Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Ôn tập Văn học Trung đại Việt Nam

Sự khác nhau giữa văn hình tượng và văn nghị luận:

Văn hình tượng:

 - Là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ.

Chủ yếu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ.

 Ví dụ: Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

Văn nghị luận:

Là sản phẩm của tư duy logic, tác động đến nhận thức lý trí của người đọc.

 Sức mạnh của văn nghị luận là ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng, đầy thuyết phục.

Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).

 

ppt18 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Ôn tập Văn học Trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng quý thầy cô giáo và các bạn học sinh về dự tiết học hôm nay.ôn tập phần văn họcVăn Nghị LuậnTổ 2 – Lớp 11A15Trường THPT Mỹ Đức ASự khác nhau giữa văn hình tượng và văn nghị luận:Văn hình tượng: - Là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ.Chủ yếu để chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ. Ví dụ: Hai đứa trẻ (Thạch Lam).Văn nghị luận:Là sản phẩm của tư duy logic, tác động đến nhận thức lý trí của người đọc. Sức mạnh của văn nghị luận là ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng, đầy thuyết phục.Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).Tiếng mẹ đẻ - Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh.Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh).Về luân lí xã hội ở nước taPhan Châu TrinhNội dung tư tưởng:Đoạn trích toát lên dũng khí của một người yêu nước: - Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội; - Đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.2. Đặc sắc nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; - Từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nhiều câu cảm thán; - Giọng văn lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc lại kiên quyết, đanh thép; - Có sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận.3. Cách triển khai lập luận: a. Đặt vấn đề. Nước ta hoàn toàn không có luân lí xã hội => Cách đặt vấn đề rất thẳng thắn, tạo nên sức hút đối với người nghe. b. Giải quyết vấn đề. Bàn luận về vấn đề luân lí xã hội ở nước ta. + So sánh nguyên tắc luân lí xã hội ở các nước Âu châu với nước ta. => So sánh, phân tích bằng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, xác đáng. + Phân tích nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích. => Thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân mất nước và việc không có luân lí xã hội, đả kích mạnh mẽ xã hội cũ và bọn quan lại phong kiến. c. Kết thúc vấn đề. Cần truyền bá chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhắm hướng tới mục đích giành độc lập tự do. + Muốn được độc lập, tự do thì phải có đoàn thể + Muốn có đoàn thể thì phải truyền bá chủ nghĩa xã hội trong dân => Lập luận chặt chẽ bằng lối diễn đạt móc xích.3. Cách triển khai lập luận:Vận dụng sáng tạo các thao tác lập luận: so sánh, bác bỏ. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. Thể hiện tư duy sắc sảo của một nhà cách mạng.Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bứcNguyễn An Ninh2. Đặc sắc nghệ thuật. - Lí lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, luận cứ hùng hồn.Nội dung tư tưởng. - Khẳng định tầm quan trọng của tiếng Việt trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch của thực dân Pháp. - Phê phán những hành vi từ bỏ tiếng mẹ đẻ và văn hóa cha ông, học đòi Tây hóa của một bộ phận người dân đương thời. - Thể hiện tinh thần yêu nước, tu duy văn hóa sâu sắc.3. Cách triển khai lập luận: a. Đặt vấn đề.Phê phán những hành vi học đòi Tây hóa. => Mở đầu một cách trực diện. b. Giải quyết vấn đề.Tiếng nói là nguồn bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng giúp giải phóng các dân tộc. - Giữ gìn tiếng Việt sẽ là phương tiện chuyển tải nội dung học thuyết đạo đức, khoa học của nước ngoài vào VN → việc giải phóng dân tộc chỉ là sớm muộn. - Vứt bỏ tiếng nói của mình tức là khước từ niềm hy vọng giải phóng dân tộc. => Đưa ra những luận cứ rất xác đáng, lí lẽ thuyết phục.Bóc trần tính ngụy biện của những kẻ coi thường tiếng Việt. => Vấn đề đã được làm sáng tỏ. c. Kết thúc vấn đề.Đưa ra quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa việc học ngoại ngữ và giữ gìn tiếng Việt.3. Cách triển khai lập luận.=> Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, đưa ra những luận cứ, luận chứng xác đáng, đầy sức thuyết phục.Một thời đại trong thi caHoài Thanh2. Đặc sắc nghệ thuật - Lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo. - Văn phong tinh tế, giàu cảm xúc, ngôn ngữ giàu hình ảnhNội dung tư tưởng. - Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần thơ mới: Lần đầu tiên “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca. - Nói lên “bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” bấy giờ.3. Cách triển khai lập luận. a. Đặt vấn đề. Cách nhận diện tinh thần thơ Mới: “Phải nhìn vào đại thể” => Quan niệm rất khách quan và đúng đắn. b. Giải quyết vấn đề.Xác định tinh thần thơ cũ là ở chữ ta, còn tinh thần thơ mới là ở chữ tôi. + Tìm điểm khác nhau giữa “chữ tôi” và “chữ ta”. + Nêu ra quá trình “cái tôi “ xuất hiện và thái độ của xã hội với nó. => Cách nhìn biện chứng, đem lại giá trị cho luận điểm khoa học.Phân tích sự vận động của thơ mới với “cái tôi” cùng bi kịch của nó. + Chỉ ra tính chất tội nghiệp của “cái tôi”. Thơ mới thể hiện tấn bi kịch diễn ra trong tâm lý thế hệ trẻ đương thời. + Hướng thơ mới đi sâu vào “cái tôi” nhưng tất cả đầu tuyệt vọng. => Tâm hồn tinh tế của tác giả.Giải pháp: Gửi tất cả suy nghĩ vào tiếng Việt. c. Kết thúc vấn đề. Tin vào quá khứ để khẳng định một ngày mai. 3. Cách triển khai lập luận.=> - Cách lập luận rất chặt chẽ, đi từ khái quát đến cụ thể, từ xưa đến nay, từ xa đến gần. - Sử dụng nhiều thao tác lập luận như: so sánh, chứng minh, bình luận - Dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc tinh tế. Ngôn ngữ biểu đạt.Phan Châu Trinh- Giàu tính biểu đạt, sắc xảo, nhạy bén.- Không trìu tượng, khó hiểuNguyễn An Ninh- Giản dị, dễ hiểu.- Diễn đạt tư duy sắc bén của một nhà trí thức Tây họcHoài ThanhTinh tế, mềm mại, đậm chất thơGiàu hình ảnh, giàu cảm xúc.Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáovà các bạn học sinh!Tổ 2

File đính kèm:

  • pptON_TAP_VAN_HOC_Phan_van_nghi_luan.ppt