Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 103: Đọc văn: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn Anh Ninh)

Tác giả phê phán hành vi của thói học đòi Tây hoá.

Phê phán hành vi của thói học đòi Tây hoá bằng những dẫn chứng cụ thể:

Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.

+ Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 103: Đọc văn: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn Anh Ninh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kính chào quý thầy cô đến dự giờ lớp 11b 8Thứ 7, ngày 19/3/2011Kiểm tra bài cũ: Trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nứoc ta (Trích: Đạo đức và luân lí Đông Tây – Phan Châu Trinh), tác giả đã so sánh và phân tích nền luân lí xã hội bên châu Âu, bên Pháp với bên ta như thế nào ?Luân lí XH nước ta Luân lí XH châu Âu (Pháp) - Điềm nhiên như kẻ ngủ, không biết, không hiếu- Dẫn chứng: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, đèn nhà ai nhà nấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình- Nguyên nhân: Chưa có đoàn thể, ý thức dân chủ kém - Rất thịnh hành và phát triển.- Dẫn chứng: Khi người có quyền thế hoặc chính phủ, cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội.- Nguyên nhân: Có đoàn thể, có ý thức sẵn sàng làm viẹc chung (công đức), có ăn học (văn hoá) có tinh thần dân chủ, biết nhìn xa trông rộng. Avignon – Pháp Alexandre de Rhodes (15/3/1591- 05/11/1660) (Người dùng kí tự La tinh ghi âm tiếng Việt) Trang sách Giáo lí được viết theo chữ La tinh (trái) và chữ Quốc ngữ (phải)Tiết 103. Đọc thêm: Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Nguyễn An Ninh (1900 – 1943)I- Tiểu dẫn. 1, Tác giả.Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn An Ninh ? 1900 - 1943- Nguyễn An Ninh (15/9/1900 – 14/8/1943) là một nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu TK XX.- Ông sinh ở quê mẹ – xã Long Thượng – huyện Cần Giuộc – tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Lớn lên ở quê cha – xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Thân phụ ông là nhà thơ yêu nước Nguyễn An Khương.- Nguyễn An Ninh là một trí thức có học vấn cao rộng, từng học đại học trong nước rồi sang Pháp học ở Đại học Xoóc-bon (Paris), đỗ Cử nhân Luật 1920.- Nguyễn An Ninh từng tìm hiểu nhiều nước châu Âu và có mối liên hệ mật thiết với các nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Châu Trinh (1872 – 1926), Phan Văn Trường (1876 – 1933), Nguyễn ái Quốc (1890 – 1969).- Nguyễn An Ninh từng bị thực dân Pháp nhiều lần khủng bố, bắt bớ, tù đày, hành hạ và mất tại Côn Đảo (1943).Nguyễn An Ninh (1939) Côn Đảo - Địa ngục trần gianPhần mộ Nguyễn An Ninh & Nghĩa trang Hàng Dương – Côn ĐảoCôn Đảo – Thiên đường hạnh phúc2, Sự nghiệp và tên tuổi của Ngụyễn An Ninh. Em có hiểu biết gì về tên tuổi, sự nghiệp Nguyễn An Ninh ?- Gắn liền với những buổi diễn thuyết sôi động và những bài báo nổi tiếng.- Nguyễn An Ninh từng làm chủ bút tờ báo yêu nước tiến bộ Tiếng chuông rè.- Ông dịch Khế ước xã hội của Ru-xô và soạn vở tuồng Hai Bà Trưng.- Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè (1925).ảnh bìa tác phẩmII- Đọc, hiểu văn bản.1, Tác giả phê phán hành vi của thói học đòi Tây hoá. Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hoá” ? - Phê phán hành vi của thói học đòi Tây hoá bằng những dẫn chứng cụ thể:+ Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.+ Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương. Thực chất là mù văn hoá châu Âu.+ Kiến trúc, trang trí nhà cửa lai căng lại ngỡ là học theo văn minh Pháp.Chứng tỏ người An Nam bị Tây hoá chẳng có được một thứ văn minh nào. Lời lẽ phê phán của tác giả như thế nào ?- Lời lẽ phê phán nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu sắc:+ Bập bẹ  học nói, tập nói.+ Cóp nhặt  gom, bắt chước, học đòi vặt.+ Thái độ mù tịt về văn hoá châu Âu như thế không nên làm chúng ta ngạc nhiên.+ Kiền trúc và trang trí lai căng  nửa Tây, nửa ta.+ Những người An Nam bị Tây hoá. Tác giả đứng trên lập trường nào để phê phán thói học đòi “Tây hoá” ?- Nguyễn An Ninh đã đứng trên lập trường dân tộc để phê phán. Tấm lòng của tác giả đối với dân tộc, với đất nước mình.2, Vai trò của ngôn ngữ đối với vận mệnh của dân tộc. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc ?- Tiếng nói là người bảo vệ quí báu nhất nền độc lập của các dân tộc.- Là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.3, Nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn. Căn cứ vào đâu, tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn ? - Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào.Người đọc ngầm hiểu tiếng nói trong ca dao, tục ngữ là của ai ? - Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo ?- Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự ?- Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Hiệu quả nghệ thuật ?Lập luận dạng câu hỏi tu từ để khẳng định: Tiếng “nước mình” thông dụng, phong phú, giàu có. Người Việt có thể dịch các tác phẩm Trung Quốc sang tiếng Việt, sáng tác những tác phẩm văn học hay bằng Tiếng Việt.4, Mối quan hệ giưa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình”. Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giưa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình” ?- Người trí thức phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu.- Những kiến thức thu thập được, họ không được giữ riêng cho mình.Phải tuyên truyền, phổ biến cho đồng bào mình cùng hiểu.- Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho ngôn ngữ “nước mình” chứ không phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ.5, Nhận định của Nguyễn An Ninh. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân Pháp thống trị thì câu nói “Nếu người An Nam hãnh diện..., việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian” của Nguyễn An Ninh có hoàn toàn đúng không ? Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân Pháp thống trị thì câu nói () của Nguyễn An Ninh phiến diện, chỉ đúng một nửa, vì:- Để lật đổ được chính quyền thực dân – phong kiến cai trị cần cả đấu tranh vũ trang.- Tiếng nói cũng là là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.Củng cố, luyện tậpNắm được những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn An Ninh. - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn chính luận. Hướng dẫn tự học Học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp.- Gìơ sau học Làm Văn: Luyện tập thao tác lập luận bình luận.

File đính kèm:

  • pptTiet_103_Tieng_me_de_Nguyen_An_Ninh.ppt
Bài giảng liên quan