, ánh sáng – hàng mi, thần Vui. Những cảnh vật quen thuộc được trở thành tuần trăng mật-khúc tình si, cảnh vật chốn thiên đường.Câu thơ kéo dài 8 chữ, điệp từ đây, này đây như liên tục phơi bày, mời gọi, chỉ cho người đọc quan sát và thưởng thức cảnh sắc và vẻ đẹp trong vườn xuân.Câu thơ so sánh độc đáo và mới mẻ: Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần. Dùng hình ảnh cụ thể chỉ tuổi trẻ con người (cặp môi gần) sánh với tháng Giêng-tháng đầu của mùa xuângợi về tình yêu, hạnh phúc tuổi trẻ.Logic mạch thơ: vì cuộc sống thiên đường đẹp đẽ, đáng hưởng thụ mà không níu giữ được mãi. Thể hiện tình yêu cuộc sống.Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: sung sướng nhưng vội vàng, sống nhanh nhưng tranh thủ thời gian .Phân tíchLí lẽ về thời gian-tuổi trẻ và tình yêu-lẽ sống vội vàng. (16 câu thơ tiếp)8 câu đầu:Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian,Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, mỗi phút đã qua là mất đi vĩnh viễn. Quan niệm ấy xuất phát từ cái nhìn động, biện chứng về vũ trụ thời gian.Điệp từ nghĩa là tạo thành câu khẳng định qui luật của thiên nhiên, chân lí, tạo sức nặng cho luận điểm.Tác giả phát hiện sự chảy trôi của thời gian ở từng động thái nhỏ nhất, tinh vi nhất: đương tới – đương qua, non – già. Động từ và tính từ sử dụng để cực tả sự chảy trôi mãnh liệt đó.Giọng thơ như tranh luận, thảng thốt và tiếc nuối.Xuân: tới – qua, non – giàTôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi.Như đang đối thoại với ai đó không chỉ một mình. Sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận và mãnh liệt hơn nhà thơ còn lí lẽ: mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mấtPhân tíchLí lẽ về thời gian-tuổi trẻ và tình yêu-lẽ sống vội vàng. (16 câu thơ tiếp)8 câu sau:Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt... Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa... Nhà thơ không ngần ngại mà thể hiện sự tiếc nuối của mình: Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trờiCách kết cấu đó có tác dụng kết nối ý thơ, lí lẽ biện minh như đang tranh luận, giãi bày, đang lí lẽ về chân lí mới mẻ mà nhà thơ đã phát hiện.Cảm nhận thời gian tinh tế, đặc biệt: Mùi tháng năm sắp sửa?Sự chuyển đổi cảm giác và trừu tượng hóa cảm giác: Mùi tháng năm, rớm, vị, vị chia phôi. Xuân Diệu đã lần lượt cảm nhận thời gian bằng hầu khắp các giác quan của mình: khứu giác – thị giác – vị giác Giọng thơ tranh biện, cảm xúc tiếc nuối, ngậm ngùi và đau khổ. Giá trị của sự sống cá thể đã đưa đến một cảm nhận đầy ám ảnh về thời gian trong lòng nhà thơ Xuân Diệu.Thái độ chạy đua với thời gian: không thể tắt nắng, buộc gió trong khi độ phai tàn thì sắp sửa, cách duy nhất của thi nhân là tranh thủ sống, chạy đua với thời gian: Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa...Đến đây, phần luận giải của tuyên ngôn Vội vàng đã đủ đầy luận lí.Phân tíchLời giục giã hãy sống vội vàng (10 câu cuối) Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm, Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm,cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!Đoạn cuối hết sức mới mè theo phong cách của Xuân Diệu. Là lời giục giã hãy sống vội vàng, tận hưởng tuổi trẻ.Điệp từ ta muốn . Các động từ tình cảm mạnh: ôm-riết-say-thâu-hôn-cắn. Chỉ mức độ tình cảm cuồng nhiệt: chếnh choáng-đã đẩy-no nê.Câu thơ cuối là đỉnh điểm cảm xúc mê đắm, trong sáng.:Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!Cắn là động từ có phần thô lỗ kết hợp thanh cao. Nghệ thuật mới mẻTất cả cộng hưởng để thúc giục vội vàng. Đoạn thơ cuối gồmtất cả những gì xuân sắc, xuân tình, tươi đẹp, ngọt ngào nhất mà thi sĩ đang tận hưởng trong sự vội vàng, cuống quít. Quả thực “Xuân Diệu là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). Tổng kếtNội dungTuyên ngôn trong Vội vàng: Quan niệm thẩm mỹ mới mẻ: coi mặt đất là thiên đường đẹp nhất, con người là chuẩn mực mọi vẻ đẹp của thiên nhiên, thiên nhiên mùa xuân như một người tình hấp dẫnQuan điểm về thời gian: hữu hạn, chảy trôi.Quan niệm sống: vội vàng, cuống quýt để tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời, tình yêu và tuổi trẻ.Nghệ thuật:Kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí; giọng điệu say mê, sôi nổi; những đổi mới táo bạo về so sánh, hình ảnh, cấu tứ, điệp từ, điệp ngữ.
File đính kèm:
- Tuan_21_Voi_vang.pptx