Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 25,26: Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
I/ Tiểu dẫn:
1/ Tác giả Ngô Thì Nhậm
( 1746 – 1803):
- Người làng Tả Thanh Oai.
Đỗ tiến sĩ 1775, làm quan dưới triều Lê - Trịnh.
- Ông phò trợ Tây Sơn, 1788 Quang Trung lên ngôi, ông được cử làm Lại bộ tả thị lang.
- Được vua tin dùng, nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng đều do ông soạn thảo.
Ngô Thì Nhậm là một bậc kỳ tài trong nhiều lãnh vực văn học, chính trị, triết học, tôn giáo, quân sự, sử học. Những cống hiến của ông cho đất nước không khỏi làm chúng ta liên tưởng đến một nhân vật khác của lịch sử dân tộc là Nguyễn Trãi. Một mình Ngô Thì Nhậm, với những trứ tác của ông, cũng đủ tiêu biểu cho cả nền văn học Tây Sơn.
(Theo “Văn học thời Tây Sơn”)
Chiếu cầu hiền( Ngô Thì Nhậm)Tiết 25 – 26: Đọc vănI/ Tiểu dẫn:1/ Tác giả Ngô Thì Nhậm ( 1746 – 1803):- Người làng Tả Thanh Oai.- Đỗ tiến sĩ 1775, làm quan dưới triều Lê - Trịnh.- Ông phò trợ Tây Sơn, 1788 Quang Trung lên ngôi, ông được cử làm Lại bộ tả thị lang.- Được vua tin dùng, nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng đều do ông soạn thảo. Ngô Thì Nhậm là một bậc kỳ tài trong nhiều lãnh vực văn học, chính trị, triết học, tôn giáo, quân sự, sử học... Những cống hiến của ông cho đất nước không khỏi làm chúng ta liên tưởng đến một nhân vật khác của lịch sử dân tộc là Nguyễn Trãi. Một mình Ngô Thì Nhậm, với những trứ tác của ông, cũng đủ tiêu biểu cho cả nền văn học Tây Sơn. (Theo “Văn học thời Tây Sơn”)Em hãy nêu vài nét về tác giả?2. Tác phẩm :a.Thể loại :- “ Chiếu” Là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội thời trung đại do nhà vua ban hành.- Xuống chiếu cầu hiền tài là truyền thống văn hoá chính trị phương Đông thời cổ.b.Hoàn cảnh:- Ngô Thì Nhậm viết thay vua vào khoảng năm 1788-1789.- Do bề tôi nhà Lê mang tư tưởng bảo thủ, kẻ sĩ chán nản, không chịu đem tài năng giúp nước.- Bài chiếu nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà (trí thức triều đại cũ) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Nêu những hiểu biết của em về thể loại chiếu?Bài chiếu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?c.Bố cục : - Phần 1 : “Từng nghe.người hiền vậy”- Phần 2: “Trước đây..hay sao”- Phần 3 : Còn lại.=> Bài chiếu có lập luận chặt chẽ, đi từ “điểm tựa” của lập luận :+ Hiền tài sinh ra để giúp vua, phụng sự cho đời. + Phân tích thực trạng người hiền chưa ra giúp cho triều đại.+ Đưa ra cách tiến cử và tự tiến cử hiền tài cho triều đại Khuyến khích sĩ phu Bắc Hà gạt bỏ băn khoăn để tham gia triều chính, phụng sự đất nước. Bài “chiếu” có thể chia làm mấy phần? Những tác phẩm văn học chính trị (được coi là của Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ và Phan Huy Ích) không chỉ có giá trị về mặt sử học mà còn là những bản hùng văn đề cao chính nghĩa của dân tộc Những tác phẩm này, tiêu biểu nhất là các bài Chiếu Khuyến Nông, Chiếu Cầu Hiền, Chiếu Lập Học, Mở Khoa Thi... còn soi tỏ tấm lòng yêu nước thương dân của bậc đại anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ. So sánh với khí văn thời Lê Mạc hay thời Gia Long, người ta thấy hiển hiện một niềm kiêu hãnh dân tộc và tính lạc quan của thời kỳ Tây Sơn. ( Theo tài liệu : Tìm hiểu về “Văn học chính giáo thời Tây Sơn”)II. Đọc hiểu văn bản:1. Mối quan hệ giữa người hiền tài và Thiên tử: - Hình ảnh so sánh : “Người hiền như sao sáng trên trời.” Khẳng định, trân trọng vai trò của người có tài, có đức.- “Sao sáng ắt phải chầu về ngôi Bắc thần “ Quy luật của tinh tú.- “Người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử”. Người hiền tài phải quy thuận về giúp vua, giúp nước. Hiền tài phải phát huy tài năng, thái độ giấu mình, là trái ý trời, phụ lòng người.. Người hiền được tác giả so sánh với hình ảnh nào? Tác giả đánh giá như thế nào về vai trò và nhiệm vụ của hiền tài?II. Đọc hiểu văn bản:1. Mối quan hệ giữa người hiền tài và Thiên tử: - Nghệ thuật:+ Xây dựng lập luận chặt chẽ.+ Lời lẽ, ý tứ giàu sức thuyết phục.+ Dẫn lời của Khổng Tử trong sách “Luận ngữ” làm cho nội dung đoạn văn thêm sâu sắc .Thảo luận trong bànNghệ thuật được tác giả sử dụng trong phần mở đầu là gì?Củng cố:Câu 1: Mục đích của “ Chiếu cầu hiền” là gì?Bố cáo chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn.b. Thuyết phục nhân dân cả nước ủng hộ Tây Sơn.c. Thuyết phục sĩ phu Bắc Hà cộng tác với Tây Sơn.d. Cả ba câu đều đúng.Câu 2: Quan niệm của tác giả về người hiền tài trong phần mở đầu là gì?Không mưu hại người khác.b. Phó mặc sự đời, không nên can thiệp vào bất cứ chuyện gì.c. Phải được sử dụng, nếu không làm vậy thì trái đạo trời.d. Sống hòa mình với thiên nhiên.
File đính kèm:
- chieu_cau_hien.ppt