Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thao tác lập luận so sánh - Đoàn Hoài Thu

Phân tích ngữ liệu

- Luận điểm của đoạn trích:

 “Yêu người là một truyền thống cũ. Nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau.

 Văn “Chiêu hồn” là tác phẩm có một không hai trong nền văn học Việt Nam

- Thao tác lập luận được sử dụng: Thao tác lập

luân so sánh

+ Đối tượng được so sánh: “Văn chiêu hồn”

+ Đối tượng so sánh: “Chinh phụ ngâm”,

“Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều”

 

ppt14 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thao tác lập luận so sánh - Đoàn Hoài Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Thao tỏc lập luận so sỏnhGV: Đoàn Hoài Thu Thao tác lập luận so sánhI. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh1. Tìm hiểu ngữ liệua. Đọc ngữ liệu Yêu người đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hôi người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến (). “Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “Chiều hồn”, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình cho từng loài một”. () Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau “Chiêu hồn”, lại càng không.) Nếu “Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.” Thao tác lập luận so sánhb. Phân tích ngữ liệu- Luận điểm của đoạn trích: “Yêu người là một truyền thống cũ. Nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau. Văn “Chiêu hồn” là tác phẩm có một không hai trong nền văn học Việt Nam - Thao tác lập luận được sử dụng: Thao tác lập luân so sánh+ Đối tượng được so sánh: “Văn chiêu hồn”+ Đối tượng so sánh: “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều” Thao tác lập luận so sánh- Điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng:+ Giống: “Yêu người” – Các tác phẩm cùng thể hiện lòng yêu thương con người+ Khác: . “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” nói về một lớp người. “Truyện Kiều” nói đến một xã hội người. Văn “Chiêu hồn” ta thấy cả một loài người lúc sống và lúc chết“Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca, “Chiêu hồn” mở rộng địa dư thơ ca vào tận cõi chết. Thao tác lập luận so sánh- Mục đích so sánh: So sánh để thấy “Chiêu hồn” là tác phẩm có một không hai của văn học Việt Nam-> Qua so sánh ta thấy cụ thể sinh động hơn ý của tác giả2. Kết luận- Khái niệm: Lập luận so sánh là thao tác nhằm làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.- Mục đích: Làm sáng tỏ, làm vững hơn cho luận điểm của người viết- Yêu cầu: + Tìm nét giống và khác nhau giữa các đối tượng được so sánh+ Có nhận xét, đánh giá chính xác về các đối tượng. Thao tác lập luận so sánhII. Cách so sánh 1. Tìm hiểu ngữ liệu a. Đọc ngữ liệu Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhâ vật mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về hàng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa. Thao tác lập luận so sánhb. Phân tích ngữ liệu- Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với các quan niệm:+ Cải lương hương ẩm ( thay đổi ăn uống, những hủ tục ở làng quê)+ Ngư - tiều – canh – mục ( đánh cá, kiếm củi, làm ruộng, chăn gia súc)- Căn cứ để so sánh những quan niệm “soi đường” : Sự phát triển tính cách của nhân vật trong “Tắt đèn”. - Mục đích của sự so sánh: Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật cái đúng của Ngô Tât Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột, áp bức mình Thao tác lập luận so sánh2. Kết luận- Có hai dạng so sánh: + So sánh tương đồng+ So sánh tương phản- Cách thức so sánh:+ Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng+ Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, giúp cho việc nhân thức sự việc, hiện tượng được chính xác hơn.-> Ghi nhớ: SGK – trang 80 Thao tác lập luận so sánhIII. Luyện tậpBài tập SGK- Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt: Văn hoá (văn hiến), lãnh thổ (núi sông bờ cõi đã chia) , phong tục (phong tục Bắc – Nam cũng khác) , chính quyền riêng (từ Triệu , Đinh, Lí, Trần – cùng Hán, Đường, Tống , Nguyên), hào kiệt-> Từ những điểm khác nhau đó chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. ý đồ muốn thôn tính, muốn sáp nhập Đai Việt vào Trũng Quốc là hoàn toàn trái đạo lí, không thể chấp nhận được.- Đoạn trích mở đầu bài cáo. Nó thể hiện lập trường ý thức dân tộc. Nó là cơ sở của lẽ phải, niềm tin, chân lí của chính nghĩa. Sức thuyết phục không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức lập luận. Thao tác lập luận so sánhBài tập bổ sung: Câu văn, đoạn văn nào sau đây có sử dụng thao tác lập luận so sánh? a. Tôi nghĩ: hi vọng là cái vốn chẳng phải là có, cũng không phải là không có. Nó cũng như con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. (Lỗ Tấn – Cố hương)b. Trong tiểu thuyết Lão Go-ri-ô, Ban-dắc chú ý đầy đủ cả hai phương diện kể và tả, đặc biệt là tả. Ngay ở những trang đầu tiên của tác phẩm, nhà văn đã miêu tả rất tỉ mỉ, đến từng chi tiết bên ngoài và bên trong quán trọ của bà Vô-ke, nơi ông Go-ri-ô thuê trọ. Vậy mà trong Đám tang lão Gô-ri-ô tác giả không tả mà chỉ kể, thậm chí kể rất lướt. Thao tác lập luận so sánhc. Trên đời có cái to lớn hơn biển cả, đó là bầu trời. Nhưng có cái còn lớn hơn cả bầu trời kia nữa, đó là tâm hồn người. (Vich-to Huy-gô, Những người khốn khổ)d. Cuộc đời này là một tấm gương, mỗi người đều có thể soi thấy bóng dáng của mình. Nếu anh chau mày với nó, nó sẽ ném cho anh một khuôn mặt chanh chua. Nừu anh mỉm cười với nó, cùng vui với nó, nó sẽ là người bạ vui vẻ thân thiện với anh. Cho nên các bạn thanh niên hãy chọn lấy con đường của mình giữa hai con đường đó. (Thác-cơ-rây, Hội chợ phù hoa) Thao tác lập luận so sánhHướng dẫn học bài ở nhà:- Nắm vững lí thuyết về thao tác lập luận so sánh- Hoàn thiện bài tập vào vở soạn- Chuẩn bị bài mới theo phân phối chương trinh

File đính kèm:

  • pptthao_tac_lap_luan_so_sanh.ppt