Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Hà Thị Mỹ Hạnh

Thế nào là thao tác lập luận so sánh:

TTLLSS: Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhằm chỉ ra những nét tương đồng hay khác biệt, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của từng sự vật.

Khi so sánh cần chú ý lựa chọn và duy trì một tiêu chí, một bình diện so sánh nhất định.

Có 2 cách so sánh: tương đồng, tương phản.

 

pptx9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Luyện tập thao tác lập luận so sánh - Hà Thị Mỹ Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNHGiáo viên: Hà Thị Mỹ HạnhLớp dạy: 11 B1I) Ôn tập lý thuyết:Thế nào là thao tác lập luận so sánh:TTLLSS: Đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhằm chỉ ra những nét tương đồng hay khác biệt, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của từng sự vật.Khi so sánh cần chú ý lựa chọn và duy trì một tiêu chí, một bình diện so sánh nhất định.Có 2 cách so sánh: tương đồng, tương phản.II) Luyện tập:Bài tập 1: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài dưới đây:Khi đi trẻ, lúc về già,Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.Trẻ con nhìn lạ không chào,Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?( Hạ Tri Chương)Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn aiNền nhà nay dựng cơ quan mớiChẳng lẽ thăm quê lại hỏi người( Chế Lan Viên)II) Luyện tập:Bài tập 2: Phân tích việc học giống việc trồng cây như thế nào?Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.II) Luyện tập:Bài tập 3: So sánh ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan:TỰ TÌNH ( BÀI I)Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,Oán hận trông ra khắp mọi chòm.Mõ thảm không khua mà cũng cốc,Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?Trước nghe những tiếng thêm rên rĩ,Sau giận vì duyên để mõm mòm.Tài tử văn nhân ai đó tá?Thân này đâu đã chịu già tom!( Hồ Xuân Hương)CHIỀU HÔM NHỚ NHÀChiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,Tiếng ốc xa đưa vắng trống dồn.Gác mái, ngư ông về viễn phố,Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,Dặm liễu sương sa khách bước dồn.Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? (Bà Huyện Thanh Quan)II) Bài tập về nhà:Bài tập 4: Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh)để viết đoạn văn so sánh:Một kho vàng không bằng một nang chữ.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.Học thầy không tày học bạn.Một giọt máu đào hơn ao nước lã.Lời chào cao hơn mâm cỗ.Bà con xa không bằng láng giềng gần.ĐOẠN VĂN THAM KHẢOCác cụ ưa màu đỏ choét, ta lại ưa màu xanh nhạt. Các cụ bâng khuâng vì những tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao tiếng gà lúc ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ trong xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân. Nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm , cái tình gần gũi, cái tình xa xôi. Cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu. 	(Lưu Trọng Lư)III) Bài tập về nhà:Tìm những điểm gi giống nhau và khác nhau giữa việc miêu tả nhân vật Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” và của Nguyễn Du trong “ Truyện Kiều”.Gợi ý: Giống: Cái mộng biến Từ Hải thành vị anh hùng.Khác: Cách miêu tả ( Từ Hải lúc ra đi, tức giận, thể hiện thao lược, phân vân về việc đầu hàng)Các biện pháp (bớt, thêm, giữ ý)  Một cách sáng tạoIV) Củng cố và dặn dò.Thế nào là thao tác lập luận so sánh?.Có mấy cách so sánh?Thao tác lập luận so sánh có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?Về nhà:- Hoàn thiện các bài tập đã cho.- Đọc các bài tập và trả lời những câu hỏi trong bài “ Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.

File đính kèm:

  • pptxTuan_11_Tiet_43LUYEN_TAP_THAO_TAC_LAP_LUAN_SO_SANH.pptx