Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Một số thể loại Văn học: Kịch, Nghị luận

I.KỊCH:

1.Khái lược về kịch:

 *Tìm hiểu ví dụ:

 Đoạn trích: “Vĩnh biệt cửu Trùng Đài”

 (trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng

 Lớp kịch II (gồm:Nguyễn Vũ,Vũ Như Tô, Đan Thiềm)

 Nguyễn Vũ (lật đật và xộc xệch) - Kìa, thầy Cả.

 Vũ Như Tô - Lạy cụ lớn.

 Nguyễn Vũ -Thầy có biết việc gì không ?

 Vũ Như Tô -Bẩm cụ lớn, không. Duy có bà Đan Thiềm đây vừa mới bảo với chúng tôi rằng Nguyên Quận công làm phản

 Nguyễn Vũ (hất hàm hỏi Đam Thiềm) -Thế nào?

 Đan Thiềm - Chúng tôi cũng không rõ. Nghe như Quận Công làm phản.Cụ lớn có biết tin gì không?

 Vũ Như Tô (sẵng) - Bà để mặc tôi.Tôi tự có cách khu xử.

 Đan Thiềm – Đây, tiếng reo mỗi lúc mỗi lúc một gần. Kìa, thái giám, chắc có tin gì? Nội giám hoảng hốt vào.

 

ppt7 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 742 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Một số thể loại Văn học: Kịch, Nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ưMỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN.I.KỊCH: 1.Khái lược về kịch: *Tìm hiểu ví dụ: Đoạn trích: “Vĩnh biệt cửu Trùng Đài” (trích Vũ Như Tô) - Nguyễn Huy Tưởng Lớp kịch II (gồm:Nguyễn Vũ,Vũ Như Tô, Đan Thiềm) Nguyễn Vũ (lật đật và xộc xệch) - Kìa, thầy Cả. Vũ Như Tô - Lạy cụ lớn. Nguyễn Vũ -Thầy có biết việc gì không ? Vũ Như Tô -Bẩm cụ lớn, không. Duy có bà Đan Thiềm đây vừa mới bảo với chúng tôi rằng Nguyên Quận công làm phản Nguyễn Vũ (hất hàm hỏi Đam Thiềm) -Thế nào? Đan Thiềm - Chúng tôi cũng không rõ. Nghe như Quận Công làm phản.Cụ lớn có biết tin gì không?  Vũ Như Tô (sẵng) - Bà để mặc tôi.Tôi tự có cách khu xử. Đan Thiềm – Đây, tiếng reo mỗi lúc mỗi lúc một gần. Kìa, thái giám, chắc có tin gì? Nội giám hoảng hốt vào.Nhận xét:- Xung đột kịch : Quận công Trịnh Duy Sản - Kẻ cầm đầu phe đối lập,làm phản > < Giết chết Vũ Như Tô, và đập phá cửu Trùng Đài. (biểu tượng của cái đẹp )- Ngôn ngữ kịch : Đối thoại (lời của các nhân vật nói với nhau) còn độc thoại và bàng thoại thì chưa xuất hiện ở đọan trích.- Đoạn trích tuy ngắn nhưng đã thể hiện được tính chất cơ bản của kịch bản văn học (có nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch, có xung đột kịch).Xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột kịch thì đoạn trích trên thuộc loại bi kịch lịch sử.Những đặc trưng cơ bản của kịch:+ Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Trong phạm vi văn học,chúng ta tiếp cận và tìm hiểu trên kịch bản văn học.+ Kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả, ở đó những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ, nổi bật. Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch, hành động kịch được thể hiện bởi các nhân vật kịch.+ Trong kịch,các nhân vật dường như chỉ được xây dựng bằng một yếu tố duy nhất là ngôn ngữ (cũng có hành động nhưng rất ít, không đáng kể), còn gọi là lời thoại. Ngôn ngữ kịch có ba loại:Đối thoại : lời của các nhân vật nói với nhauĐộc thoại : lời nhân vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm của mình.Bàng thoại : lời nhân vật nói riêng với người xem (đọc)B. Phân loại kịch: Có 2 cách phân loại:+ Xét theo nội dung ý nghĩa của xung đột kịch có: bi kịch, hài kịch, chính kịch.+ Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn của kịch có: kịch thơ, kịch nói, ca kịch.2.Những yêu về đọc kịch bản văn học:+ Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để nắm được những điều liên quan đến vở kịch.+ Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật, tìm hiểu tính cách, phẩm chất của từng nhân vật (đặc biệt là nhân vật chính) và mối quan hệ của các nhân vật.+ Phân tích hành động kịch, xác định xung đột chủ yếu, tìm hiểu cao trào của xung đột, mâu thuẫn dẫn đến đỉnh điểm (thắt nút) và cách giải quyết (cởi nút).+ Tổng hợp lại, nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.3.KẾT LUẬN : Kịch tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn tiến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch.BÀI TẬP LUYỆN TẬP : Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (Trích Rô-Mê-ô và Giu -li- ét của Sếch-xpia).

File đính kèm:

  • pptmot_so_the_loai_van_hoc.ppt