Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác và Lập luận phân tích so sánh

3.Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong 1 bài văn nghị luận:

 + Hai thao tác phân tích và so sánh có thể kết hợp với nhau trong 1 đoạn(bài) văn nghị luận

 + Trong các bài(đoạn) văn nghị luận như thế,thường chỉ có 1 trong 2 thap tác (phân tích hay so sánh)đóng vai trò chủ đạo. Thao tác còn lại chỉ giữ nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó

 +Phải căn cứ vào mục đích nghị luận để xác định : có thể cá có cần kết hợp thao tác phân tích với thao tác so sánh không.và thao tác nào trong hai thao tác đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định lựa chọn thao tác;song thao tác và sự kết hợp các thao tác cũng hỗ trợ đắc lực cho muc đích

 

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác và Lập luận phân tích so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác Lập luận phân tích và so sánhI- Hướng dẫn tìm hiểu bài(đoạn) văn mẫu:*Văn bản nghị luận gợi ý“Đỗ là bạn thân của Lý,cả 2 đều được người đương thời và hậu thế suy tôn là minh tinh rực rỡ nhất trên thi đàn thời Thịnh Đường. Lý là thi Tiên,Đỗ là thi thánh,mặc dầu tính tình và sự nghiệp khác nhau rất xa”.Lý lãng mạn,Đỗ trọng thực tế;Lý theo phật lão, Đỗ thờ Khổng,Mạnh. Lý muốn ẩn dật cảnh núi xanh,mây trắng;Đỗ thì lăn lóc giữa đời cùng khổ,trầm luân. Lý kiêu ngạo nhìn đời : “Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kì sinh” ( Ở đời tựa giấc chiêm bao, Làm chi mà phải lao đao nhọc mình)Đỗ nhiệt tâm cứu quốc: “Cùng niên ưu lệ nguyên Thán tức trường nội nhiệt” (Suốt năm lo dân đen Than thở ruột sôi nóng) Lý say sưa trong tháp ngà, theo chủ nghĩa hưởng lạc ,Đỗ rên rỉ trên thập ác hầu cứu sinh linh; Lý tả cái ảo tưởng của mình,Đỗ là cái chân tướng của xã hội.Tài của Lí do thiên tư nhiều, tài của Đỗ có kinh nghiệm nhiều, khi nhậu say hướng tới, Lý múa bút đâu thì gấm hoa hiện tới đó; khi nhìn cảnh động lòng,Đỗ hạ bút chữ nào thì nước mắt rơi theo chữ ấy;đọc thơ Lý ta muốn phiêu diêu lên tiên thì đọc thơ Đỗ ta muốn sụt sùi nhăn mặtLý hay hơn Đỗ , hay Đỗ hay hơn Lý? Ta không thể quyết đoán được, cả 2 đều là kì hoa,đều là quốc sắc thiên hương,mỗi người 1 vẻ.Nhưng có điều ai cũng nhận là thơ của Lý có người “kính nhi viễn chi”, còn thơ của Đỗ ai cũng “kính nhi ái chi”.Lý còn có kẻ chê là đồi phế_Đỗ thì đời nào cũng khâm phục.Tuy nhiên nếu tôi là thi sỹ, tôi chẳng mong được thành thi tiên hay thi thánh, chỉ xin được làm thi sử như Bạch Cư Dị.1-Đoạn trích trên đã sử dụng kết hợp 2 thao tác lập luận so sánh và phân tích2-Phân tích mục đích,tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích :+Mục đích tác dụng:So sánh chân dung 2 nhà thơ thời Thịnh Đường : Lý bạch và Đỗ Phủ.Từ đó giúp người đọc thấy được : mặc dù,tính tình và sự nghiệp khác nhau rất xa nhưng cả 2 đều được người đương thời và hậ thế suy tôn là minh tinh rực rỡ nhất trên thi đàn lúc bấy giờThao tác lập luận so sánh là chủ đạo,thao tác phân tích là bổ trợ+Cách kết hợp thao tác lập luận trong đoạn trích:Trong văn bản trên người viết kết hợp 2 thao tác này 1 cách nghệ thuật: trong so sánh có phân tích.Lý lãng mạn vì : Muốn ẩn dật cảnh núi xanhKiêu ngạo nhìn đờiSay sưa trong tháp ngà, theo chủ nghĩa hưởng lạcTả ảo tưởng chính mình+Đỗ trọng thực tế vì : Lăn lóc giữa đời cùng khổ trầm luân Nhiệt tâm cứu quốc Trải nhiều gian khổ hầu cứu sinh cánhTả chân tướng xả hội Cả 2 đều là kì hoa, quốc sắc thiên hương. Tuy nhiên nhìn chung,thơ của Đỗ vẫn hơn vì “Đỗ thì thời nào cũng khâm phục”còn Lý thì “còn có kẻ chê là đồ phế”3.Kết luận về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong 1 bài văn nghị luận: + Hai thao tác phân tích và so sánh có thể kết hợp với nhau trong 1 đoạn(bài) văn nghị luận + Trong các bài(đoạn) văn nghị luận như thế,thường chỉ có 1 trong 2 thap tác (phân tích hay so sánh)đóng vai trò chủ đạo. Thao tác còn lại chỉ giữ nhiệm vụ bổ trợ cho thao tác chủ đạo đó +Phải căn cứ vào mục đích nghị luận để xác định : có thể cá có cần kết hợp thao tác phân tích với thao tác so sánh không.và thao tác nào trong hai thao tác đóng vai trò chủ đạo. Mục đích quyết định lựa chọn thao tác;song thao tác và sự kết hợp các thao tác cũng hỗ trợ đắc lực cho muc đích

File đính kèm:

  • pptvan_dung_ket_hop_cac_thao_tac_lap_luan_so_sanh.ppt