Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu Thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
Nền văn học được hiện đại hóa:
Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa.
Sau hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc.
Đô thị hình thành từ Nam chí Bắc => 1 nền Văn hoá đô thị mới.
Giai cấp mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, đặc biệt là tiểu tư sản trí thức Tây học.
Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945ĐẶC ĐIỂMTHÀNH TỰUVAI TRÒNỀN VĂN HỌC ĐƯỢC HIỆN ĐẠI HÓANHỊP ĐỘ PHÁT TRIỂN ĐẶC BIỆT MAU LẸHÌNH THỨC, THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ VĂN HỌCNỘI DUNG, TƯ TƯỞNGSỰ PHÂN HÓA PHỨC TẠP1. Nền văn học được hiện đại hóa: * Hoàn cảnh lịch sử – xã hội và văn hóa. Sau hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc. Đô thị hình thành từ Nam chí Bắc => 1 nền Văn hoá đô thị mới.Giai cấp mới xuất hiện: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, đặc biệt là tiểu tư sản trí thức Tây học. Một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới hình thành đòi hỏi một thứ văn chương mới.Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực.Nghề in, xuất bản, báo chí, phong trào dịch thuật ra đời và phát triển khá mạnh.Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học. Những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa được hiểu theo nghĩa: văn học thời kì này thoát khỏi thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây. * Quá trình hiện đại hóa từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945: 3 giai đoạn Giai đoạn 1(từ đầu TK đến khoảng 1920):Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện vật chất và văn hóa cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học.Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào dịch thuật phát triển, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ.Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các thành tựu chỉ mới giới hạn ở một số truyện kí của mấy cây bút Nam Bộ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh..., nghệ thuật còn hạn chế. * Quá trình hiện đại hóa từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945: 3 giai đoạn Giai đoạn 2(khoảng từ năm 1920 đến năm 1930):Những yếu tố của văn học cổ vẫn còn tồn tại phổ biến ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức. => Giai đoạn quá độ (giai đoạn giao thời).Đạt được những thành tựu vang dội: tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,...;thơ Tản Đà; kịch của Vũ Đình Long, Nam Xương... Ngoài ra, còn có những truyện kí rất hiện đại của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp ra đời vào những năm hai mươi tại Pa-ri. * Quá trình hiện đại hóa từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám 1945: 3 giai đoạn Giai đoạn 3(khoảng từ năm 1930 đến năm 1945):Công cuộc hiện đại hoá được đẩy lên một bước mới với nhiều cuộc Cách tân Văn học sâu sắc, kết tinh ở mọi thể loại, đặc biệt là về tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.Hai thể loại mới là phê bình văn học và phóng sự chính thức ra đời.Các cây bút tài năng tiêu biểu : Nam Cao (Chí Phèo), Vũ Trọng Phụng (Kỹ nghệ lấy Tây), Nguyễn Tuân (Một chuyến đi), Xuân Diệu, Tố Hữu.......=> HIỆN ĐẠI HÓA TRIỆT ĐỂ. 2. Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ:Nhịp độ phát triển ở đây bao gồm: nhịp độ phát triển về số lượng, nhịp độ cách tân, nhịp độ trưởng thành, nhịp độ kết tinh ở những cây bút có tài năng.Các nguyên nhân chủ yếu:+ Sự thúc bách yêu cầu của thời đại.+ Do tiềm lực chủ quan của dân tộc: Sức mạnh văn học truyền thống; phong trào yêu nước và cách mạng.+ Những cuộc cách tân văn học sâu sắc đã mở đường cho nhiều tài năng.+ Vai trò của tầng lớp trí thức Tây học.+ Ở thời kì 1900-1945, văn chương đã trở thành một thứ hàng hóa và viết văn trở thành một nghề để kiếm sống.3.Sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học:Nguyên nhân của sự phân hóa phức tạp: + Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân trong giới cầm bút và sự phân hóa xã hội trong cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội quyết liệt dưới ách thực dân.Đặc điểm:Bộ phận văn học phát triển hợp phápBộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp phápBộ phận văn học được đăng tải và xuất bản công khai không bị thực dân Pháp cấm đoán. -Nội dung: Có tính dân tộc, tư tưởng tiến bộ, lành mạnh. Không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân.Có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật, có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học thời kì này.Bị cấm xuất bản công khai (chủ yếu là thơ văn cách mạng bí mật, thơ ca trong tù,...). Lực lượng sáng tác là nhà văn-chiến sĩ.Nội dung: Chứa đựng tinh thần đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp; tạo ra hình tượng người chiến sĩ cao đẹp với lí tưởng mới của thời đại (lí tưởng cộng sản)Hình thức nghệ thuật: chưa có đầu tư.1. Về nội dung, tư tưởng: * Phát huy truyền thống yêu nước, nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng của văn học trên tinh thần dân chủ.Về lòng yêu nước, Phan Bội Châu quan niệm “Dân là dân nước, nước là nước dân”. Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh và các nhà văn vô sản thì gắn chủ nghĩa yêu nước với lí tưởng xã hội chủ nghĩa.Chủ nghĩa nhân đạo trong thời kì này còn gắn liền với sự thức tỉnh cá nhân người cầm bút -> khát vọng sống mãnh liệt của con người, muốn phát huy cao độ tài năng và phẩm giá của mỗi con người.....Chủ nghĩa anh hùng gắn với lí tưởng cộng sản và kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Các tác phẩm tràn đầy lạc quan cách mạng.Ví dụ : Nhớ rừng của Thế Lữ, Lão Hạc của Nam Cao...2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học: *Văn học nhìn chung hiện đại hóa.Sự ra đời của văn xuôi và tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ.+ Các tác phẩm đầu tiên (các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh) có tính bình dân, giàu sống thực tế nhưng chưa đạt tới chuẩn mực của ngôn ngữ văn chương.+ Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách mới mẻ, linh hoạt hơn nhưng lối dẫn dắt tình tiết chưa thật tự nhiên...+ Nhóm Tự lực văn đoàn đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới, nhưng tiểu thuyết của nhóm này có thiên hướng xa rời thực tế, phức tạp.+ Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công gắn tiểu thuyết vói hiện thực đời sống của nhân dân. Ngôn ngữ tiểu thuyết cũng được chắt lọc, nâng lên trình độ nghệ thuật.Tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao...2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học:Về truyện ngắn: + Truyện ngắn hiện đại buổi đầu của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học khoảng những năm 1930 -1945+Truyện ngắn trào phúng rất ngắn và vui của Nguyễn Công Hoan+Truyện ngắn “không có chuyện” tinh tế, giàu chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh...+Truyện ngắn đậm chất dân gian, hóm hỉnh của Tô Hoài, Kim Lân...+Truyện ngắn mang tư tưởng sâu sắc, khái quát cao...của Nam Cao.Sự xuất hiện một số thể loại mới: Phóng sự (Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố...) , bút kí, tùy kí (Thạch Lam với Hà Nội bắm sáu phố phường, Xuân Diệu với Trường ca...), kịch nói (Ông Tây An Nam của Nam Xương, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng...)Cuộc cách mạng thi ca của phong trào Thơ mới: Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu.....Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có một vị trí hết sức quan trọng.Thừa kế tinh hoa dân tộcKhép lại sau lưng mười thế kỉ văn học để mở ra một chương mới với những thành tựu văn học mới ảnh hưởng lâu dài: thời kì văn học hiện đại trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa trên thế giới.Caûm ôn caùc baïn ñaõ quan taâm theo doõi. Chuùc caùc baïn hoïc toát !
File đính kèm:
- khai_quat_vhvn_dau_20_1945.ppt