Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành thành ngữ, điển cố

Điển cố là gì?

 *Điển cố là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng trong bài văn, lời nói để nói về những điều tương tự.

 *Muốn lĩnh hội và sử dụng điển cố phải có vốn sống, vốn văn hóa phong phú.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành thành ngữ, điển cố, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tập thể 11A8 trân trọng kính chào quý thầy cô đến thăm lớp dự giờ!Câu hỏi bài cũ 1/ Cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu ?2/Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nguyễn Đình Chiểu và nêu những nội dung chính trong sáng tác của ông.3/Anh (chị) hãy nhắc lại khái niệm thành ngữ, điển cố.Tiếng Việt  Thực hành về thành ngữ, điển cố.I/ Thực hành về thành ngữ: BT 1/66Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công. 	(Thương vợ, Trần Tế Xương)Yêu cầu:Tìm thành ngữGiải thích ý nghĩa thành ngữSo sánh thành ngữ với cách nói thông thường. BT1/66*TN1: Một duyên hai nợ: duyên ít, nợ nhiềusố phận hẩm hiu, kém may mắn.*TN2: Năm nắng mười mưa: Cuộc sống vất vả , cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa. So sánh thành ngữ với cách nói thông thường: thành ngữ ngắn gọn, có cấu tạo ổn định, diễn đạt nội dung khái quát qua hình ảnh cụ thể sinh động, có tính biểu cảm. BT2/66 a/Người nách thước kẻ tay đao,Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.b/Một đời được mấy anh hùng,Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi.* Yêu cầu :	Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ thông qua các mặt:	Tính hình tượng	Tính biểu cảm	Tính hàm súc BT2/66Thành ngữ 1: Đầu trâu mặt ngựa Tính hình tượng: gợi hình ảnh một đám người mặt mũi gớm ghiếc  Tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của đám quan quân khi kéo đến nhà Thúy Kiều để bắt cha và em của nàng.Tính biểu cảm: khinh bỉ, coi thường.Tính hàm súc: ngắn gọn nhưng chứa nhiều thông tin(nói được tính chất của bọn quan quân vừa thể hiện được thái độ tác giả.)BT2/66Thành ngữ 2 : Cá chậu chim lồngTính hình tượng : Cá nuôi trong chậu, chim nhốt trong lồng  Cuộc sống tù túng, chật hẹp ,mất tự do.Tính biểu cảm: cảm thông.Tính hàm súc: ngắn gọn nhưng diễn đạt được nhiều ý nghĩa(vừa nói lên cuộc sống tù túng của Kiều khi ở lầu xanh, vừa thể hiện sự cảm thông của Từ Hải đối với Kiều.)Nhân xét:  Các thành ngữ đều dùng hình ảnh cụ thể để diễn đạt nội dung, có tính biểu cảm, hàm súc.BT5/67 Yêu cầu : Giải thích ý nghĩa thành ngữ. Thay thành ngữ bằng cách nói thông thường.Nhận xét câu văn sau khi thay bằng từ ngữ thông thường.*BT5a/67: 	Này các cậu, đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.*BT5b/67	Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thườngBT5a/67 Ma cũ bắt nạt ma mới:  người cũ cậy quen biết nhiều mà dọa dẫm, bắt nạt người mới đến.Chân ướt chân ráo:  Người mới từ nơi khác đến còn lạ lẫm.Thay:  Đừng có mà bắt nạt người mới, người ta mới đến còn lạ lẫm, phải biết giúp đỡ người ta chứ.BT5b/67Cưỡi ngựa xem hoa  Làm việc qua loa, không đi sâu đi sát tìm hiểu thấu đáo->thái độ chê trách, phê phán. Thay: Qua loa.Nhận xét: 	Thay bằng từ ngữ thông thường thì vẫn biểu đạt được phần nghĩa cơ bản nhưng mất tính hình tượng và biểu cảm, diễn đạt có thể dài dòng.BT6/67 – Đặt câuChị ấy mẹ tròn con vuông là chúng tôi vui rồi.Cậu đừng có mà trứng khôn hơn vịt.Nói với nó thì như nước đổ đầu vịt.Chúng là một bọn lòng lang dạ thú.II/ Thực hành điển cố BT3/66 	Giường kia treo cũng hững hờ,Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.	(Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến)– Yêu cầu:Phân tích 2 điển cốThế nào là điển cố?BT3/66Đọc 2 điển cố (sgk/32) Giường kia: Gợi chuyện Trần Phồn thời Hậu Hán có người bạn thân là Từ Trĩ. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo giường lên.Đàn kia: Gợi chuyện chung Tử Kì và Bá Nha. Bá Nha là người chơi đàn giỏi, Tử Kì có tài nghe tiếng đàn hiểu điều Bá Nha đang nghĩ. Khi Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn lên không gảy vì cho rằng không ai hiểu tiếng đàn của mìnhTình bạn tri âm.	 Nhắc đến 2 câu chuyện trên Khẳng định tình bạn tri âm, tri kỉ giữa N. Khuyến và Dương Khuê. Điển cố là gì?	*Điển cố là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng trong bài văn, lời nói để nói về những điều tương tự. 	*Muốn lĩnh hội và sử dụng điển cố phải có vốn sống, vốn văn hóa phong phú.BT4a/67Yêu cầu: Phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố.* Ba thu: Lấy từ Kinh thi “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu).Một ngày Kim Trọng không thấy Kiều có cảm giác lâu như 3 mùa thu.* Hàm súc, thâm thúy: 2 chữ nhưng chứa đựng nhiều thông tin, nói lên được được tình cảm sâu đậm của Kim Trọng đối với Kiều.BT4d/67Yêu cầu: 	Phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cốMắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh( lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng( lòng trắng của mắt)  Từ Hải nói Kiều ở chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng chơi nhưng không ưa ai  Từ Hải quý trọng, đề cao phẩm giá Kiều.* Hàm súc, thâm thúy: Điển cố “Mắt xanh” ngắn gọn nhưng diễn đạt được cả tình cảm, cách đánh giá của Từ Hải đối với Thúy Kiều BT7/67 : Đặt câu có dùng điển cốThời buổi bây giờ thiếu gì những gã Sở Khanh chuyên lừa gạt những người phụ nữ thật thà, ngay thẳng.Lớp trẻ đang tấn công vào những lĩnh vực mới với sức trai Phù Đổng.Chỗ ấy chính là cái gót chân A-sin của đối phương.Dạo này nó chẳng khác gì chúa Chổm.Phải có bản lĩnh trong công việc, tránh tình trạng đẽo cày giữa đường.III. 	So sánh thành ngữ và điển cốThành ngữĐiển cốGiống Ngắn gọn, ý nghĩa thâmtính khái quát cao.thúy, hàm súc mangKhác Cấu tạo cố định, có sẵnThể hiện ý nghĩa thông qua hình ảnh cụ thểTính hình tượng Tính biểu cảm.Không cố địnhDùng chuyện xưa để nói chuyện nay. Củng cố - Dặn dò:Củng cố: Đặt câu với thành ngữ: Treo đầu dê, bán thịt chó.Đặt câu với điển cố: Chí Phèo.Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1,2,3 sách BT Ngữ văn 11.Soạn bài “Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỉ XX đến CMTT 1945”XIN CAÛM ÔN QUYÙ THAÀY COÂ! Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:Ba mặt một lời.Lời ong tiếng ve.Ngọt như mía lùi.Đau như dao cắt.Lựa chọn thành ngữ thích hợp ở cột B để nối với chỗ trống ở cột A:ABNgười thì //Người thì áo rách như là áo tơi.2. Mỗi một đồng bào phải sẵn lòng bác ái cư xử cho xứng đáng là//3.Ta sung sướng ôm nhau//,quá khứ rồi những năm tháng chia li.Cười ra nước mắtMạt cưa mướp đắngChân ướt chân ráoCon Rồng cháu TiênMớ bảy mớ ba

File đính kèm:

  • pptvan_11_thanh_ngu_dien_co.ppt
Bài giảng liên quan