Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở làng Nhân Mục, Từ Liêm, Hà Nội.
Là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Trong cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng, ông đều có những tác phẩm xuất sắc, đặc biệt là tuỳ bút, truyện ngắn.
Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I- 1996)
Tác phẩm chính:
Vang bóng một thời (1940)
Một chuyến đi (1941)
Thiếu quê hương (1943)
Tuỳ bút kháng chiến (1945)
v.v
II.Giới thiệu tác phẩm : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙI.Sơ lược về Nguyễn TuânIII. Đôi điều về nghệ thuật thư pháp: I.Sơ lược về Nguyễn TuânNguyễn Tuân (1910 – 1987) quê ở làng Nhân Mục, Từ Liêm, Hà Nội.Là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.Trong cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng, ông đều có những tác phẩm xuất sắc, đặc biệt là tuỳ bút, truyện ngắn.Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I- 1996)Tác phẩm chính:Vang bóng một thời (1940)Một chuyến đi (1941)Thiếu quê hương (1943)Tuỳ bút kháng chiến (1945) v.vNguyễn TuânNguyễn TuânTrích trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời”, tác phẩm tiêu biểu xuất sắc nhất trong những tác phẩm của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám.Tác phẩm ca ngợi những con người tài đức dù rơi vào hoàn cảnh nào vẫn giữ được cái “thiên lương” cao đẹp, sống hiên ngang, bất khuất, không bị khuất phục trước uy quyền.Khẳng định cái đẹp không bao giờ chết.II.Giới thiệu tác phẩm : CHỮ NGƯỜI TỬ TÙChữ khối vuông viết bằng bút lông theo nhiều kiểu khác nhau ( chân, thảo, triện, lệ)Chữ viết trên lụa hay khắc trên gỗ phủ sơn mài.Người viết chữ đẹp cũng là một nghệ sĩ.Người ta treo chữ đẹp trong nhà như treo những bức hoạ vậy.Xin được chữ của người nổi tiếng về thư pháp cũng sung sướng và tự hào như có được bức danh hoạ.III. Đôi điều về nghệ thuật thư pháp: IV. Cảnh cho chữÁnh sáng đỏ rực của ngọn đuốc.Tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Căn buồng giam chật hẹp, tối tăm.Không khí ẩm ướt, bẩn thỉu, nhơ nhuốc. “Tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi những phân chuột, phân gián”Tấm lụa bạch được nhắc lại 5 lần: Tấm lụa bạch Tấm lụa trắng tinhPhiến lụa óngBức lụa óngBức châm Tấm lụa trắng tinh là hiện thân cho những gì trong trắng nhất, tinh khiết nhất, rực rỡ nhất, là cái đẹp sản sinh ra từ mảnh đất chết nhưng rồi sẽ chiến thắng.Huấn Cao: vẻ đẹp của khí phách, của tài hoa và thiên lương, là sự thống nhất giữa cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng.Viên quản ngục : hình ảnh của con người biết hướng thiện. Ông là người cầm quyền nhưng cô đơn trong nỗi lòng khao khát đi tìm cái đẹp và trân trọng cái đẹp. Hai hình tượng nhân vật được xây dựng trong mối quan hệ vừa đối lập vừa tương đồng.Màu trắng của tấm lụa + ánh sáng từ ngọn đuốc lấn dần màn đêm tăm tối.Mùi thơm của thoi mực hương thơm của tình người, tình đời xua tan mùi hôi tanh của phòng giam. Nhà tù bị xoá bỏ, cái xấu xa nhơ bẩn bị loại trừ, không gian đầy ắp ánh sáng, sự thơm tho tinh khiết của thiên lương con người. Sự chiến thắng của cái cao đẹp, cái cao thượng đối với cái phàm tục nhơ bẩn.Nghệ thuật: - Thủ pháp nghệ thuật tương phản độc đáo. - Phong cách lãng mạn đặc trưng. - Bút pháp điêu luyện sắc sảo. Nhà ngục tối tăm sụp đổ, không còn kẻ tội phạm tử tù, không còn quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước những đôi mắt ngưỡng mộ, sùng kính của những kẻ liên tài. Tất cả đều thắm đẫm trong ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, của thiên lương, của khí phách. Không phải Huấn Cao sẽ chết mà chính là ông đang đi vào cõi bất tử.Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:Người cho chữ: - Một tên đại nghịch, nổi loạn, bị bắt giam chờ ngày ra pháp trường. - Người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng. - Ung dung, tự tại, đầy vẻ uy nghi, lộng lẫy.Kẻ nhận chữ: - Kẻ đại diện cho pháp quyền, cho trật tự, uy lực của xã hội đương thời. - Đứng ở một bậc cao hơn trong địa vị xã hội. - Khúm núm, sợ hãi, xúc động, run run.Hình ảnh Huấn Cao nổi bật trên ánh đuốc đỏ rực và nền lụa trắng tinh mãi toả sáng như một ánh hào quang chói lọi. Ngòi bút trong tay Huấn Cao trở thành ngòi bút thần của một nhà danh họa, khẳng định cái đẹp là vĩnh hằng, tài năng là bất tử. Cảnh thọ giáo thiêng liêng - “Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.” Lời khuyên đầy tình người ấy đã có sức mạnh cảm hoá một tâm hồn bấy lâu vẫn cam chịu nô lệ. Khẳng định cho chân lý của muôn đời : cái đẹp chỉ có thể tồn tại và hoà hợp với thiện tâm và thiên lương mà thôi Hình ảnh viên quản ngục cúi đầu ”Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” cái cúi đầu bị khuất phục bởi cái tài cái cúi đầu bị khuất phục bởi thiên lương trong sáng cái cúi đầu khuất phục thiêng liêng trong sáng Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ nhưng cái cúi đầu của viên quản ngục khiến ông trở nên cao đẹp hơn.
File đính kèm:
- THUYET_TRINH_VH.ppt